Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Tuần 20: Chủ đề nhánh: Cây xanh
II. THỂ DỤC - ĐIỂM DANH - TRÒ CHUYỆN:
1. Thể dục:
a. Yêu cầu:
Trẻ tập chính xác các động tác, tập nhịp nhàng theo cô.
b. Nội dung:
Trẻ tập 5 động tác: Hô hấp, tay vai, chân, bụng lườn, bật.
c. Tiến hành:
* Khởi động:
- Cho trẻ đi vòng tròn, chân đi các kiểu xen kẽ: Mũi bàn chân, nghiêng hai bàn chân, đi bằng gót chân, chạy chậm nhanh, chạy nhanh, kết hợp tập hô hấp: Gà gáy. Sau đó cho trẻ về 3 tổ dãn cách đều tập bài tập phát triển chung.
* Trọng động:
Bài tập phát triển chung:
- Tay: Hai tay đưa trước, lên cao( 4l x 4n)
- Chân: Dậm chân tại chỗ.( 4l x 4n)
- Bụng: Đứng cúi gập người về trước.( 4l x 4n)
- Bật: Luân phiên chân trước, chân sau.( 4l x 4n)
h chơi. - Trẻ chơi. - Trẻ chú ý lắng nghe. - Dạ hiểu. - Trẻ thực hiện IV.Hoạt động nối tiếp: Cho trẻ tô màu cây xanh. C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Quan sát có mục đích: - Cho trẻ dạo chơi sân trường.Trò chuyện về một số loại quả. 2. Hoạt động tập thể: - Gieo hạt. - Ai nhanh nhất. 3. Chơi tự do: - Trẻ chơi với đồ chơi dễ lấy dễ cất, chơi tự do. D. HOẠT ĐỘNG GÓC: * Chuẩn bị: gạch, cổng, hoa , cây xanh. - Thõa thuận chơi: + Cô hát bài ” Lại đây với cô” để tập trung trẻ. Cho trẻ ngồi thành vòng tròn. + Cô hỏi trẻ “ giờ này là giờ gì? lớp mình có mấy góc chơi? Là những góc nào? lớp mình đang thực hiện chủ điểm gì? với chủ điểm này, con hãy lựa chọn các chủ đề chơi, nội dung chơi cho phù hợp (nếu ngày đầu của chủ điểm, cô gợi ý trẻ chọn chủ đề chơi, nội dung chơi. Các ngày tiếp theo, trẻ tự chọn chủ đề chơi, nội dung chơi. Cô chỉ gợi ý để các trẻ góc phân vai kết hợp chơi với góc khác). + Trước khi chơi con phải làm sao? (Con chọn góc chơi mà con thích, gắn hình vào góc chơi, ngồi xuống thõa thuận vai chơi). + Trong khi chơi con làm gì? (Con chơi nhẹ nhàng, không la hét, không giành đồ chơi với bạn, không chạy sang góc chơi khác). + Sau khi chơi xong con làm gì? (Con dọn dẹp đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp và đi rửa tay). Cô nhấn mạnh góc trọng tâm. - Quá trình chơi: Cô đến góc phân vai, xây dựng nghe trẻ thõa thuận vai chơi. Cô bao quát các góc, làm bạn cùng chơi và cố vấn. cô đến góc trọng tâm nghe trẻ thỏa thuận. trẻ chơi khi trẻ thể hiện vai chơi chưa tốt hoặc nội dung mà trẻ chơi khô khan. + Góc phân vai: “Bán hàng- gia đình” Người bán hàng phải vui vẻ với khách và báng đúng giá. Gợi ý cho trẻ kết hợp trò chơi gia đình (mỗi ngày yêu cầu cao hơn và kết hợp nhóm khác). + Góc xây dựng: “Xây công viên cây xanh”. Trẻ biết xây công viên cây xanh , có nhiều loại cây, có hoa, ghế đá Mỗi ngày yêu cầu cao hơn. Biết thỏa thuận vai chơi dưới sự hướng dẫn của cô. + Góc nghệ thuật: Tô màu cắt dán, vẽ, nặn một số loại cây, kể chuyện về một số loại cây. Hát vận động nghe hát các bài về chủ điểm. + Góc thiên nhiên: Cô hướng dẫn trẻ cách tưới cây, lau lá cây, nhặt lá úa, chăm sóc cây - Nhận xét sau khi chơi: Cô đến nhận xét từng góc sau đó phân vai sang xây dựng tham quan. Cô tập hợp trẻ lại và nhận xét chung cả lớp. Đ. VỆ SINH - NÊU GƯƠNG - TRẢ TRẺ: - Sửa sang lại đầu tóc, quần áo cho trẻ. - Cho trẻ đi vệ sinh. - Bình cờ. - Trả trẻ. _____________________________________________________________________ KẾ HOẠCH NGÀY - ♣♣♣ - Thứ ba, ngày 17 tháng 01 năm2012 LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC ĐỀ TÀI: ĐỊNH HƯỚNG KHÔNG GIAN TRÊN – DƯỚI, PHẢI - TRÁI, TRƯỚC- SAU. Mục đích- yêu cầu: - Biết xác định đúng vị trí trên - dưới , trái phải, trước - sau của đối tượng khác - Trẻ sử dụng đúng các từ toán học khi diển đạt : Ở trên ,ở dưới ,phía trên bên trái, phía bên, phía trước, phía sau Phát triển kỉ năng quan sát ,so sánh. - Giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ cây xanh. II. Chuẩn bị: - Nội dung tích hợp: + KPKH: Trò chuyện về một số loại quả. + Thơ: "Cây dây leo" + Giáo dục an toàn giao thông. + Giáo dục dinh dưỡng. + Giáo dục bảo vệ môi trường. - Đồ dùng của cô: Mỗi trẻ một búp bê. Tranh lô tô: 1 cái nón, 1 đôi dép, một cái áo, một cái quần, 1 cây chuối, 1 cây dừa. - Đồ dùng của cô: Giống của trẻ nhưng kích thước lớn hơn. III. Tiến trình hoạt động: 1. Ổn định tổ chức: Cho trẻ ngồi quanh cô, hát: “ Lí cây xanh” 2. Nội dung: Dự kiến hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Định hướng không gian trên - dưới, phải - trái, trước - sau của bản thân. - Cô cháu mình vừa hát và vận động bài hát gì? - Thế bài hát nói về đều gì vậy các con? - Bài hát này nói về cây xanh đang rất tươi tốt và có những chú chim đang hót líu lo nữa..Cây xanh cho chúng ta lợi ích gì vậy các con? - À đúng rồi cây xanh cho mọi người bóng mát vậy các con có muốn cùng cô ra góc cây để chúng ta cùng tập thể dục cho có sức khỏe tốt để học tập không? - Khi đi thì các con đi như thế nào? - Các con hãy đưa hai tay tra phía trước đi nào, đưa ra sau, đưa tay sang phải, đưa tay sang trái. - Phía bên trái con có bạn nào? Bên phải có bạn nào? Trước mặt con có gì? Và sau lưng con có gì? ( Cô gọi nhiều cá nhân trẻ trả lời) - Phía trên đầu con có gì? - Phía dưới bàn chân con có gì? - Các con rất là giỏi. cô vỗ tay khen các con nè.Các con ơi! Thế khi cô vỗ tay cô vỗ ở phía nào? - Hôm nay bạn búp bê muốn đến xem lớp mình học có ngoan không? Các con có vui mừng chào đó bạn ấy không? * Hoạt động 2: Định hướng không gian trên - dưới, phải - trái của đối tượng. - Các con học rất ngoan, bạn búp bê đến thăm các con kìa. - Các con hãy cho bạn búp bê đứng ra trước mặt của mình đi. - Cô thấy bạn búp bê đứng một mình buồn quá bây giờ mình hãy trang trí chỗ đứng của búp bê cho đẹp nha. - Bây giờ các con hãy lấy nón đội cho búp bê đi nào. - Rồi các con hãy mang dép cho bạn ấy đi nào. - Tiếp theo hãy để cái áo ở bên phía tay trái của bạn ấy. - Con hãy để cái quần ở bên phía trái búp bê nha. - Con hãy xếp hoa ở trước mặt bạn búp bê và xếp lá ở phía sau bạn búp bê để che mát cho bạn đi nào. - Sau mỗi lần yêu cầu cô thực hiện sau trẻ và hỏi nhiếu cá nhân. - Các con ơi! Nón ở phía nào của búp bê ? - Còn dép ở phía nào? - Áo để phía nào của búp bê. - Thế còn quần để ở phía nào? - Cây chuối ở phía nào so với bạn búp bê? - Cây dừa ở phía nào so với búp bê? - Sau mỗi lần gợi hỏi trẻ cô cho trẻ nhắc lại vị trí của từng đồ dùng. * Hoạt động 3: Củng cố - luyện tập. - Trò chơi : “ Nặn tượng “ + Cách chơi : Trẻ chia thành cặp đối diện.1 bé làm người nặn và 1 bé làm tượng. Bé làm tượng phải bất động theo ý người nặn. Ví dụ: Cô yêu cầu: Hai tay đưa lên trên, tay phải đưa sang bên phải, tay trái đưa lên phía trên, bàn chân trái xếp ở trên bàn chân phải, đá chân ra trước, đá chân ra sau. Sau đó cho trẻ đổi vai chơi, chơi trong vài lần . - Trò chơi : “Trưng bày sản phẩm theo yêu cầu của cô ”. + Cách chơi : Chia trẻ thành 3 nhóm . Mổi nhóm có 1 rổ quả trong đó có: Một ngôi nhà, 1 cây chuối, 1 cây dừa, 1con chó, 1 con mèo, 1 cái ghế, 1 cái bàn.Ví dụ: Cô yêu cầu: Con hãy xếp 1 cây chuối ở phía trước nhà.thì trẻ thực hiện theo cô. Đội nào thực hiện đúng và nhanh sẽ là đội chiến thắng. - Cô cho trẻ chơi - Dạ bài: “ Lí cây xanh” - Trẻ trả lời theo hiểu biết. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời. - Trẻ làm theo yêu cầu của cô. - Trẻ trả lời theo cô. - Dạ có tóc. - Dạ có nền nhà. - Dạ ở phía trước. - Dạ vui.. - Dạ bạn búp bê. - Trẻ thực hiện - Dạ. - Trẻ làm theo yêu cầu của cô. - Trẻ thực hiện. - Trẻ thực hiện. - Trẻ thực hiện. - Trẻ thực hiện. - Trẻ trả lời. - Dạ ở phía trên búp bê. - Ở phía dưới. - Phía tay trái của búp bê. - Phía tay phải của búp bê. - Phía trước của búp bê. - Phía sau của búp bê. - Trẻ trả lời. - Trẻ đứng thành đôi, chơi theo yêu cầu . - Trẻ chú ý lắng nghe. - Trẻ chơi cùng cô. IV. Hoạt động nối tiếp: Cho cháu về góc bổ xung vở tập toán. KẾ HOẠCH NGÀY - ♣♣♣ - Thứ tư, ngày 18 tháng 01 năm 2012 LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ ĐỀ TÀI: TRUYỆN "CHÚ ĐỖ CON" I. Mục đích – yêu cầu: - Trẻ hiểu được nội dung truyện. - Thông qua nội dung truyện trẻ biết được quá trình phát triển của cây. - Trẻ biết suy nghĩ để đặt tên truyện theo khả năng hiểu biết của mình. - Giáo dục trẻ biết bảo vệ và chăm sóc cây xanh. II. Chuẩn bị: - Nội dung tích hợp : + Âm nhạc: "Em yêu cây xanh". + KPKH: Trò chuyện về một số cây xanh. + Toán: Đếm số tiếng tên truyện. + Giáo dục dinh dưỡng. + Giáo dục an toàn giao thông. - Đồ dùng của cô : +Tranh minh hoạ truyện “ Chú đỗ con” +Tên truyện. III. Tiến trình hoạt động: 1. Ổn định : Cho trẻ ngồi quanh cô, đọc thơ: " Em yêu cây xanh” 2. Nội dung : Dự kiến hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Trò chuyện. - Con vừa vận động bài hát gì? - Bài hát nói lên điều gì vậy các con? - Nhà các con có trồng nhiều cây xanh không? - Các con có biết trồng cây xanh cho ta lợi ích gì không? - Thế làm thế nào để cây mau lớn? - À, để cây mau lớn thì phải trải qua nhiều giai đoạn và cần rất nhiều yếu tố để cây phát triển tốt các con có muốn biết đó là những yếu tố gì không? - Vậy bây giờ các con hãy thật chú ý nghe cô kể câu chuyện này nha. * Hoạt động 2: Cô kể truyện diễn cảm. - Cô kể lần 1: cô kể diễn cảm thể hiện qua giọng kể, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ. - Cô đọc lần 2 kết hợp xem tranh . Nêu nội dung: Câu chuyện nói chú đỗ con lớn lên được là nhờ vào chị gió, cô mưa xuân, Ông mặt trời chăm sóc đó các con. * Hoạt động 3: Đàm thoại, trích dẫn - Câu chuyện nói đến cây gì vậy các con? - Thế các con có biết cây đỗ là cây gì không? - À, ở miền Bắc người ta gọi là cây đỗ, còn ở miền Nam người ta gọi là cây đậu đó. Các con biết chưa? - Cô kể: Chú đỗ con.một năm, khi tỉnh dậy thì chuyện gì xảy ra với đỗ con? - Chợt đỗ con nghe được gì vậy con? - Và đỗ con đà hỏi gì? Bạn nào giả giọng được đỗ con nè. - Bỗng có tiếng trả lời của ai? - Cô mưa xuân xuất hiện để làm gì vậy các con? - Khi được tắm mát.ngủ khì . thì ai xuất hiên nữa. Và xuất hiện để làm gì? - Chuyện gì đã xảy ra với đỗ con? - Các con có biết Chiếc áo khoác của đỗ con hay còn gọi là gì không? - À đó là vỏ đậu đó các con. - Rồi chị gió xuân..êm ái. Bỗng nhiên ai đã xuất hiện là đỗ con thức vậy? - Bác mặt trời đã nói gì với đỗ con? Bạn nào có thể giả giọng ông mặt trời nào? - Đỗ con có chịu thức dậy không? Vì sao vậy? - Ông mặt trời đã động viên đỗ con như thế nào? - Cô tóm ý: kể tiếp đến hết truyện. - Các con thấy câu chuyện này có hay không? - Nếu vậy thì các con hãy đặt xem câu chuyện này mình nên đặt tên gì? - Cô gọi 3 – 4 trẻ đặt tên truyện. - Cô thấy các con đặt cho câu chuyện những cái tên rất hay, câu chuyện này tác giả Viết Linh cũng đặt tên là “Chú đỗ con” đó các con! - Cô đưa từ chỉ tên truyện “Chú đỗ con ” cho trẻ đọc 2 lần. - Tên truyện có mấy tiếng? - Các con đếm lại cùng cô nào! * Hoạt động 4: Kết thúc - Các con hãy cho
File đính kèm:
- giao_an_mau_giao_lop_choi_tuan_20_chu_de_nhanh_cay_xanh.doc