Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Tuần 3, Chủ đề nhánh: Các cô, các chú, các bác trong trường

 GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC:

• Yêu cầu: Gọi bạn bằng bạn.

• Thực hiện:

- Cô dạy trẻ gọi bằng bạn.

 - Giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi.

 - Lồng vào các hoạt động trong ngày để giáo dục trẻ.

 GIÁO DỤC VỆ SINH:

• Yêu cầu: Đi tiểu không nghịch bô.

• Thực hiện:

- Cô thường xuyên nhắc nhở trẻ.

- Cô bao quát khi trẻ đi vệ sinh.

- Cho trẻ xem tranh bé đi vệ sinh.

 GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG:

• Yêu cầu: trường lớp sạch sẽ, thoáng mát, tạo môi trường xanh trong và ngoài nhóm lớp, nhà vệ sinh sạch sẽ không có mùi hôi.

• Thực hiện:

- Cô thường xuyên vệ sinh trong và ngoài nhóm lớp.

- Trồng cây xanh để tạo không khí trong lành.

- Hướng dẫn cho trẻ đi vệ sinh đúng nơi qui định.

- Giáo dục trẻ không hái hoa, bứt lá cây xanh.

 

doc18 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 14/02/2022 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Tuần 3, Chủ đề nhánh: Các cô, các chú, các bác trong trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, biết cất đồ dùng đúng nơi qui định.
II- CHUẨN BỊ:
- Sân chơi sạch sẽ. 
III- CÁCH TIẾN HÀNH:
Cô cho cháu mang giày, dép, định hướng trước khi ra sân.
Cô giới thiệu thời tiết trong ngày.
Cháu vừa đi vừa đọc bài thơ “Đi dép”.
Quan sát:
Thứ hai: Cô cấp dưỡng
+ Đây là ai?
+ Cô cấp dưỡng làm những công việc gì?
+ Cô làm việc ở đâu?
+ Khi ăn các con phải ăn như thế nào?
* Giáo dục trẻ ngoan, biết chào cô và ăn hết suất.
Thứ ba: Cô y tá.
+ Đây là ai?
+ Cô làm việc ở đâu?
+ Công việc của cô là gì?
+ Khi gặp cô, các con phải làm sao?
*Giáo dục trẻ ra ngoài phải biết chào cô,khi cô cho uống thuốc phải uống giỏi để mau hết bệnh. 
Thứ tư: Cô nhân viên phục vụ.
+ Đây là ai? 
+ Cô tên gì?
+ Công việc của cô là gì?
+ Để trường lớp luôn sạch sẽ, các con bỏ rác vào đâu?
* Giáo dục trẻ phải biết chào cô, không vứt rác bừa bãi.
Thứ năm: Chú bảo vệ.
+ Đây là ai?
+ Chú tên là gì?
+ Công việc của chú là gì?
*Giáo dục trẻ biết chào chú.
Thứ sáu: Tổng hợp
+ Cô hỏi lại một số câu hỏi đã hỏi ở ngày trước.
+ Giáo dục trẻ biết chào hỏi các cô, các bác, các chú.
 - Trò chơi vận động: Nu na nu nống.
+ Cô giới thiệu tên trò chơi.
+ Giải thích cách chơi.
+ Cả lớp cùng tham gia trò chơi.
+ Cô nhận xét trò chơi sau mỗi lần chơi.
 - Chơi tự do:
+ Cho trẻ chơi với các đồ chơi ngoài trời.
+ Cô bao quát nhắc nhở trẻ.
Cô tập trung trẻ lại nhận xét buổi hoạt động.
Cho cháu vào lớp, vệ sinh cho cháu.
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
TCVĐ:
Nu na nu nống
Chơi các góc:
Học tập: Xem tranh chọn đồ chơi màu xanh.
Xếp hình: Xếp bộ bàn ghế.
Thao tác vai: Làm cô cấp dưỡng.
Nghệ thuật: Nặn đôi đũa.
Thiên nhiên: Chơi với nước.
* Chơi giải trí: Kéo cưa lừa xẻ
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUNG:
- Cháu nhận biết, gọi đúng tên một số đồ chơi trong lớp. Cháu tham gia vào các góc chơi theo sự hướng dẫn của cô.
- Rèn sự khéo léo của đôi tay, cháu vận động giúp cho cơ thể khoẻ mạnh, cháu tích cực tham gia vào hoạt động, nhằm phát triển tư duy.
- Cháu cảm nhận vẻ đẹp của đồ chơi, qua đó giáo dục cháu biết giữ gìn và bảo quản đồ chơi, không ném, không ngậm đồ chơi. 	-
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU, CHUẨN BỊ, GỢI Ý CỦA TỪNG GÓC CHƠI:
Góc học tập: Xem tranh chọn đồ chơi màu xanh.
Yêu cầu:
- Cháu nhận biết, gọi đúng tên hình ảnh trong tranh.
- Luyện kỹ năng lật sách và khả năng nhận biết của trẻ.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn, bảo quản sách.
Chuẩn bị:
 Album về đồ dùng của bé.
 Một số đồ chơi trong lớp.
Gợi ý:
- Cháu lật nhẹ nhàng từng trang, chỉ và gọi tên hình ảnh trong tranh, chọn đúng màu xanh và gắn lên bảng.
Góc nghệ thuật: Nặn đôi đũa.
Yêu cầu:
- Cháu biết gọi tên, màu sắc của đất nặn.
- Rèn cho trẻ có đôi tay khéo léo.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ chơi, không phá sản phẩm mà trẻ tạo ra.
Chuẩn bị:
- Đất nặn, dĩa, bảng, khăn lau tay.
Gợi ý:
- Các connhào đất cho mềm,chia đất thành nhiều phần,lăn dài d8ể làm đôi đũa.
Góc xếp hình: Xếp bộ bàn ghế.
Yêu cầu:
- Trẻ biết gọi tên hình dạng một số khối gỗ.
- Trẻ biết xếp các khối gỗ chồng lên nhau làm cái bàn, xếp cạnh nhau để làm cái ghế.
- Giáo dục trẻ không tranh dành đồ chơi với bạn, biết giữ gìn đồ chơi.
Chuẩn bị:
- Khối gỗ hình chữ nhật, hình vuông.
Gợi ý:
- Con đặt khối gỗ hình vuông xuống đất, xếp chồng khối gỗ hình chữ nhật lên trên hình vuông để làm thành cái bàn, đặt 2 hình chữ nhật cạnh nhau để làm cái ghế.
Góc thao tác vai: Làm cô cấp dưỡng.
Yêu cầu:
- Cháu nhận biết một số đồ dùng, dụng cụ để nấu ăn.
- Cháu thể hiện được vai chơi theo sự hướng dẫn của cô.
- Giáo dục cháu biết chơi cùng bạn.
Chuẩn bị:
- Chén, muỗng, ca, khăn.
- Một số dụng cụ nấu ăn.
Gợi ý:
- Con đi chợ mua thức ăn về, rửa sạch sẽ, chế biến cho lên bếp nấu. 
	 5. Góc thiên nhiên: Chơi với nước.
Yêu cầu:
- Cháu nhận biết một số đồ dùng, dụng cụ để chơi góc thiên nhiên.
- Cháu biết múc nước đổ vào chai.
- Giáo dục cháu biết chơi cùng bạn không làm ướt quần áo.
Chuẩn bị:
- Một thau nước sạch.
- Chai, phiễu, ca.
Gợi ý: đặt phiễu lên miệng chai, múc từng ca nước đổ vào chai cho khéo, không để tràn nước ra ngoài.
CÁCH TIẾN HÀNH:
Cô tập trung trẻ lại, hát bài “búp bê”
Bài hát nói về ai?
Khi đến lớp các con phải làm sao?
Cho trẻ xem tranh về bé và các bạn đang chơi.
Giáo dục trẻ không tranh dành đồ chơi với bạn.
Cho trẻ chơi trò chơi “Nu na nu nống”.
cả lớp cùng tham gia trò chơi 3-4 lần.
cho trẻ đi theo đường ngoằn ngoào đến nhà bạn búp bê.
Cô giới thiệu các góc chơi, cho trẻ vào góc chơi.
Giáo dục cháu không tranh dành đồ chơi với bạn.
Cô đi từng góc hướng dẫn và chơi cùng trẻ, chú ý góc trọng tâm.
Cô rủ những trẻ chán góc chơi cho cháu chơi trò chơi “chi chi chành chành”.
Cô nhận xét các góc, rủ trẻ vào góc chơi chính, nhận xét góc chơi chính.
Trẻ hát bài “bé búp bê”.
Cho trẻ đi đường ngoằn ngoèo về chỗ.
Cho trẻ nghỉ.
Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2010.
MÔN: VẬN ĐỘNG
ĐỀ TÀI:
Tay em
Ném vào đích.
Nu na nu nống
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Cháu biết gọi tên động tác, thực hiện được bài tập theo sự hướng dẫn của cô.
 - Rèn cho cơ tay vận động khéo léo, thị giác định hướng trong không gian được tốt.
 - Giáo dục cháu mạnh dạn, có nề nếp học tập tốt.
II- CHUẨN BỊ:
2 quả bóng.
2 cái sọt.
III- CÁCH TIẾN HÀNH:
Khởi động:
Tập trung trẻ lại, cho trẻ chuyển thành vòng tròn.
Cho trẻ chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm vòng quanh sân tập.
Trọng động:
 Bài tập phát triển chung: Tay em.
Động tác 1:
Chuẩn bị: đứng tự nhiên, hai tay dấu sau lưng.
Thực hiện: cô nói “ tay đẹp đâu”, trẻ đưa 2 tay ra phía trước nói “đây rồi”.cô nói “giấu tay” trẻ đưa 2 tay ra sau lưng.
Động tác 2: Đồng hồ tích tắc.
Chuẩn bị: Đứng tự nhiên hai tay cầm vành tai
Thực hiện: cô nói “đồng hồ kêu tích tắc”, trẻ làm động tác nghiêng về hai phía phải, trái.
Động tác 3: Hái hoa.
Chuẩn bị: Đứng tự nhiên.
Thực hiện: Trẻ ngồi xuống “tay vờ hái hoa”, đứng lên.
Vận động cơ bản: Ném vào đích.
- Cô giới thiệu dụng cụ để tập.
- Giới thiệu tên bài tập.
* Cô làm mẫu: 2 lần.
 - Lần 1: Tập trọn vẹn, không phân tích động tác.
 - Lần 2: Kết hợp phân tích: 
Cô đứng tự nhiên, tay cầm bóng gập khuỷu để ngang tầm mắt, mắt nhìn vào đích ném. Khi có hiệu lệnh dùng sức đẩy mạnh vật ném sao cho trúng đích.
 * Trẻ thực hiện:
- Cho từng trẻ đi lên ném.
- Trong khi trẻ ném cô chú ý quan sát, sửa sai, nhắc trẻ ném trúng đích.
- Cho 2 trẻ lên ném thi đua. 
- Các con vừa tập bài gì?
- Giáo dục trẻ: Đoàn kết trong khi chơi, không được chen lấn, xô đẩy bạn kẻo ngã.
Trò chơi vận động: Nu na nu nống
- Cô giới thiệu tên trò chơi, giải thích cách chơi.
Cách chơi: Trẻ ngồi thành hình vòng cung, hai chân duỗi thoải mái. Cô ngồi đối diện với trẻ. Cô vừa đọc thơ, vừa lần lượt dùng taychạm hết chân trẻ này đến chân trẻ khác. Khi đọc đến từ “chạy”, tất cả trẻ chạy trốn mưa. những lần đầu cô đứng lên chạy và khuyến khích trẻ chạy theo.
Nu na nu nống
Thấy động mưa rào
Rủ nhau chạy vào
Chạy mau kẻo ướt
Chạy! Chạy!
Cô nói : “Tạnh mưa rồi” trẻ chạy lại chỗ chơi như trước
- Cả lớp cùng tham gia trò chơi.
 - Cô nhận xét trò chơi, sau mỗi lần thực hiện.
Hồi tĩnh: cho cháu đi chậm hít sâu thở mạnh vòng quanh sân tập.
HƯỚNG DẪN TRÒ CHƠI
..Emogia trogioNU NA NU NỐNG
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi theo sự hướng dẫn của cô.
- Trẻ vận động giúp cho cơ thể khoẻ mạnh, chân tay vận động nhịp nhàng, khéo léo.
- Giáo dục trẻ khi chạy không chen lấn, xô đẩy bạn. 
II- CHUẨN BỊ:
- Tâm thế trẻ thoải mái.
- Sân rộng, sạch sẽ.
III- CÁCH TIẾN HÀNH:
Cô giới thiệu tên trò chơi, giải thích cách chơi.
Cách chơi: Trẻ ngồi thành hình vòng cung, hai chân duỗi thoải mái. Cô ngồi đối diện với trẻ. Cô vừa đọc thơ, vừa lần lượt dùng taychạm hết chân trẻ này đến chân trẻ khác. Khi đọc đến từ “chạy”, tất cả trẻ chạy trốn mưa. những lần đầu cô đứng lên chạy và khuyến khích trẻ chạy theo.
Nu na nu nống
Thấy động mưa rào
Rủ nhau chạy vào
Chạy mau kẻo ướt
Chạy! Chạy!
Cô nói : “Tạnh mưa rồi” trẻ chạy lại chỗ chơi như trước.
Cả lớp cùng tham gia trò chơi.
Cô nhận xét trò chơi, sau mỗi lần thực hiện.
ĐÁNH GIÁ TRẺ:
Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2010.
MÔN: ÂM NHẠC (T2)
ĐỀ TÀI:
DẠY HÁT: Nu na nu nống.
VĐTN: Đi một hai.
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
 - Cháu biết tên bài hát, hiểu nội dung bài hát.
 - Cháu vận động nhịp nhàng theo bài “Đi một hai”, chú ý lắng nghe cô hát. 
 - Giáo dục cháu ngoan, không khóc nhè, biết vâng lời ba mẹ, biết chào cô. 
II- CHUẨN BỊ:
Tranh bé và các bạn đến trường.
Một con đường ngoằn ngoèo.
III- CÁCH TIẾN HÀNH:
Cho trẻ đi theo đường ngoằn ngoèo đến xem tranh.
Cô hỏi trẻ :
Tranh này vẽ gì?
Đây là ai?
Các bạn đang làmgì?
Cô giới thiệu tên bài hát.
Cô hát 2 lần.
Giảng giải nội dung bài hát.
Em bé ngoan, bé đi học đến lớp bé biết chào cô bé không khóc nhè.Còn các con đến lớp thì sao? Đến lốp các con phải làm gì?
Cả lớp hát vỗ tay 4- 5 lần.
Cá nhân trẻ hát.
Cô hát lại cho trẻ nghe 1 lần nữa.
Các con vừa hát bài hát gì?
Cho trẻ vận động theo nhạc bài “Đi một hai”.
Cô mở nhạc cho trẻ vận động theo nhịp bài hát 3-4 lần.
hỏi lại trẻ :
Các con được vận động theo nhạc bài gì?
Giáo dục trẻ đi học phải ngoan, không khóc nhè, đến lớp biết chào cô.
Nhận xét lớp.
Cho trẻ đi theo đường ngoằn ngoèo về chỗ.
Cho trẻ nghỉ.
MÔN: THƠ (T1)
ĐỀ TÀI: yêu mẹ
I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Trẻ hiểu nội dung bài thơ.
Trẻ biết đọc theo cô từng câu đến hết bài.
Giáo dục trẻ biết thương yêu bạn, biết chơi cùng bạn.
II- CHUẨN BỊ:
 - Trang mẹ bế bé.
 - Mỗi trẻ một rổ hoa và dây sâu.
III- CÁCH TIẾN HÀNH:
Cô tập trung trẻ lại, hát bài “cô và mẹ”.
Bài hát nói về ai?
Cho trẻ xem tranh và hỏi trẻ:
Tranh này vẽ ai?
Đây là ai?
mẹ đang làm gì?
Cô giới thiệu tên bài thơ.
Cô đọc lần 1kết hợp cử chỉ điệu bộ.
Cô đọc lần 2,giảng giải nội dung bài thơ, giải thích từ khó: (sáng sớm, thổi cơm, kề má).
Cả lớp đọc, phân theo nhóm đọc, cá nhân trẻ đọc.
Giáo dục trẻ phải biết thương yêu mẹ, biết vâng lời mẹ.
Phát cho mỗi trẻ một rổ hoa và dây xâu,cho trẻ xâu vòng màu đỏ tặng mẹ.
Nhận xét sản phẩm

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_tuan_3_chu_de_nhanh_cac_co_cac_chu.doc