Giáo án Mẫu giáo Lớp Lá - Chủ đề: Ngôi trường của bé - Đề tài: Lớp Lá và những người bạn
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhớ tên những người bạn trong lớp, nhớ tên các bạn trẻ chơi thân.
- Thuộc tên các cô và nhân viên phục vụ lớp Lá.
- Hình thành tình cảm yêu quý và giữ gìn lớp học luôn sạch sẽ, gọn gàng
- Giáo dục trẻ biết chia sẻ cùng bạn và nhường nhịn bạn.
- Tìm hiểu và nhận ra một số đặc điểm đặc trưng của những người bạn trong lớp, trong nhóm của trẻ.
II. Chuẩn bị:
Một số tranh ảnh về lễ hội đến trường của lớp bé.
Giấy A4 cho trẻ vẽ, giấy màu, kim xa, màu sáp và một số nguyên liệu cho trẻ trang trí.
Album cũ hoặc giấy bìa để làm sách.
Chủ đề: Ngôi trường của bé Đề tài: Lớp Lá và những người bạn. Nhóm lớp: Lá I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhớ tên những người bạn trong lớp, nhớ tên các bạn trẻ chơi thân. - Thuộc tên các cô và nhân viên phục vụ lớp Lá. - Hình thành tình cảm yêu quý và giữ gìn lớp học luôn sạch sẽ, gọn gàng - Giáo dục trẻ biết chia sẻ cùng bạn và nhường nhịn bạn. - Tìm hiểu và nhận ra một số đặc điểm đặc trưng của những người bạn trong lớp, trong nhóm của trẻ. II. Chuẩn bị: Một số tranh ảnh về lễ hội đến trường của lớp bé. Giấy A4 cho trẻ vẽ, giấy màu, kim xa, màu sáp và một số nguyên liệu cho trẻ trang trí. Album cũ hoặc giấy bìa để làm sách. III. Tiến Hành: 1. Hoạt động 1: Lớp Lá của bé! Trò chuyện về lớp lá của bé: Lớp của bé là lớp lá mấy? Lớp của bé có bao nhiêu bạn? Cô nào dạy nhóm nào? Nhóm của con có bao nhiêu bạn? Tổ của con là tổ mấy? Đếm xem trong tổ có bao nhiêu bạn Trong lớp con thường chơi với bạn nào nhiều nhất? Con có yêu quý lớp lá của mình không? Tại sao? Trò chơi: đoán xem bạn mình là ai? Cô nói đặc điểm của một bạn trong lớp, nhưng không nói tên: ví dụ: đó là một bạn nữ, tóc dài, mặc áo đầm màu hồng, bạn này hát rất hay. Cả lớp sẽ quan sát và tìm xem bạn đó là ai? Sau khi các bé đoán được tên người bạn đó, thì bạn đó sẽ ra ngồi riêng một chỗ và tiếp tục đoán tên người kế tiếp. Cứ như vậy cho tới khi hết nhóm. 2. Hoạt động 2: Chia nhóm như thế nào? Trò chơi: gió thổi. Luật chơi: khi cô hô gió thổi và đưa ra yêu cầu, các trẻ sẽ nhanh chóng kết thành các nhóm theo số lượng người và tính chất nhóm theo yêu cầu của cô. Bạn nào không tìm được nhóm sẽ đứng vô giữa vòng tròn. Cách chơi: Cô cho các bạn nắm tay thành vòng tròn, sau đó chơi Cô hô: gió thổi, gió thổi Trẻ: thổi gì thổi gì? Cô nói yêu cầu: chú ý: số bạn chỉ trong phạm vi 6. Ví dụ: gió thổi 6 bạn về một nhóm. Gió thổi 3 bạn nam, 3bạn nữ về một nhóm Gió thổi 2 nam bốn nữ về một nhóm Cô có thể yêu cầu nhiều hình thức chia nhóm ở trẻ (chia theo số lượng, theo bạn nam, bạn nữ, theo quần áo.v.v) Sau mỗi lần hô gió thổi, cô cho trẻ cùng đếm lại số trẻ trong một nhóm. Có thể hỏi trẻ: Có bao nhiêu bạn nam? Bao nhiêu bạn nữ? Nhóm con có tất cả bao nhiêu bạn? Trò chơi: Cho trẻ ngồi thành vòng tròn, những trẻ lúc nãy không kết được nhóm bị loại đứng giữa vòng giờ sẽ bị bịt mắt. Cô cử một số bạn ra, mỗi người bị bịt mắt sẽ sờ và đoán xem bạn nào đứng trước mặt mình. (Trẻ bịt mắt có thể hỏi 1 -3 câu hỏi, và người đối diện phải trả lời, không được hỏi tên, chỉ hỏi tính chất: cao, thấp, ở tổ mấy.v.v..) Khi trẻ đã hỏi 3 câu hỏi mà vẫn không đoán được thì sẽ thay trẻ khác vào vị trí đó để trẻ hỏi và đoán tiếp. 3. Hoạt động 3: Người bạn thân của bé. Cô trò chuyện với bé về người bạn mà bé thích chơi trong lớp, người bạn hoặc nhóm bạn mà trẻ thân và gần gũi, thường chơi chung. Cho trẻ vẽ người bạn thân của trẻ. Sau khi trẻ vẽ xong, cô giúp trẻ ghi tên người bạn thân bên dưới bức tranh. Khi trẻ chơi góc thì sẽ đóng các tranh này thành một quyển sách hoặc album về lớp học của bé. 4. Kết thúc: nhận xét giờ học.
File đính kèm:
- giao_an_mau_giao_lop_la_chu_de_ngoi_truong_cua_be_de_tai_lop.doc