Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Chủ đề 7: Giao thông

*Dinh dưỡng- sức khoẻ:

- Trò chuyện,thảo luận về 1 số hành dộng có thể gây nguy hiểm khi chơi ở những nơi nguy hiểm (Chơi ở đường quốc lộ,gần sông ,hồ )

- Trẻ thực hiện thành thạo kỹ năng rửa tay bàng xà phòng.kỹ năng vệ sinh cá nhân

* Vận động cơ bản:

- Thể dục sáng: “Con cào cào).

- Luyện tập các vận động và phối hợp các vận động:

+ Chạy chậm 100m.

+ Ném trúng đích bằng 1 tay.

+ Đi trên dây.

- Trò chơi vận động:

+ “Ô tô về bến”.

+ “Chim sẻ và ô tô”

+ “Cáo và thỏ”

 

doc57 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Chủ đề 7: Giao thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một cách sáng tạo. 
 - Biết chơi đoàn kết không tranh giành đồ chơi với bạn. Biết cất dọn đồ dùng đồ chơi vào đúng nơi quy định khi kết thúc buổi chơi.
- Biết tô màu tranh.
- Biểu diễn tự nhiên, có cảm xúc các bài hát về các phương tiện giao thông và cách đi đường...
II. Chuẩn bị:
- Một số đồ dùng đồ chơi cho trò chơi “ Người lái tàu, chú phi công” : Ghế kê thành dãy làm đoàn tàu, máy bay giấy...
-Vật liệu xây dựng: gạch, sỏi, các loại cây cỏ, que, hột hạt...
- Bộ xếp hình xây dựng, mô hình cây.., hàng rào, thảm cỏ.
- Vở tạo hình, bút màu..
- Hoa cài tay, xắc xô, phách tre...
- Các bài thơ, bài hát về các phương tiện giao thông.
III. Tiến hành:
1. Thỏa thuận trước khi chơi: Cho trẻ hát bài hát '' Con tàu xanh '' 1-2 lần 
 + Các con vừa hát bài hát gì ?
 + Ai biết gì về tàu hoả ? 
 + Tàu hoả là phương tiện giao thông đường gì ? 
+Máy bay là phưong tiện giao thông đường gì?
- Người lái máy bay được gọi là gì?
- Hôm nay các con có thích làm các chú lái tàu, chú phi công không ?
+ Ai sẽ đóng vai các chú thợ xây để xây dựng nhà ga nào ?
+ Vậy ai làm các bác bán hàng để bán phụ tùng phương tiện giao thông ?
- Cô cho trẻ kể về công việc của bác lái máy bay, lái tàu: Bác lái tàu ngồi ở vị trí nào? 
 - Cô giới thiệu các góc chơi, trẻ tự nhận nhóm chơi, cùng thỏa thuận phân vai chơi với bạn.
2. Quá trình chơi:
* Góc phân vai: “Người lái tàu; chú phi công, hành khách.”.
 - Đóng vai người bán vé xe khách, hành khách đi xe: Nhân viên bán vé tàu xe phải biết nói giá vé từng tuyến xe cho khách và giao vé, nhận tiền; người lái xe, nhắc nhở mọi người ngồi ngay ngắn, không ngó ra ngoài khi xe đang chạy để phòng tai nạn giao thông...
 * Góc xây dựng. " Xếp bến xe, nhà ga, lắp ráp ô tô..".
 - Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để mô phỏng tái tạo lại mô hình bến xe có cổng ra vào, bãi đỗ xe khách, xe tải, xe buýt, xe con,nơi bán vé, nhà nghỉ, nhà cho nhân viên bảo vệ ở.Biết bố trí công trình hợp lý và sáng tạo.
* Góc nghệ thuật:
+ Tạo hình: “Tô màu, xé dán PTGT”
- Cho trẻ tô màu , xé dán các phương tiện giao thông...
 + Âm nhạc:"Múa hát về chủ điểm".
- Trẻ biết thể hiện và trẻ tự sáng tạo vận động như hát, múa...
- Trẻ biểu diễn các bài: “Bác đưa thư vui tính”, “ Đường em đi”, “ Em đi chơi thuyền”
3. Nhận xét: 
- Cô đến từng nhóm, nhận xét ngay trong khi trẻ chơi. Động viên những trẻ còn lúng túng lần sau chơi tốt hơn.
Hoạt động chiều
 - Ôn truyện: Qua đường.
- Chơi trò chơi : Cướp cờ.
- Ôn: Một số phương tiện giao thông đường thuỷ - hàng không.
- Chơi tự do ở các góc
- Cho trẻ chơi trò chơi với chữ cái p, q
- Chơi tự do ở các góc
- Ôn: Thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 9. Tìm số liền kề trước, liền kề sau. 
- Chơi tự do 
- Ôn các chữ cái đã học qua trò chơi.
- Chơi trò chơi dân gian “dung dăng dung dẻ.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN 
Thứ hai ngày 05 tháng 03 năm 2012.
 1. Đón trẻ - Thể dục sáng- Điểm danh.
 2. Hoạt động có chủ đích:
Tiết 1: PTTC ( Môn Thể dục):
NÉM TRÚNG ĐÍCH BẰNG 1 TAY
I. Mục đích- Yêu cầu:
- Trẻ định được hướng ném, nhằm trúng đích, ném mạnh và trúng đích bằng 1 tay .
- Trẻ biết phối hợp tay vai, luyện kỹ năng ném và sự chính xác khi nhằm đích ném.
- Trẻ hứng thú tham gia vận động. Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tính nhanh nhẹn, hoạt bát.
II. Chuẩn bị:
- Sân tập sạch sẽ.
- 10 túi cát.
- Đích cao 1m, xa 1,2m. Đường kính vòng tròn đích 0,4m.
- Trẻ gọn gàng, khỏe mạnh.
- Tích hợp: Văn học, âm nhạc, toán.
III.Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động trò chuyện:
- Cho trẻ đọc bài thơ “Tiếng động quanh em” rồi hỏi trẻ: Trong bài thơ có những phương tiện giao thông gì? Cho trẻ kể tên phương tiện giao thông đường thuỷ, hàng không?
+ Hướng trẻ vào hoạt động. Lồng giáo dục.
2. Hoạt động học tập:
2.1. Khởi động:
- Cho trẻ làm đoàn tàu vừa đi vừa hát “Con tàu xanh”. Khi vòng tròn khép kín cô cho trẻ đi các kiểu kết hợp đi đi thường theo hiệu lệnh của cô.
2.2. Trọng động:
a. Bài tập phát triển chung:
- Tay: Hai tay quay dọc thân
- Chân: Bước chân trái ra trước 1 bước, khuỵu gối, chân phải thẳng.
- Bụng: Quay người sang hai bên.
- Bật: Nhún bật lên cao
b. Vận động cơ bản: “Ném trúng đích bằng 1 tay”
 Đội hình 2 hàng ngang quay mặt vào nhau.
* Cô làm mẫu:
- Cô làm mẫu lần 1 : Không phân tích.
- Cô làm mẫu lần 2 và phân tích: Đứng chân trước chân sau, tay phải cầm túi cát ( Tay cùng phía với chân sau) Đưa cao ngang tầm mắt nhắm đích và ném. * Trẻ thực hiện: 
- Cho 2 trẻ lên thực hiện mẫu.
- Cô và cả lớp nhận xét.
- Cô lần lượt cho 2 trẻ/ 2 tổ ném.
- 4 trẻ/ 2 tổ ném.
- Cho 2 tổ thi đua.
- Cô động viên trẻ ném trúng vào giữa vòng tròn, chú ý sửa sai tư thế ném.
c.Trò chơi: Ô tô và chim sẻ:
- Chọn 2 trẻ làm tài xế, số trẻ còn lại làm chim.
- Cách chơi: Các con chim vừa nhảy vừa kêu chíp chíp đi kiếm ăn trên lòng đường, khoảng 2 -3 phút cho 2 trẻ làm tài xế lái xe ra kêu bim bim, các con chim khi nghe tiếng còi xe thì chạy đứng sang hai bên đường tránh cho xe chạy...
- Cho trẻ chơi 3 - 4 lần.
- Sau mỗi lần chơi cô nhận xét, động viên tuyên dương trẻ.
3. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng.
- Trẻ đọc thơ.
- Kể tên phương tiện giao thông đường thuỷ, hàng không.
- Trẻ làm đoàn tàu, về hàng dọc.
- Trẻ tập 3L x 8N.
- Trẻ tập 2L x 8N.
- Trẻ tập 2L x 8N..
- Trẻ tập 2L x 8N.
- Nghe cô giới thiệu, chú ý xem cô làm mẫu.
- Chú ý xem cô làm mẫu và nghe cô phân tích động tác.
- Trẻ lên làm mẫu, cô và trẻ khác nhận xét.
- 2 trẻ / 2 tổ tập
- 4 trẻ/ 2 tổ tập
- 2 tổ thi đua.
- Nghe cô giới thiệu tên trò chơi.
- Nghe cô phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Trẻ chơi theo hướng dẫn của cô.
- Nghe cô nhận xét.
- Đi nhẹ nhàng 1-2 vòng./.
* Hoạt động chuyển tiếp: Tập tầm vông.
Tiết 2: PTNN (Môn văn học):
Truyện: QUA ĐƯỜNG
I. Mục đích - Yêu cầu:
- Trẻ hiểu nội dung truyện: Khi tham gia giao thông phải chấp hành luật an toàn giao thông, sang đường khi đèn xanh bật và có người lớn dắt.
- Nhớ tên truyện, tên các nhân vật trong truyện. Thể hiện được ngữ điệu giọng của các nhân vật.
- Thông qua nội dung câu chuyện trẻ biết chấp hành luật an toàn giao thông...
II. Chuẩn bị: 
- Tranh minh họa truyện.
- Tích hợp: Âm nhạc, chữ viết, toán.
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động trò chuyện:
- Cho trẻ hát bài “Những con đường em yêu” Trò chuyện với trẻ về chủ đề. 
- Hướng trẻ vào nội dung bài.
2 Hoạt động học tập: 
a. Cô kể chuyện diễn cảm: 
- Lần 1: Kể diễn cảm. 
- Lần 2: Kể kết hợp tranh minh họa.
- Giảng nội dung: Hai chị em Thỏ đi ra phố chơi nhưng vì mải chơi không để ý đến đèn tín hiệu giao thông mà hai chị em suýt bị tai nạn...
- Giảng từ: Vỉa hè: Phần đường dành cho người đi bộ.
+ Phanh gấp: Phanh đột ngột, nhanh.
- Cho trẻ đọc từ theo lớp, tổ, cá nhân.
b. Đàm thoại giúp trẻ hiểu nội dung truyện:
- Cô vừa kể chuyện gì?
- Trong chuyện có những nhân vật nào?
- Thỏ mẹ đã dặn dò hai chị em Thỏ như thế nào?
- Điều gì đã xảy ra khi 2 chị em Thỏ đi ra đường?
- Bác Gấu đã nói gì?
- Chú công an Thỏ Xám đã giải thích với hai chị em Thỏ điều gì?
- Hai chị Thỏ đã rút ra bài học gì?
- Giáo dục: Ở địa phương ta chưa có đèn xanh, đèn đỏ nhưng khi đi học, đi chơi các con phải nhớ đi sát lề đường bên phải, khi sang đường phải nhìn hai phía không có xe mới được sang đường. Nếu cháu nào được bố mẹ cho đi chơi ở thị trấn hay thành phố thì thấy đèn đỏ các con phải dừng lại nhé. Khi nào có đèn xanh các con mới được đi....
- Cho trẻ hát bài “Đèn xanh, đèn đỏ”
d. Dạy trẻ kể chuyện:
- Cô vừa chỉ tranh vừa kể cùng trẻ 1- 2 lần. ( Cô chú ý dạy trẻ thể hiện ngữ điệu của các nhân vật)
- Cho trẻ kể cá nhân. Động viên trẻ kể chuyện diễn cảm.
3. Kết thúc: 
- Cho trẻ hát bài “ Khi sang đường”.
- Trẻ hát.
- Trò chuyện cùng cô.
- Lắng nghe cô giới thiệu bài.
- Lắng nghe cô kể chuyện.
- Lắng nghe cô kể chuyện, nhớ tình tiết truyện, tên nhân vật.
- Lắng nghe cô giảng.
- Lớp, tổ, cá nhân đọc.
- Trả lời câu hỏi của cô:
- Truyện “ Qua đường”
- Có thỏ mẹ, thỏ Nâu, Thỏ Trắng, Bác Gấu và chú công an Thỏ Xám.
- “ Các con đi đường cẩn thận nhé”
- Hai chị em Thỏ chạy qua đường khi đèn đỏ bật làm cho các xe đang chạy phải phanh lại .
- “Hai cháu kia đèn đỏ đang bật mà dám chạy sang đường à?”
- “Khi nào đèn đỏ tắt, đèn xanh bật các cháu mới được sang đường.. Lần sau hai cháu chú ý nhé”.
- “ Đèn đỏ phải dừng lại, đèn xanh mới được đi, khi đi dường phải có người lớn dắt”.
- Lắng nghe cô giảng bài, 
- Cả lớp hát.
- Trẻ tập kể chuyện theo cô.
- Trẻ hát.
 3. Hoạt động ngoài trời:
 - Hoạt động có mục đích: Quan sát các tranh PTGT đường thuỷ, hàng không.
 - Trò chơi có luật: “Về bến”
- Chơi tự do: Chơi đồ chơi theo ý thích.
 4. Hoạt động góc:
 - Góc phân vai: Người lái tàu; chú phi công, hành khách.
 - Góc xây dựng: Xếp bến xe, nhà ga, lắp ráp ô tô.
 - Góc Âm nhạc: Hát, VĐ về chủ đề.
 - Góc học tập: Xem tranh ảnh về các PTGT.
5. Hoạt động trưa:
- Vệ sinh – Ăn trưa – Ngủ trưa – Vệ sinh – Vận động nhẹ - Ăn bữa phụ.
6. Hoạt động chiều:
 - Ôn truyện: Qua đường. 
- Chơi tự do ở các góc.
 7. Vệ sinh – Nêu gương – Trả trẻ.
Thứ ba ngày 06 tháng 03 năm 2012.
 1. Đón trẻ - Thể dục sáng- Điểm danh :
 2. Hoạt động có chủ đích:
Tiết 1: PTNT ( KPKH ):
MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG 
ĐƯỜNG THUỶ- HÀNG KHÔNG
I. Mục đích- Yêu cầu:
- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm, cấu tạo, tiếng còi hoặc động cơ, nơi hoạt động của một số phương tiện giao thông đường thuỷ, đường hàng không.
 + Hiểu được công dụng của từng loại phương tiện giao thông đó.
- Trẻ biết so sánh, nhận xét được những đặc điểm giống và khác nhau giữa các phương tiện giao thông.
 + Biết phân loại phương tiện giao thông theo từng nhóm.
- Giáo dục trẻ ý thức chấp hành luật an toàn giao thông khi ngồi trên phương tiện giao thông và khi tham gia giao thông.
 II.Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: Tranh vẽ về các phương tiện giao thông: Thuyền, tàu thuỷ, ca nô, máy bay, khinh khí cầu, vũ trụ. 
 - Đồ dùng của trẻ: Lô tô về các phương tiện giao thông.
+ Mỗi trẻ một tờ giấy A4.
- Tích hợp: Âm nhạc, văn học, toán.
III. Cách tiến

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_mam_chu_de_7_giao_thong.doc