Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Chủ đề 5: Nghề nghiệp

I. Nội dung

1. Phát triển thể chất

* PTVĐ:

- Dạy trẻ một số vận động đi các kiểu chân, đi ngang bước dồn, đi theo đường dích dắc, Ném xa bằng 1 tay, chạy nhanh 10m

*GDDD & sức khỏe

- Dạy trẻ biết ích lợi của việc giữ gìn VS thân thể: rửa tay , biết lau miệng và rửa tay đúng cách, biết xúc miệng nước muối sau khi ăn

- Dạy trẻ biết lợi ích của việc ăn uống đủ chất có hành vi thói quen văn minh trong ăn uống: không cho chân lên ghế, biết mời cô giáo và các bạn trước khi ăn cơm, quà.

- Trẻ biết uống sữa sẽ giúp bé cao và thông minh hơn

- Lưu ý dạy trẻ cách tránh gió lùa. Đảm bảo an toàn cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi

2. Phát triển nhận thức

 + KPKH

- Dạy trẻ biết kể về nghề của bố mẹ mình, 1 số nghề mà trẻ biết: Bác sĩ, bộ đội, chú thợ xây .

- Dạy trẻ biết ích lợi của từng nghề đối với xã hội.

- Dạy trẻ biết thể hiện tình cảm của mình đối với nghề của bố mẹ. yêu thích và mơ ước lớn lên mình được làm nghề đó

 +LQVT

- Dạy trẻ biết gọi tên 4 hình và biết tìm các đồ dùng, đồ chơI, tranh ảnh có dạng hình đã học

3. Phát triển ngôn ngữ

- Dạy trẻ làm quen với một số câu ngắn và dài (Cháu thưa cô. có ạ, không ạ, biết đọc một số bài thơ về chủ đề nghề nghiệp.)

- Dạy trẻ biết diễn đạt cảm xúc của mình rõ ràng, đủ câu khi nghe các bài thơ, câu chuyện trong chủ đề nghề nghiệp

- Dạy trẻ biết chú ý lắng nghe cô giáo và bạn nói: biết thưa cô trước khi diễn đạt

- Dạy trẻ biết chào hỏi khi có người lạ vào lớp

 

doc8 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 733 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Chủ đề 5: Nghề nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sữa sẽ giúp bé cao và thông minh hơn
- Lưu ý dạy trẻ cách tránh gió lùa. Đảm bảo an toàn cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi
Phát triển nhận thức
 + KPKH
- Dạy trẻ biết kể về nghề của bố mẹ mình, 1 số nghề mà trẻ biết: Bác sĩ, bộ đội, chú thợ xây.
- Dạy trẻ biết ích lợi của từng nghề đối với xã hội..
- Dạy trẻ biết thể hiện tình cảm của mình đối với nghề của bố mẹ. yêu thích và mơ ước lớn lên mình được làm nghề đó
 +LQVT
- Dạy trẻ biết gọi tên 4 hình và biết tìm các đồ dùng, đồ chơI, tranh ảnh có dạng hình đã học
3. Phát triển ngôn ngữ
- Dạy trẻ làm quen với một số câu ngắn và dài (Cháu thưa cô.. có ạ, không ạ, biết đọc một số bài thơ về chủ đề nghề nghiệp....)
- Dạy trẻ biết diễn đạt cảm xúc của mình rõ ràng, đủ câu khi nghe các bài thơ, câu chuyện trong chủ đề nghề nghiệp
- Dạy trẻ biết chú ý lắng nghe cô giáo và bạn nói: biết thưa cô trước khi diễn đạt
- Dạy trẻ biết chào hỏi khi có người lạ vào lớp
4. Phát triển tình cảm xã hội
- Giáo dục trẻ thích chơI cùng các bạn, giữ vệ sinh cho bản thân: không nghịch bẩn
- Thể hiện tình cảm của mình với cô giáo bác lao công, đầu bếp, bảo vệ trong trường qua các hoạt động hàng ngày: đến lớp biết chào cô rồi chào bố mẹ, không khóc nhè khi đến lớp, không vứt rác xuống sân trường.....
- Dạy trẻ thích tham gia các hoạt động của lớp: giờ thể dục, hoạt động ngoài trời, chơI các góc
5. Phát triển thẩm mỹ
- Biết thể hiện cảm xúc của mình qua các bài hát Chiếc khăn tay, tôi bị ốm, Em thích làm chú bộ đội, cảm nhận được giai điệu của 1 số bài hát nghe: ước mơ xanh, Cháu yêu cô thợ dệt.....
- Dạy trẻ biết sử dụng sáp, giáy màu để tạo nên sản phẩm phù hợp với chủ điểm: tô màu tranh nghề, sản phẩm, trang phục, dụng cụ của nghề....
- Dạy trẻ dán sản phẩm của 1 số nghề.
Kế hoạch tuần 1: nghề của bố mẹ
Giáo viên thực hiện: Lê Tố Uyên ( từ ngày 22/11 đến 26/11/2010)
Nội dung hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ 
Thể dục buổi sáng
- Cô đón trẻ vào lớp , nhắc trẻ chào ông , bà , bố mẹ cất đồ dùng 
* TDS:
* Hô hấp: Thổi bóng
* Tay: 2 tay đưa trước sang ngang
* Chân: Khuỵu gối.
* Bụng: Cúi gập người.
* Bật: tiến
* Tập với dụng cụ thể dục ( quả bông) 
Trò chuyện
- Gợi ý cho trẻ thấy những thay đổi của lớp hướng chủ đề mới : Nghề nghiệp
- Cô và trẻ trò chuyện về các hoạt động của trẻ trong 2 ngày nghỉ và tiêu chí bé ngoan trong tuần.
Hoạt động học
Hoạt động âm nhạc
- DH:Chiếc khăn tay
- NH: Cháu yêu cô thợ dệt
- Nghe : Thi xem ai nhanh
HĐPTVĐ
- ĐI ngang bước dồn
- TC; Ô tô và chim sẻ
Hoạt động LQVH
Thơ: Các cô thợ
HĐTH
Vẽ đốm màu trang trí váy
(đề tài)
HĐLQVT
Nhận biết hình vuông, hình tròn
Hoạt động góc
 Góc XD: Xây nhà cao tầng (TT). Cô đI sâu vào góc xây dựng hướng dẫn trẻ biết phân thành 4 khu và xếp các nhà cao thấp khác nhau
 Góc PV: Bán tranh, ảnh, đồ dùng, trang phục, dụng cụ 1 số nghề: thợ may, xây dựng, bác sĩ ... 
 Góc VH: Tô màu theo tranh bài thơ: Các cô thợ....
 Góc TH: Vẽ và tô màu bức tranh về các nghề, sản phẩm của nghề thợ xây..
 Góc KP: Trẻ biết chơi đồ chơI với các màu sắc khác nhau, biết nhận biết phân biệt các tranh, ảnh, đồ dùng có dạng hình đã học, chơI điện thoại bóng bay
 * Góc ÂN: Hát và biểu diễn các bài hát trong chủ đề “ nghề nghiệp”
Hoạt động ngoài trời
- MĐ: Tưới hoa ở vườn hoa trước cửa lớp mình
- VĐ: Thi đI nhanh
- Chơi tự do
- MĐ: VĐ theo bài hát: Chiếc khăn tay
- VĐ: Bé cùng thi chạy
- Chơi tự do
- MĐ: Quan sát và trò chuyện về công việc của bác bảo vệ
- VĐ: Thi xem ai nhanh
- ChơI tự do
- MĐ: Đọc thơ theo tay chỉ
- VĐ: Bật tiến
- Chơi tự do
- MĐ:Vẽ phấn hình tròn...
- VĐ: Bật tại chỗ
- Chơi tự do
VĐ sau ngủ dậy
Chúng ta cùng hứa đi
Hoạt động chiều
- HDTCVĐ: Ô tô và chim sẻ
- Rèn trẻ kỹ năng biết xúc miệng nước muối sau khi ăn cơm
- Chơi tự do
- Đồng dao: Dích dích dắc dắc 
- Chơi tự do
- Cô và trẻ cùng sưu tầm tranh ảnh trong báo họa mi về các nghề dán thành sách
- Chơi tự do 
- Chuẩn bị cùng cô đồ dùng học toán hình vuông và hình tròn
- Chơi tự do 
Văn nghệ
- Nhận xét , nêu gương bé ngoan cuối tuần 
Thứ hai ngày 22 tháng 11 năm 2010
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Hoạt động âm nhạc
- DH: Chiếc khăn tay 
- Nghe : Cháu yêu cô thợ dệt
- TC : Tai ai tinh
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên bài hát: chiếc khăn tay, thuộc bài hát, biết tên tác giả: Văn tấn.
- Hiểu nội dung bài hát : Trẻ yêu thích món quà mẹ tặng cho mình
2.Kỹ năng
- Hát đúng giai điệu bài hát
-Trẻ biết tên bài hát nghe: cháu yêu cô thợ dệt; hiểu nội dung bài hát nghe: Tình cảm của Mẹ dành cho con vô cùng lớn lao
Chơi trò chơi đúng luật
3. TháI Độ
- Trẻ hứng thú nghe cô hát, GD trẻ biết yêu quý và kính trọng những người thân trong gia đình mình.
- Giọng hát của cô
- Đàn- băng hình
1.ổn định tổ chức
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về nghề nghiệp của bố mẹ mình
2. Bài mới
a) Dạy hát:Chiếc khăn tay
-L1 Cô hát mẫu+ đàn
- Cô giới thiệu bài hát “Chiếc khăn tay”
L2: Cô hát + đàn
- Giảng nội dung bài hát,, giới thiệu sắc thái vui tươi, tình cảm của bài hát.
- Cô dạy trẻ hát 
 Cô lưu ý sửa sai cho trẻ, nhắc nhở trẻ hát đúng về cao độ, trường độ.
+ Cả lớp hát 2-3 lần
+ Cô cho trẻ hát thi đua theo tổ, nhóm, cá nhân. – Cho trẻ hát dưới nhiều hình thức.(Hát to – nhỏ, nhanh- chậm..)
b) Nghe hát: Cháu yêu cô thợ dệt
- Nghe giai điệu đoán tên bài hát “Cháu yêu cô thợ dệt” 
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1. -> hỏi trẻ tên bài hát, tác giả, 
- Giảng nội dung bài hát
- trẻ nêu cảm nhận của mình khi nghe bài hát.
- Cho trẻ nghe hát qua băng.
c). TC: Tai ai tinh
- Giới thiệu tên trò chơi
- Trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2,3 lần.
3. Kết thúc
Thu dọn đồ dùng giúp cô
Thứ ba ngày 23 tháng 11 năm 2010
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
HĐPTVĐ
- Đi ngang bước dồn
- TC: Ô tô và chim sẻ
1.Kiến thức
- Trẻ biết đi ngang bước dồn theo hiệu lệnh của cô
- Biết nghe và làm theo hiệu lệnh của cô.
 2. Kỹ năng
- Tập vận động mạnh dạn, đúng kỹ năng(bước dồn đúng hướng ngang theo qui định)
- Biết chơi TC, chơi đúng luật.
3. TháI độ
- Trẻ hào hứng tham gia vận động
- Phát triển cho trẻ tố chất thể lực như (khéo léo, mạnh dạn, ) 
Sân trường bằng phẳng sạch sẽ
1. KĐ: Trẻ đi vòng tròn các kiểu chân, kết hợp chạy chạy châm -> về vòng tròn.
2. TĐ: a. Bài tập phát triến chung:
- Như thể dục sáng (bỏ hô hấp)
tập 2l x 4 
- Bổ trợ chân tập 3 x 4 nhịp.
b. Vận động cơ bản: Đi ngang bước dồn 
 + Cô làm mẫu lần 1. K phân tích
+ Cô làm mẫu lần 2 + phân tích động tác.
Cô đi từ đầu hàng đến vạch khi có hiệu lệnh cô bước chân phảI sang ngang rồi tiếp tục bước dồn chân tráI cạnh chân phảI sau đó lại tiếp tục bước cho đến hết vạch
+1,2 trẻ khá lên tập thử 
+ Lớp , luân phiên tổ nhóm . Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
L2: Kết hợp thi đua giữa 2 tổ
c. TCVĐ: Ô tô và chim sẻ
- Giới thiệu tên trò chơi
Trẻ nhắc lại cách chơI, luật chơi
Cô quan sát trẻ chơi
3. Hồi tĩnh: - Trẻ đi lại nhẹ nhàng hít thở đều
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
Thứ tư ngày 24 tháng 11 năm 2010
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Hoạt động thơ
Các cô thợ 
Loại tiết: đa số trẻ chưa biết
Tác giả : Thi Ngọc
1.Kiến thức
Trẻ biết tên bài thơ: các cô thợ, tên tác giả.sưu tầm, hiểu nội dung bài thơ: Cô thợ dệt dệt vải hoa, cô thợ may may áo... 
2. Kỹ năng
Cảm nhận được nhịp điệu vui tươi của bài thơ
Biết trả lời câu hỏi của cô rõ ràng 
- Đa số trẻ thuộc thơ
3. TháI độ
Trẻ hào hứng tham gia học tập, qua đó giáo dục trẻ biết yêu thương và kính trọng cô giáo
Giáo án điện tử
1.ổn định: 
Xem hình ảnh cô thợ dệt và thợ may
2. Bài mới
* GT tên bài thơ 
L1: Đọc thơ diễn cảm
L2: đọc thơ + tranh vi tính
- Cô vừa đọc bài thơ gì? do ai sáng tác?
*. Đàm thoại – Trích dẫn - giải thích từ khó: dệt vải
- Cô thợ dệt là công việc gì? 
- Còn công việc của cô thợ may thì sao? 
-Mẹ dặn bé như thế nào?
+ Qua bài thơ này chúng mình cảm nhận được điều gì?
* GD: Trẻ hiểu được công việc của những người thợ và tỏ lòng biết ơn những người thợ đó
+ Cô đọc lại lần 3: = GADT
* Trẻ đọc thơ:
Luân phiên lớp (2-3 lần)
 Tổ - nhóm - cá nhân
3. Kết thúc
Nhận xét giờ học
Thứ năm ngày 25 tháng 11 năm 2010
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Hoạt động TH
Vẽ đốm màu trang trí váy
(đề tài)
1.Kiến thức
Trẻ biết kể về các hoạt tiết trên váy mà trẻ quan sát được: hoa, hình, chấm....
- Biết vẽ đốm màu trang trí chiếc váy
2. Kỹ năng
Luyện các kỹ năng tạo hình đã học để vẽ đốm màu trang trí váy.....
Biết tô màu đúng cách
3. TháI độ
Trẻ say sưa vẽ và thích thú
Phát triển cơ tay ở trẻ
Giáo dục biết giữ gìn quần áo sạch sẽ gọn gàng
Vở vẽ
Màu sáp
Tranh gợi ý
1.ổn định: 
Đọc thơ: Các cô thợ 
 2. Bài mới
* Xem tranh và đàm thoại về tranh
+ Cho trẻ xem tranh-> đàm thoại về cách vẽ,tô màu, màu sắc, bố cục, ....
Ai có nhận xét gì về những bức tranh này?
Tranh vẽ gì đây? Đây là váy hay quần áo?
Chiếc váy này có các đốm màu gì? Còn chiếc váy này hoa văn của nó sao nhỉ?
Còn chiếc váy này màu sắc ra sao?Có những hình gì trên váy?
+ Gợi hỏi ý định của trẻ: 
- Nếu con vẽ trang trí váy con vẽ như thế nào? Tô màu ra sao? ....(5-6 trẻ)
- Khi vẽ chúng mình cầm bút bằng tay nào?
+ Trẻ thực hiện: Cô quan sát trẻ vẽ, giúp đỡ trẻ yếu hoàn thành bài và ý định cuả mình
* NX sản phẩm:
+ Chọn 4-6 bài đẹp cho trẻ NX và trưng bày. 
3. Kết thúc
Thu dọn đồ dùng giúp cô
Thứ sáu ngày 26 tháng 11 năm 2010
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Hoạt động LQVT
Nhận biết, gọi đúng tên hình vuông, hình tròn
1. Kiến thức
Trẻ nhận biết phân biệt gọi đúng tên hình vuông, hình tròn
2. Kỹ năng
Biết phân biệt sự khác nhau giữa hình vuông và hình tròn
Chơi trò chơi đúng luật
Thái độ
Trẻ hào hứng tham gia học tập
Phát triển ở trẻ tư duy trực quan hình tượng và ghi nhớ có chủ định
Mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng có 2 hình vuông và hình tròn
Mộu của cô gióng trẻ, kích thước lớn hơn
1. ổn định
Hát Bé ngoan toán học
2. Bài mới
Phần 1 : Chọn hình theo mẫu, gọi tên, chọn hình theo tên gọi
- Cô giơ hình vuông- cho trẻ chọn hình g

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_mam_chu_de_5_nghe_nghiep.doc