Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Bài: Một số đồ dùng trong gia đình (Đồ ăn, Đồ uống)

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức.

- Trẻ biết trong gia đình cần có một số đồ dùng như đồ ăn, đồ uống.

- Trẻ nói đúng tên, công dụng, chất liệu của 2 nhóm đồ dùng đó.

- Trẻ biết so sánh và nhận xét những điểm giống nhau và khác nhau rõ nét giữa 2 nhóm đồ vật đó ( công dụng, cấu tạo, màu sắc, chất liệu )

2. kỹ năng.

- Rèn trẻ nói đủ câu, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

3. Tư tưởng.

- Trẻ biết giữ gìn và bảo vệ đồ dùng trong gia đình.

- Biết sắp xếp đồ dùng trong gia đình gọn gàng, ngăn nắp.

- 80 - 85% trẻ đạt yêu cầu.

II. Chuẩn bị

1. Đồ dùng của cô.

- Đồ dùng để ăn Bát, đũa, thìa muôi, xoong chảo

- Đồ dùng để uống : Ca, cốc, chén. ấm,siêu

2. Đồ dùng của trẻ :

- Mỗi trẻ một bộ lô tô 2 nhóm đồ dùng trên.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Bài: Một số đồ dùng trong gia đình (Đồ ăn, Đồ uống), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Giáo án: Môn :mtxq
Bài : Một số đồ dùng trong gia đình
 ( Đồ ăn , Đồ uống )
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Trẻ biết trong gia đình cần có một số đồ dùng như đồ ăn, đồ uống. 
- Trẻ nói đúng tên, công dụng, chất liệu của 2 nhóm đồ dùng đó.
- Trẻ biết so sánh và nhận xét những điểm giống nhau và khác nhau rõ nét giữa 2 nhóm đồ vật đó ( công dụng, cấu tạo, màu sắc, chất liệu )
2. kỹ năng.
- Rèn trẻ nói đủ câu, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
3. Tư tưởng.
- Trẻ biết giữ gìn và bảo vệ đồ dùng trong gia đình.
- Biết sắp xếp đồ dùng trong gia đình gọn gàng, ngăn nắp.
- 80 - 85% trẻ đạt yêu cầu.
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng của cô.
- Đồ dùng để ăn Bát, đũa, thìa muôi, xoong chảo
- Đồ dùng để uống : Ca, cốc, chén. ấm,siêu
2. Đồ dùng của trẻ : 
- Mỗi trẻ một bộ lô tô 2 nhóm đồ dùng trên.
III. Nội dung tích hợp : 
- Toán, GDBVMT. Âm nhạc
IV. Các bước lên lớp.
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
1. ổn định tổ chức.
- Cho trẻ hát bài '' Cả nhà thương nhau''
2. Nội dung dạy trẻ :
a. Gây hứng thú, giới thiệu bài.
- Các con vừa hát bài gì ?
- Bài hát nói lên điều gì ?
=> Trong gia đình bạn nào sống cũng rất đầm ấm, hạnh phúc và thương yêu nhau lúc xa thì nhớ gần thì vui. Trong gia đình các bạn được bố mẹ mua sắm rất nhiều đồ dùng mà hàng ngày chúng mình thường dùng.
- Cho 2 - 3 trẻ kể về gia đình mình có những đồ dùng gì?
=> Cô chốt lại đầy đủ câu trả lời của trẻ
Trong gia đình có rất nhiều đồ dùng phục vụ cho sinh hoạt của chúng ta, hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu đồ dùng để ăn, uống nhé.
b. Quan sát - đàm thoại.
- Cô chia lớp làm 2 nhóm. Và giao nhiệm vụ cho trẻ
+ Nhóm 1 : quan sát cái bát, đĩa.
+ Nhóm 2 : quan sát chén, cái cốc
 ( Cho trẻ quan sát 2- 3' và về chỗ ngồi )
* Quan sát cái bát :
- Cô cho từng nhóm lên trả lời
- Cô đưa cái bát ra hỏi trẻ đây là cái gì?
- Cái bát này như thế nào?
- Cái bát dùng để làm gì?
- Cái bát này làm bằng gì? có màu gì?
- Cái bát là đồ dùng ở đâu?
- Tiếp tục cho bạn đại diện nhóm đó nói về cái đĩa
- Cái đĩa này như thế nào?
- Cái đĩa dùng để làm gì?
- Cái đĩa này làm bằng gì? có màu gì?
- Cái đĩa là đồ dùng ở đâu?
- Ngoài cái bát, cái đĩa dùng để ăn ra còn có đồ dùng gì để ăn nữa?
=> Cô chốt lại câu trả lời của trẻ và nói cho trẻ biết ngoài cái bát làm bằng sứ ra còn có cái bát làm bằng nhựa, i nốc, thủy tinh nữa.ngoài bát bát và đĩa là đồ dùng trong gia đình còn có xoong , chảo,muôi, thìa 
*Nhóm quan sát đồ uống.
- Cô giơ cái cốc lên hỏi trẻ
- Bạn nào có nhận xét gì về cái cốc?
- Cốc dùng để làm gì?
- Cốc làm bằng gì?
- Là đồ dùng ở đâu?
- Cho 1 trẻ lên nói đặc điểm cái chén
- chén dùng để làm gì?
- Chén làm bằng gì?
- Là đồ dùng ở đâu?
- Ngoài cái cốc và cái chén để uống ra còn có cái gì nữa? 
+ Sau mỗi câu trả lời nếu trẻ không trả lời đầy đủ cô cho trẻ khac bố xung 
c. So sánh cái bát với cái cốc.
- Khác nhau :
 ( 2 - 3 trẻ trả lời)
- Giống nhau :
 ( 2 - 3 trẻ trả lời )
=> cô chốt lại đặc điểm giống nhau và khác nhau của cái bát và cái cốc.
GD : Trẻ biết giữ gìn, bảo vệ những đồ dùng trong gia đình, biết xắp xếp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp, thấy rác biết bỏ vào thùng đựng rác không vứt rác bừa bãi.
d. Cho trẻ kể tên những đồ dùng mà trẻ biết.
- Ngoài những đồ dùng chúng mình vừa được quan sát ra trong gia đình còn có những đồ dùng gì để ăn để uống nữa?
 ( 3 - 4 trẻ kể )
e. Chơi lô tô
- Cô cho trẻ xếp lô tô ra trước mặt 
- Cô gọi tên đồ dùng gì trẻ giơ đồ dùng đó lên
 VD : - Làm bằng thủy tinh
 - Đồ dùng để ăn
 - Đồ dùng để uống
3. Kết thúc tiết học :
- Cho trẻ cất đồ dùng.
V. Nhận xét sau tiết học. 
- Cả lớp hát cùng cô
- Cả nhà thương nhau
- Tình cảm của mọi người trong gia đình với nhau
- Trẻ kể đồ dùng trong gia đình mình.
- Trẻ chú ý lắng nghe cô nói
- Trẻ về đúng nhóm của mình và làm theo yêu cầu của cô.
- Cái bát
- Có miệng. Thân, đế
- Dùng để ăn
- Làm bằng sứ, màu trắng.
- Là đồ dùng trong gia đình
- Trẻ lên trả lời
- Có miệng. Thân, đế
- Dùng để ăn
- Làm bằng sứ, màu trắng.
- Là đồ dùng trong gia đình
- Trẻ lên trả lời
- Có thìa, đũa xoong , chảo, muôi ...
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Cái cốc ạ
- Có miệng, thân. đế
- Dùng để uống
- Làm bằng thủy tinh
- Đồ dùng trong gia đình
- Để uống ạ
- Làm bằng sứ ạ
- Đồ dùng trong gia đình
- ca, ấm , phích, siêu ..
- Cốc cao hơn,dùng để uống làm bằng thuỷ tinh, còn bát to hơn được làm bằng sứ, là đồ ăn
- Là đồ dùng trong gia đình 
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ kể tên những đồ dùng mà trẻ biết.
- Trẻ chú ý nghe cô nói cách chơi, luật chơi
- Trẻ hứng thú tham giachơi , giơđúng yêu cầu của cô
- Trẻ cất đồ dùng

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_mam_bai_mot_so_do_dung_trong_gia_dinh_d.doc