Giáo án Mẫu giáo Lớp Lá - Đề tài: Đồ dùng trong gia đình - Nguyễn Thị Hòa

I. MỤC ĐÍCH

 * Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, công dụng của một số đồ dùng trong gia đình. Trẻ biết phân loại một số đồ dùng gia đình theo công dụng (đồ dùng để ăn, uống, đồ dùng để đun nấu, đồ dùng để sinh hoạt.).

 * Rèn luyện khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định, trả lời một số câu hỏi của cô. Rèn kỹ năng khéo léo, nhanh nhẹn cho trẻ qua các trò chơi.

 * Giúp trẻ thêm mạnh dạn tự tin, biết phối hợp chơi cùng bạn trong nhóm. Giáo dục trẻ biết cách sử dụng và giữ gìn đồ dùng trong gia đình.

II. CHUẨN BỊ

Đồ dùng của cô:

- Máy tính ,File bài dạy

- Đĩa nhạc đệm bài “ Niềm vui gia đình", nhạc cả nhà thương nhau

- Đồ dùng của trẻ:

- Mỗi nhóm có: bát, đĩa, xoong, cốc, tủ, ghế, giường, bếp ga, , .

 

doc5 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 775 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Lá - Đề tài: Đồ dùng trong gia đình - Nguyễn Thị Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
`
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNG MẦM NON THÁI HỌC
------------***--------------
GIÁO ÁN KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Đề tài: Đồ dùng trong gia đình
Chủ điểm : Gia đình.
Lứa tuổi	: 5-6 tuổi
Thời gian	: 30 - 35 phút
Ngày dạy	: 12/ 11/ 2014
Giáo viên	: Nguyễn Thị Hòa
Lớp	: 5 Tuổi A
Năm học 2014 - 2015
 GIÁO ÁN KHÁM PHÁ KHOA HỌC
 Đề tài	: Một số đồ dùng trong gia đình
Chủ điểm :Gia đình.
Lứa tuổi	: 5-6 tuổi( A)
Số trẻ : 24 trẻ.
Thời gian	: 30-35 phút
Ngày dạy	: 10/ 11/ 2014
Giáo viên	: Nguyễn Thị Hòa
I. MỤC ĐÍCH
 * Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, công dụng của một số đồ dùng trong gia đình. Trẻ biết phân loại một số đồ dùng gia đình theo công dụng (đồ dùng để ăn, uống, đồ dùng để đun nấu, đồ dùng để sinh hoạt....).
 * Rèn luyện khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định, trả lời một số câu hỏi của cô. Rèn kỹ năng khéo léo, nhanh nhẹn cho trẻ qua các trò chơi. 
 * Giúp trẻ thêm mạnh dạn tự tin, biết phối hợp chơi cùng bạn trong nhóm. Giáo dục trẻ biết cách sử dụng và giữ gìn đồ dùng trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ
Đồ dùng của cô:
- Máy tính ,File bài dạy
- Đĩa nhạc đệm bài “ Niềm vui gia đình", nhạc cả nhà thương nhau 
- Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi nhóm có: bát, đĩa, xoong, cốc, tủ, ghế, giường, bếp ga, , ...
III .TIẾN HÀNH
 Hoạt động cô 
 Hoạt động trẻ
Ghi chú
 1.HĐ1: Gây hứng thú
Chào mừng các bạn đã đến với chương trình “ Ở nhà chủ nhật”
Đến với chương trình ngày hôm nay các đội sẽ phải trải qua hai phần thi 
Cô giới thiệu nội dung thi gồm 2 phần: 
* Phần 1: Nhận thức
* Phần 2: Chung sức
Kết quả 2 phần thi đội nào được thưởng nhiều quà thì đội đó giành chiến thắng 
2.HĐ2: Quan sát và đàm thoại:
* Phần thi nhận thức:
- Cô nói cách thi: 3 đội đều quan sát lần lượt từng hình ảnh của cô đưa ra, đội nào trả lời đúng nội dung bức tranh sẽ được thưởng 1 phần quà.
- Mỗi hình ảnh 3 đội được trao đổi và suy nghĩ, quan sát trong 5 giây, khi có hiệu lệnh hết giờ, đội nào có tín hiệu rung chuông trước thì đội đó được quyền trả lời trước, 2 đội còn lại được quyền bổ sung.
* Hình ảnh 1: Đồ dùng đế ăn ( Bát, đĩa, thìa)
- Ai có nhận xét gì về những đồ dùng này
Đây là cái gì? Dùng để làm gi ?
>Cô chốt lại: Đây là bát, thìa.Đây là đồ dùng để ăn 
Ngoài chất liệu làm bằng sứ ra thì còn có bát làm bằng inooc, bát phíp, bát thuỷ tinh, bát nhựa
* Hình ảnh 2: Đồ dùng đế uống ( cốc, chén, ấm)
- Ai có nhận xét gì về những đồ dùng này
Đây là cái gì? Dùng để làm gi ?
Cô gợi mở cho trẻ trả lời
>Cô chốt lại: Đây là cốc, chén.Đây là đồ dùng để uống
* Hình ảnh 3: Đồ dùng đế nấu ( Bếp ga, nồi cơm, chảo)
*Đây là đồ dùng để làm gi?
- Ai có nhận xét gì về các đồ dùng này
- Cách sử dụng ?
>Cô chốt lại: Đây là đồ dùng để nấu 
* Hình ảnh 4: Cùng tìm hiểu về : đồ dùng đế sinh hoạt hàng ngày ( tủ, ti vi, quạt)
*Thế còn đây là những đồ dùng gi?
- Cách sử dụng?
>Cô chốt lại. Đây là những đồ dùng để sinh hoạt trong gia đình
*So sánh: 
Đồ dùng để ăn và đồ dùng để uống có đặc điểm gì giống và khác nhau?
>Cô chốt lại: Đồ dùng để ăn và đồ dùng để uống giống nhau đều là đồ dùng gia đình. Đồ dùng để ăn dùng để ăn cơm còn đồ dùng để uống dùng để uống. 
* Đồ dùng đun nấu và đồ dùng sinh hoạt có đặc điểm gì giống và khác nhau ?
>Cô chốt lại: Đồ dùng để đun nấu và đồ dùng sinh hoạt giống nhau đều là đồ dùng gia đình. Đồ dùng đun nấu để làm chín thức ăn còn đồ dùng sinh hoạt dùng trong sinh hoạt hàng ngày. 
*Giáo dục:
Giáo dục trẻ biết cách sử dụng khi dùng đồ dùng gia đình xong phải biết giữ gìn sạch sẽ cất gọn gàng . Chú ý khi sử dụng những đồ dùng làm bằng sành, sứ , thuỷ tinh không làm rơi vỡ.
3. HĐ3 .Luyện tập
* Trò chơi:Thi xem ai nhanh
Cách chơi : Mỗi bạn sẽ có một rổ đồ chơi khi cô giáo yêu cầu tìm đồ dùng gì thì trẻ sẽ tìm và giơ lên thật nhanh và nói tên đồ dùng đó.
Luật chơi: Mỗi bạn chỉ được lấy một đồ dùng giơ lên
 Cô cho trẻ chơi 2-3 lần, sau khi chơi xong cô cho trẻ cất đồ chơi theo 4 nhóm đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống, đồ dùng để nấu, đồ dùng sinh hoạt.
* Phần thi thứ 2 “ Chung sức”
Trò chơi: Đi siêu thị
+ Cách chơi: Bật qua 5 vòng thể dục chọn đồ dùng trong gia đình theo yêu cầu của cô
+ Luật chơi : Khi bật chạm vào vòng thì trẻ đó phải quay lại bật từ đầu ( thời gian là 1 bản nhạc)
- Cô cho trẻ đếm số đồ dùng của từng đội và trao quà
- Cô cùng trẻ đếm số quà của 2 phần thi,đội nào nhiều sẽ là đội giành giải nhất, nhì, ba.
* Kết thúc: cô cho trẻ đi ra ngoài
Trẻ chú ý 
Trẻ chú ý nghe cô giáo nói
Trẻ chú ý
Trẻ quan sát và trả lời
Trẻ quan sát trả lời
Trẻ quan sát và trả lời
Trẻ quan sát và trả lời
Trẻ quan sát và so sánh
Trẻ quan sát và so sánh
Trẻ chú ý lắng nghe
Trẻ chú ý lắng nghe
Trẻ chơi trò chơi
Trẻ chơi trò chơi

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_la_de_tai_do_dung_trong_gia_dinh_nguyen.doc