Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Tuần 2, Đề tài: Sân trường của bé

* Động tác TDS

- Hô hấp: Còi tàu

- Tay: Đưa tay ra trước,gập khuỷu tay

- Bụng: Quay người sang 2 bên

- Chân: Đứng 1 chân nâng cao,gập gối

- Bật: Tiến

* Thể dục theo nhạc: Theo chủ điểm trường mầm non

1. Khởi động: Cho trẻ đi bộ kết hợp với đi kiễng chân, đi bằng gót chân, đi kết hợp với chạy Sau đó cho trẻ về

đội hình 4 hàng ngang và tập các động tác thể dục

2. Trọng động: Trẻ tập cùng cô mỗi động tác thực hiện 2x4 lần.

3. Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng 1-2 vòng kết hợp hít thở nhẹ nhàng.

 

doc10 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 15/02/2022 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Tuần 2, Đề tài: Sân trường của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chơi tự do
Hoạt động góc
* Góc XD: Xây hàng rào trồng cây, trồng hoa, lắp ráp đồ chơi trong trường mầm non bằng các nguyên liệu mở: 
vỏ hộp, lon bia, lõi giấy vệ sinh,(Góc trọng tâm)
* Góc PV: Cô giáo, bác sĩ,gia đình cho búp bê ăn
* Góc VH: Đọc thơ theo tranh: Bập bênh
* Góc TH: Tô màu đồ chơi trong trường mầm non, vẽ về trường mầm non...
* Góc Toán: Luyện kỹ năng so sánh, nhận biết sự khác nhau về số lượng của hai nhóm đồ vật
* Góc ÂN: Sử dụng các dụng cụ âm nhạc, hát các bài hát về trường MN
*Góc bán hàng: Bán đồ dùng phục vụ trường lớp
Hoạt động chiều
Vận động sau ngủ dậy
Tập vận động theo nhạc bài : “Ô, sao bé không lắc”
1. Hướng dẫn TCHT:Những chiếc giầy tìm đôi
2.Chuẩn bị đồ dùng: Trẻ xếp lô tô về những đồ chơi trên sân trường
3. Chơi tự chọn
1. Ôn kỹ năng VS:
Rửa mặt
2. Chơi TCVĐ: Mèo đuổi chuột
3. Chơi tự chọn
1. Ôn TCHT:
Những chiếc giầy tìm đôi
2. Dạy đồng dao
Dềnh dềnh dàng dàng
3. Chơi tự chọn
1. Các câu đố về đồ dùng, đồ chơi trường MN
2. Chơi TCDG:
Rồng rắn lên mây
3. Chơi tự chọn
1.BDVN
Biểu diễn các bài hát trong
 CĐ
2. Nêu gương bé ngoan
3. Chơi tự chọn
 Thứ hai ngày 19 tháng 9 năm 2011
Tên Hoạt Động:
Mục đích,yêu cầu:
Chuẩn bị
Cách tiến hành:
Lưu ý:
GDÂN
 Dạy VĐ: Đu quay(trọng tâm)
Nghe hát: Trường mẫu giáo yêu thương
TC:Ai đoán giỏi
*Kiến thức:
-Trẻ biết VĐ đúng theo bài hát
-Hát đúng lời ca
-Hiểu nội dung bài hát được nghe
*Kỹ năng:
- VĐ nhịp nhàng theo lời bài hát đu quay
-Hát theo đúng nhạc
*Thái độ:
-Hứng thú trong tiết học
-Đàn organ
1>ổn định tổ chức:
- Cô cho trẻ xem đoạn video về trường mầm non,sân trường mầm non,có đồ chơi và các bạn nhỏ ..Cô gợi ý trẻ nêu lên cảm nghĩ của mình
2>Bài mới:
*Dạy VĐ(trọng tâm) Đu quay(VĐ minh hoạ)
-Cô cho trẻ nghe một đoạn nhạc bài “Đu quay” Trẻ đoán xem đây là bài hát nào
-Ôn hát “Đu quay”:Cả lớp hát 1-2 lần.
Dạy VĐ:Cô gọi 1-2 trẻ thử VĐ theo lời bài hát
-Cô VĐ mẫu lần 1(có nhạc)
-Cô VĐ lần 2 (không nhạc): 
 +Dạy vận động ( đội hình hàng ngang)
-Cô hướng dẫn lại những động tác khó( từng động tác tương ứng với mỗi câu hát)
- Cả lớp hát + VĐ:1 lần
-Cả lớp vận động chậm(2-3 lần) cùng cô, cô sửa sai nếu cần)
- Luân phiên tổ – nhóm – cá nhân
*Nghe hát: Trường mẫu giáo yêu thương
-Cô giới thiệu bài hát
 Lần 1 :Cô hát với đàn:Hỏi trẻ tên bài hát
Lần 2:Cô hát lần 2 không đàn: Cô hỏi trẻ cảm nhận thế nào về giai điệu bài hát?Bài hát nói về tình cảm của bạn nhỏ với cô giáo và ngôi trường mầm non thân yêu của mình.
Lần 3: Cho trẻ nghe băng
3>Kết thúc: Trẻ cất ghế
Thứ ba ngày 20 tháng 9 năm 2011
Thời gian
Tên HĐ
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Thứ3 (20/9)
HĐ khám phá xã hội :
Sân trường của bé
* Kiến thức:
- Trẻ biết kể về những đồ dùng,đồ chơi ở ngoài trời
-Biết sân trường là nơi hằng ngày được vui chơi và tham gia hoạt động tập thể
* Kỹ năng:
- Thông qua hoạt động trẻ được phát triển khả năng ghi nhớ, ngôn ngữ
-Phân biệt những điểm giống và khác nhau giữa sân nhà và sân trường mầm non
* Thái độ:
- Trẻ có tình cảm với trường, với lớp, yêu quý bạn bè, cô giáo
- Trẻ có ý thức giữ gìn và bảo vệ trường lớp
* NDTH: 
Âm nhạc: Hát múa bài “ Cháu đi mẫu giáo”
Tạo hình: Tô màu đồ dùng, đồ chơi
*Địa điểm học:
Cô cho trẻ tập trung ngoài sân trường(Nơi có bóng mát,dễ quan sát
*Đồ dùng của trẻ:
-
1.Ôn định tổ chức:
- Cô và trẻ cùng nhau đi dạo và đàm thoại về những thứ có trên sân trường
2. Bài mới: Tìm hiểu,khám phá sân trường
 a) Quang cảnh,cây,hoa và đồ chơi trên sân trường:
-Chúng mình thấy sân trường của chúng mình như thế nào? 
-Nhìn cảnh vật sân trường,chúng mình có cảm nhận gì?
-Các bác lao công còn trồng gì để sân trường đẹp và có bóng mát? Có những hoa và cây che bóng mát nào?Chúng mình thích những loại hoa,loại cây nào?
-Trên sân trường có những loại đồ chơi ngoài trời nào? Những đồ chơi đó được làm từ vật liệu gì? Khi nào chúng mình được chơi đồ chơi ngoài trời? Con thích đồ chơi nào nhất? Khi chơi chúng mình phải ra sao?
- Sân trường mình rộng hay hẹp? Sân nhà chúng mình rộng hơn hay sân trường rộng hơn? Rộng hơn như thế nào?
* Cô chốt lại: Sân trường mình rộng,rất đẹp,rất mát vì trồng nhiều hoa và cây.Trên sân trường có nhiều đồ chơi,chúng mình thường được chơi khi cô cho ra sân,giờ ra về.Khi chơi chúng mình không được xô đẩy nhau,cùng nhau giữ gìn đồ chơi.
 b) Sân trường là nơi tổ chức các hoạt động tập thể và vui chơi:
 - Vừa rồi trường mình tổ chức chương trình Tết trung thu,văn nghệ,chúng mình được ngồi xem ở đâu? Khi được xem trên sân trường chúng mình cảm thấy thế nào?
- Giờ học nào chúng mình được học trên sân trường?
*Cô chốt lại: Sân trường không chỉ để vui chơi mà còn là nơi chúng mình học,xem và tham gia các hoạt động văn nghệ.
 c) Mở rộng: Ngoài những đồ chơi,trên sân trường còn có những công trình nào làm sân trường thêm đẹp? ( Hòn non bộ,núi đá,bể cá)
 d) Giáo dục: 
-Sân trường mình luôn xanh,sạch,đẹp như vậy là nhờ công lao của ai? Các bác bảo vệ và lao công đã làm gì để sân trường luôn đẹp? Để sân trường luôn sạch đẹp thì chúng mình phải làm gì?
*ôn luyện củng cố:
- TC 1: Nói cho đúng
Cô nói tên một đồ chơi bất kỳ,trẻ trả lời đồ chơi đó là đồ chơi ở trong lớp hay ngoài trời.
- TC 2: Cô cho trẻ vẽ bằng phấn đồ chơi ở trường mầm non
3 .Kết thúc: Trẻ giúp cô thu dọn đồ dùng
Thứ năm ngày 22 tháng 9 năm 2011
Thời gian
Tên HĐ
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Thứ5 (22/9)
1.HĐ LQVT:
Dạy trẻ so sánh, nhận biết sự khác 
nhau về số lượng của 2 nhóm đồ vật
* Kiến thức:
- Trẻ biết được sự khác nhau về số lượng giữa hai nhóm đối tượng. 
- Sử dụng đúng từ nhiều hơn – ít hơn
* Kỹ năng: 
- Kỹ năng xếp tương ứng 1-1
- Biết cách chơi trò chơi theo yêu cầu của cô
* Thái độ:
- Trẻ học hứng thú
- Phát triển ở trẻ tư duy nhanh nhạy
* NDTH:
Đọc thơ: “Năm chú
rùa”
Tạo hình: Tô đồ vật có số lượng nhiều hơn
- Mỗi trẻ 4 hình tam giác, 4 hình vuông, 4 hình tròn
- Đồ dùng của cô giống của trẻ
- Một số nhóm đồ dùng đồ chơi có số lượng bằng nhau và khác nhau bầy xung quanh lớp
1. Ôn định tổ chức:
 Cho trẻ đọc thơ: “Năm chú rùa”
2. Bài mới:
* Phần 1: Ôn tập so sánh, nhận biết sự giống và khác nhau về số lượng giữa 2 nhóm đồ vật
- Cô cho trẻ tìm xung quanh lớp những nhóm đồ vật có số lượng bằng nhau và không bằng nhau, xếp tương ứng 1-1 -> Trẻ tìm và diễn đạt bằng ngôn ngữ của trẻ
* Phần 2: Trẻ so sánh nhận biết sự khác nhau về số lượng giữa 2 nhóm đồ vật:
- Trẻ lấy rổ về ngồi hình chữ U
+ Lấy tất cả hình vuông trong rổ ra.Sau đó cô yêu cầu trẻ lấy 3 hình tam giác.Mỗi hình tam giác xếp trên một hình vuông(xếp từ trái sang phải)
+ Cô cho trẻ nhận xét số hình vuông và hình tam giác.Số hình vuông và hình tam giác số nào ít hơn? Số nào nhiều hơn?Vì sao? ( Cô cho trẻ đếm để so sánh)
+Cô cất hoặc thêm các hình để trẻ so sánh.
+ Trẻ sử dụng đúng từ không bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn.
*Ôn luyện củng cố:
 + “ Tìm nhanh”: Cho trẻ tìm xung quanh lớp, trên cơ thể mình những bộ phận có số lượng bằng nhau 
 + “ Tô cho đúng”: Trẻ tô đồ vật có số lượng không bẳng nhau
3. Kết thúc: 
- Khen động viên trẻ
- Trẻ g iúp cô thu dọn đồ dùng.
Thứ sáu ngày 23 tháng 9 năm 2011
Thời gian
Tên HĐ
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Thứ 6 (23/9)
HĐ vẽ: 
Tô tranh trường mầm non
(Tiết đề tài)
* Kiến thức:
- Trẻ biết cách chọn màu và tô màu phù hợp với bức tranh
- Cho trẻ làm quen với cách tô màu nền
- Trẻ biết đặt tên cho bức tranh của mình
* Kỹ năng:
- Luyện cho trẻ kỹ năng vẽ và tô màu
- Rèn cho trẻ kỹ năng di màu đều tay, tô không chờm ra ngoài
- Ngồi học đúng tư thế
* Thái độ:
+ Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
+ Trẻ biết yêu quí và trân trọng sản phẩm của mình làm ra.
*Tích hợp:
- Hát múa “Vui đến trường”
- Tranh gợi ý của cô
- bút sáp màu
- Vở của trẻ
- Đàn organ
1. ổn định tổ chức: 
- Cô và trẻ cùng hát và vận động bài “Vui đến trường”
2. Bài mới: 
* Cô cho trẻ xem tranh gợi ý và nhận xét:
- Cô cho trẻ nhận xét:
+ Các con có nhận xét gì về bức tranh này?
+ Bức tranh vẽ gì? Con có nhận xét gì về các đồ chơi trong hình? Chúng được tô màu như thé nào?
+ Còn các bạn nhỏ trong hình được tô màu ntn?
+ Cô và trẻ cùng đàm thoại về cách cầm bút, cách di mầu (tô đều, đẹp, không chờm ra ngoài)
 * Trẻ thực hiện: 
+ Cô hướng dẫn trẻ tư thế ngồi và cách cầm bút, cách chọn màu để tô, khuyến khích trẻ tô màu nền.
+ Cô đi bao quát và gợi ý giúp trẻ còn lúng túng.
+ Khuyến khích trẻ chưa làm được.
* NX sản phẩm: Cô nhận xét chung
+ Chọn 3-4 bài đẹp cho trẻ nhận xét và trưng bày sản phẩm.
3. Kết thúc : 
- Nhận xét tiết học. 
 - Trẻ giúp cô thu dọn đồ dùng
Thứ tư ngày 21 tháng 9 năm 2011
Thời gian
Tên HĐ
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Thứ tư 
(21/9)
1.
 HĐ thơ:
Bập bênh
 ( Loại tiết đa số trẻ chưa biết)
2.HĐ phát triển vận độnt:
- Bò bằng bàn tay và bàn chân 3-4 m
-TC: Rồng rắn lên mâ
* Kiến thức:
-Trẻ nhớ tên bài thơ , tên tác giả: Bập bênh ( Lê Tấn Hiển)
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ:Cảm giác vui thích khi các bạn cùng nhau chơi bập bênh .
* Kỹ năng: 
- Đa số trẻ thuộc thơ, rõ lời của bài thơ.
 Trẻ trả lời đủ câu, diễn đạt được theo suy nghĩ của mình, không nói ngọng.
* Thái độ:
- Trẻ có ý thức chia sẻ, nhường nhìn nhau khi chơi.Biết giữ gìn đồ dùng,đồ chơi khi chơi
*Kiến thức:
-Trẻ biết bò bằng bàn tay và bàn chân
*Kỹ năng:
-Đa số trẻ đã có kỹ năng bò cao
-Trẻ biết dùng bàn tay và bàn chân bò đúng động tác
-Chơi trò chơi đúng luật,đúng cách
*Thái độ:
-Hứng thú tham gia hoạt động
-Biết nghe và làm theo hiệu lệnh của cô.
- Tranh minh hoạ cho nội dung bài thơ
-Đàn organ
.
- Vạch tập thể dục
- Sân tập sạch phẳng.
. 1. ổn định tổ chức:
- Cô cho cả lớp hát bài : “Chơi bập bênh”.
- Các con vừa hát bài gì? Bài hát nói về thứ gì?
2. Bài mới: Dạy bài thơ “bập bênh”
- Có một bài thơ nói về niềm vui thích của các bạn nhỏ khi chơi bập bênh,bài thơ có tên là “Bập bênh” do tác giả “ Lê Tấn Hiển” sáng tác
- Cô đọc bài thơ diễn cảm lần 1(giới thiệu tên bài thơ, tác giả)
- Cô dọc diễn cảm lần 2( Tranh mịnh họa)
* Trích d

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_tuan_2_de_tai_san_truong_cua_be.doc