Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Tuần 2: Một số luật giao thông
1. Hoạt động 1: “Vào rừng xanh”
- Cô kể 1 đoạn truyện “Bác Gấu đen và hai chú thỏ”
- Cùng đi thăm Bác Gấu.
- Cho trẻ đi vòng tròn theo nhạc kết hợp các kiểu: đi thường, kiểng gót, đi bằng gót chân, chạy chậm, chạy nhanh
2. Hoạt động 2:
+ Sắp đến nhà Bác Gấu rồi, đường càng lúc càng khó đi, chúng ta cần tập luyện tay chân dẻo dai mới đi tiếp được.
* BTPT chung:
Tay 1: Hai tay ra trước lên cao
Chân 2: Ngồi khuỵu gối
Bụng 1: Đứng quay người sang 2 bên.
Bật 2: Bật tiến về trước
Vận động cơ bản “Bắt chước Bác gấu”
- Cô đọc câu đố:
Con vật to lớn
Thích ăn mật ong
Mùa đông đi ngủ
Xuân sang dậy rồi?
+ Bác Gấu có dáng đi như thế nào ?
+ Đi bằng mấy chân?
+ Đi 4 chân như thế gọi là bò cao
+ Hôm nay lớp mình cùng tập chui qua cổng hang như bác gấu nhé !
- Mời 1 – 2 cháu lên thực hiện mẫu
- Cô giải thích: - TTCB: Bò cao lòng bàn tay úp sát mặt đất và chú ý cẳng chân thẳng gối hơi khuỵu, đầu ngẩng , nâng cao mông. Khi bò phối hợp tay nọ chân kia (như TTCB).
tiết để trẻ nối. - Bút lông - Băng keo. 1. Hoạt động 1: Trò chơi: “Đi chơi rừng xanh” * Yêu cầu: Trẻ nhận biết được đặc điểm chung của 1 số con vật sống trong rừng. - Cho trẻ đi vào rừng qua bài hát “Gà trống, mèo con và cún con”, đến mô hình: “Ôi! Các con vật đi đâu hết rồi!” + Có một câu chuyện kể rằng: “Trời mưa ào ào và bất chợt có một tiếng gõ cửa “cốc cốc gọi cháu thỏ ơi! Cho bác vào với, bác ướt hết rồi” đó là ai ? Trong câu chuyện gì? - Cho trẻ xem hình con gấu. Gợi ý cho trẻ quan sát về đặc điểm hình dáng bên ngòai, thức ăn, nơi sống của gấu. + Gấu sống ở đâu? Gấu có những bộ phận gì? Dáng đi làm sao, đi bằng gì? + Gấu thích ăn gì? Gấu còn biết làm gì? * Tổng hợp: Gấu là động vật sống trong rừng tự kiếm ăn, tự bảo vệ, là loại thú dữ. Đặc điểm đặc trưng thích ăn mật ong, dáng đi khệnh khạng. + Ngoài gấu ra trong khu rừng còn có những con thú gì nữa? + Các con thấy những con vật này ở đâu? - Cho trẻ đi tìm các con vật vừa kể tên, kết nhóm theo các con vật giống nhau, từng nhóm thi kể về con vật của nhóm. Nhóm khác bổ sung (gợi ý tương tự con gấu). à Đây là 1 số con vật ở trong rừng mỗi loại đều có đặc điểm khác nhau nhưng chúng đều là những động vật quí hiếm vì vậy mọi người không được chọc phá, phải chăm sóc cho chúng. Còn các con thì phải làm sao? 2. Hoạt động 2 : Trò chơi: Thi đội nào nói nhanh. * Yêu cầu: Trẻ chú ý nói nhanh tên các con vật, đặc điểm nổi bật và thức ăn của 1 số con vật sống trong rừng. * Cách chơi : - Trẻ kết số lượng theo yêu cầu. - Cô là người điều khiển, rút từng thẻ hình đưa lên, của nhóm nào nhóm đó nói tên con vật và đặc điểm con vật đó. VD : Rút hình vòi con voi. + Đây là bộ phận của con gì? + Con voi có đặc điểm gì nổi bật? + Con voi thích ăn gì? (lần lượt hỏi hết các con khác đặc điểm). + Làm dáng đi con voi. 3. Hoạt động 3: Trò chơi: “Hãy tìm giúp tôi”. * Yêu cầu : Trẻ tìm và nối được chi tiết thiếu cho đúng vào các con vật gấu, voi, khỉ, hổ. * Cách chơi: - Lần 1: Từ 4 nhóm trên. Trẻ xếp hàng dọc thực hiện từng trẻ, mỗi nhóm có 1 bìa có sẵn các hình con vật gấu, voi, khỉ, hổ nhưng thiếu 1 số chi tiết như tai, vòi, chân, đuôi. - Thi đua nhóm nào nối nhanh chính xác là thắng cuộc. à Cô kiểm tra lại và ghi kết quả. - Lần 2: Nối nhóm thức ăn vào đúng sở thích các con vật. VD: Gấu à mật ong. Khỉ à trái cây Kết thúc: Tiết 2 MÔN: TẠO HÌNH ĐỀ TÀI: Nặn con nhím. YÊU CẦU CHUẨN BỊ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG - Trẻ hiểu nhím có cấu tạo đặc trưng là bộ lông nhọn, khi nhím hoạt động bình thường thì lông sát vào thân, khi nhím tự vệ thì lông dựng đứng. - Củng cố kỹ năng lăn tròn, lăn dài, vuốt nhọn. Kỹ năng mới: lăn dọc nhỏ dần một đầu, dỗ bẹt 1 mặt của thỏi đất, dùng tay kéo các mẫu đất nhỏ lên trên viên đất tạo thành lông nhím, khuyến khích trẻ sáng tạo qua ý tưởng dùng NVL mở để làm lông nhím. - Giáo dục trẻ yêu quý sản phẩm của mình, của bạn và cố gắng hoàn thành sản phẩm của mình Mẫu nặn: + Nhím có bộ lông bình thường (lông áp sát mình nhím bằng tăm) + Nhím đang tự vệ (lông dựng đứng,vuốt đất làm gai) - Đất nặn, bảng nặn, điã đựng sản phẩm, bảng tên đủ theo yêu cầu hoạt động - Phụ liệu: Tăm tre, ống hút, hạt đậu - Máy cassette + băng nhạc 1. Hoạt động 1: Giới thiệu - Cô đọc câu đố để đố trẻ: Người ta mượt tóc mượt lông Riêng nó lông nhọn như trong sắt này Trời sinh để tự vệ đây Con chi đáp đúngvôc tay khen tài? + Ai biết gì về con nhím kể cho cô và các bạn nghe? + Con nhím có gì đặc biệt? + Các nghệ nhân đã nặn những con nhím rất đẹp, các con cùng xem. 2. Hoạt động 2 : Quan sát và làm mẫu + Có bao nhiêu con nhím? + Các con có nhận xét gì về con nhím? + Con xem 2 con nhím này có gì khác nhau? + Tại sao con nhím có bộ lông khác nhau? + Nhím sống hoạt động bình thường thì bộ lông lúc nào cũng ép sát và xuôi về 1 phía, còn khi nhím tự vệ thì bộ lông dựng đứng. - Cô làm mẫu, phân tích cách làm và kết hợp hỏi trẻ để khắc sâu kỹ năng. + Thế làm cách nào để nặn được con nhím? (Lăn tròn, lăn dọc 1 đầu to 1 đầu nhỏ, dỗ bẹt và cùng các ngón tay vuốt miết tròn đều 2 đầu cho mịn ) + Theo con thì có cách nào làm gai con nhím? - Cô hướng dẫn trẻ làm gai nhím từ cách vuốt đất ra: Dùng 2 ngón tay kéo đất từ mình nhím vuốt nhọn. 3. Hoạt động 3: “Bé tập làm nghệ nhân” - Cô mở nhạc không lời cho trẻ thực hiện - Quan sát trẻ làm gợi ý trẻ sử dụng NVL (ống hú, tăm tre làm gai nhím, hạt đậu đen làm mắt) làm gai và tạo dáng bộ lông nhím cho thật lạ mắt. - Cô bao quát giúp đỡ những trẻ yếu, động viên các cháu hoàn thành sản phẩm. 4. Hoạt động 4: “Sản phẩm nghệ nhân” * Yêu cầu: Trẻ để theo chủng loại lông (lông ép sát, lông dựng đứng) + Con có nhận xét gì những con nhím? + Theo con con nhím nào lạ, lạ chỗ nào? - Cô xen kẽ nhận xét sản phẩm nặn đẹp, cân đối, sản phẩm có sáng tạo, lạ xen kẽ tác phẩm trình bày ý tưởng + Các con nghĩ xem với những sản phẩm này mình sẽ chơi tiếp gì trong hoạt động góc? Kết thúc: Hát “Trời nắng, trời mưa” mang sản phẩm tặng cho phòng triễn lãm. HOẠT ĐỘNG GÓC YÊU CẦU CHUẨN BỊ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG - Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ của trò chơi. - Liên kết các góc chơi với nhau và không tranh giành đồ chơi với bạn. - Đồ dùng đồ chơi ở các góc. - Góc phân vai: Cửa hàng bán các con vật - Góc xây dựng: Xây vườn bách thú - Góc nghệ thuật: Tô màu, cắt dán tranh động vật. - Góc học tập: Xem tranh truyện về các con vật sống trong rừng. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI YÊU CẦU CHUẨN BỊ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Hoạt động có mục đích: Quan sát một số loài thú (thỏ, hươu, nai) - Trẻ thoải mái, tự nhiên khi tham gia cùng lớp. - Hứng thú và thích khám phá, tìm hiểu. 2. Trò chơi vận động: Kéo co -Trẻ biết cách chơi và chơi đúng luật trò chơi vận động.. - Bên nào giẫm vào vạch chuẩn trước là thua cuộc. 3. Chơi tự chọn: -Trẻ biết chơi theo nhóm và tự chọn trò chơi theo ý thích. - Tranh động vật: Thỏ, hươu, nai... - một sợi dây thừng dài 6m - Vẽ một vạch thẳng làm ranh giới giữa 2 đội. - Đồ dùng đồ chơi dễ lấy đễ cất - Hướng trẻ đến nơi cô cần cho cháu quan sát. - Gợi ý cháu trả lời về một số đặc điểm của động vật (Thỏ, hươu, nai) + Tên gọi + Nơi sống + Thức ăn + Lợi ích đối với con người + Biện pháp bảo vệ - Cách chơi: (Sách tuyển tập trò chơi bài hát thơ truyện mẫu giáo 4 – 5 tuổi theo chủ đề Tr 42). - Cô cho cháu tự vui chơi theo ý thích. - Nhắc nhở, quan sát khi cháu chơi. Thứ tư ngày 13 tháng 01 năm 2010 HOẠT ĐỘNG CHUNG MÔN: TOÁN ĐỀ TÀI:Đếm đến 4, nhận biết các con vật có số lượng 4. YÊU CẦU CHUẨN BỊ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG - Củng cố, nhận biết các nhóm có số lượng trong phạm vi 3. - Nhận biết các nhóm có 4 đối tượng – đếm đến 4. Sử dụng các từ toán học: to, nhỏ, tất cả. - Luyện các kỹ năng tư duy, chú ý, quan sát, so sánh, kỹ năng đếm. - Giáo dục trẻ biết hợp tác, chia sẽ cùng nhau. - Đồ dùng: + Thẻ chấm tròn từ 1 à 4 + Tranh chủ điểm trại chăn nuôi có vịt, gà, bò, heo: ( 3 con gà con, 2 con heo, 3 con vịt, 1 con cá) + 3 chiếc thuyền bằng giấy có chấm tròn ( 1, 2, 3 ) + Mỗi trẻ 1 cái mũ có hình gà, vịt, bò, heo 1. Hoạt động 1: Ôn số lượng 3 Đi tham quan trại chăn nuôi. * Củng cố - nhận biết các nhóm có số lượng trong phạm vi 3. - Cô tạo tình huống cho trẻ đi tham quan trại chăn nuôi bằng thuyền + Có mấy chiếc thuyền? + Mỗi chiếc thuyền như thế nào? + Những chiêc thuyền này có gì khác nhau? - Cô cho trẻ đi lấy vé có số lượng chấm tròn tương ứng với chiếc thuyền sẽ đi. - Hỏi trẻ về số lượng trên từng thuyền. - Cho trẻ làm động tác chèo thuyền (hát “Em đi chơi thuyền”) 2. Hoạt động 2: Nhận biết các nhóm có số lượng 4. - Cho trẻ quan sát tranh + Có bao nhiêu vịt, gà, bò, heo? - Trẻ gắn thẻ chấm tròn tương ứng với số lượng các con vật. + Ồ, có một chị gà mái đang tìm con, thế bây giờ đàn gà có bao nhiêu con? - Cô nói 3 thêm 1 là 4. + Số lượng gà, vịt như thế nào với nhau? + Muốn 2 nhóm bằng nhau và bằng 4 ta phải làm sao? (thêm 1) + Để chỉ nhóm có 4, người ta dùng mấy chấm tròn? - Cô giới thiệu chữ số 4. 3. Hoạt động 3: TC “Tìm bạn” - Luyện sự chú ý cho trẻ, biết tạo nhóm có đủ số lượng 4, phân loại nhóm gia súc, gia cầm. - Cho trẻ đội mũ các con vật - Lần 1: Kết nhóm gà, vịt, heo, bò có số lượng 4. - Lần 2: Trẻ biết kết nhóm gà to, gà nhỏ, vịt to, vịt nhỏ có số lượng 4. - Lần 3: Phân loại từng nhóm gia cầm, gia súc có số lượng 4 theo đặc điểm riêng về hình dạng, kích thước (Trẻ phân nhóm gia cầm: Chân không có màng, mỏ nhọn, mỏ dẹp, chân có màng. Gia súc: đẻ con, cho sữa thành từng nhóm có số lượng 4). Phân loại nhóm gia cầm, gia súc theo ý của trẻ. TC “Khúc hát của những con vật ngộ nghĩnh” YC: Nghe bao nhiêu tiếng gõ thì làm tiếng kêu các con vật đó bấy nhiêu lần. Lần 1 : Cô cho trẻ về theo nhóm có mũ gà, vịt, heo, bò + Gõ 4 tiếng à nhóm gà hát ( chíp chíp) + Gõ 3 tiếng à nhóm vịt hát ( cạo cạp ) + Gõ 2 tiếng à nhóm bò hát ( ụm bò ) + Gõ 4 tiếng à nhóm heo hát ( ụt ụt ) - Lần 2: Cho các nhóm đồng thanh hát theo số tiếng gõ + Gõ 4 tiếng + Gõ 3 tiếng Kết thúc: HOẠT ĐỘNG GÓC YÊU CẦU CHUẨN BỊ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG - Trẻ chơi tương đối thành thạo, biết chơi có nề nếp không ồn ào, nghịch phá. - Đoàn kết với nhau trong khi chơi, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ. - Đồ dùng đồ chơi ở các góc. - Góc phân vai: Phòng khám thú y - Góc xây dựng: Xây vườn bách thú - Góc nghệ thuật: Xếp hình, hột hạt từ các con vật - Góc thiên nhiên: Chơi với cát và nước, đóng các con vật. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI YÊU CẦU CHUẨN BỊ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Hoạt động có mục đích: Quan sát con voi - Trẻ tập trung chú ý, tích cực trong hoạt động. - Nhanh nhẹn, biết làm theo các yêu cầu. 2. Trò chơi vận động: Mèo bắt chuột -Trẻ biết cách chơi và chơi đúng luật trò chơi vận động.. 3. Chơi tự chọn: -Trẻ biết chơi theo nhóm và tự chọn trò chơi theo ý thích. - Tranh: con voi -Một mũ chuột, một mũ mèo. -Trống lắc. -Sân rộng, thoáng mát - Đồ dùng đồ chơi dễ lấy đễ cất - Hướng trẻ đến nơi cô cần cho cháu quan sát. - Gợi ý cháu trả lời về một số đặc điểm loài voi + Hình dáng + Thức ăn + Ích lợi + Cách chăm sóc, bảo vệ - Cách chơi: (Sách tuyển tập trò chơi bài hát thơ
File đính kèm:
- giao_an_mau_giao_lop_choi_tuan_2_mot_so_luat_giao_thong.doc