Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Đề tài: Tách, gộp nhóm có 4 đối tượng thành 2 phẩn

I. Mục đích - yêu cầu:

* Kiến thức:

- Củng cố đếm đến 4, nhận biết chữ số 4.

- Trẻ biết tách - gộp nhóm đồ dùng đồ chơi có số lượng 4 thành 2 phần bằng nhiều cách khác nhau (1 - 3; 2 - 2) và biết gộp 2 nhóm đồ dùng đồ chơi lại với nhau có số lượng 4. Biết diễn đạt kết quả của mình.

- Biết chơi các tro chơi do cô tổ chức.

* Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng đếm

- Rèn kỹ năng tách và gộp nhóm có 4 đối tượng thành 2 phần theo nhiều cách khác nhau (1-3; 2-2), biết so sánh và nói kết quả sau khi tách, gộp.

- Phát triển tư duy, ngôn ngữ cho trẻ.

- Rèn kỹ năng chơi các trò chơi theo cô tổ chức.

* Thái độ:

Trẻ có nề nếp và thói quen, hứng thú, chú ý trong giờ học, tích cực tham gia hoạt động, biết phối hợp cùng bạn khi chơi.

 

doc9 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 2194 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Đề tài: Tách, gộp nhóm có 4 đối tượng thành 2 phẩn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
úc, các con hãy quan sát xem đó là hoa gì ? (hoa hồng)
- Cô cho trẻ đếm và đặt thẻ số tương ứng (4 bông hoa hồng, số 4)
- Hoa cúc và hoa hồng đã có những bông hoa rực rỡ của mình rồi, nhưng còn một loại hoa nữa cũng muốn được khoe sắc, bạn nào giỏi giúp cô tìm trong lớp mình giỏ hoa có 4 bông hoa ? Gọi một trẻ lên tìm.
- Cô cho cả lớp đếm số hoa xem có đúng với yêu cầu của cô không.
- Vậy là bạn hoa cúc, hoa hồng, hoa đồng tiền đều có 4 bông hoa để khoe sắc cùng nhau, câu chuyện cô Mai kể về một số loại hoa cũng đã hết. Các con hãy thưởng cho các bạn hoa 4 tiếng vỗ tay thật lớn nào ?
 3. Hoạt động 3: Tách, gộp số lượng 4 thành 2 phân bằng nhiều cách.
* Chia tách mẫu:
- Các con hãy hướng lên màn hình xem cô có tất cả bao nhiêu bông hoa hồng ? (cho trẻ đếm và chon thẻ số tương ứng). Từ 4 bông hoa hồng cô tách thành 2 phân bằng cách sau:
- Cô tách một phần có 1 bông hoa hồng, 1 phần có 3 bông hoa hồng (cho trẻ đếm từng phần, đặt thẻ số).
- Gộp hai phần (1 bông hoa và 3 bông hoa) lại với nhau ta được tất cả mấy bông ? (trẻ đếm và đặt thẻ số).
- Cô Mai vừa tách nhóm có 4 bông hoa hồng thành 2 phần theo cách ( tách 1 và 3 ). Cô cũng gộp 2 phần nhỏ vừa tách thành nhóm có 4 bông hoa hồng ( gộp 1 và 3 ).
- Ai có cách tách 4 bông hoa hồng thành 2 phần khác cách tách của cô Mai ? gọi 1 - 2 trẻ trả lời.
- Ngoài cách tách cô vừa tách còn có cách tách như bạn vừa nói là (tách 2 và 2)
* Chia tách theo ý thích:
- Cô đã chuẩn bị cho các con những bông hoa rất đẹp để các con tách số hoa theo ý thích của mình. Các con hãy xếp hết số hoa hồng trong rổ của mình ra nào ?
- Cô hỏi trẻ đếm số lượng hoa vừa xếp và đặt thẻ số tương ứng (4 bông hoa, thẻ số 4).
- Bây giờ các con hãy tách 4 bông hoa thành 2 phần theo ý thích, rồi đặt thẻ số tương ứng vào từng nhóm.
- Trẻ tách, cô đến hỏi một số trẻ về cách tách của mình.
- Cô kiểm tra và hỏi kết quả trẻ tách. (cô hỏi một vài trẻ cách tách giống bạn mà cô kiểm tra)
- Cô củng cố: Các con đã tách 4 bông hoa thành 2 phần bằng nhiều cách khác nhau (tách 1 và 3; tách 2 và 2). 
- Các con hãy gộp 2 nhóm lại với nhau xem thế nào ? (gộp 2 nhóm lại thì lại được 4 bông hoa).
* Chia tách theo yêu cầu:
- Bây giờ các con giúp cô tách số hoa thành 2 phần theo yêu cầu của cô. (trẻ thực hiện trước cô củng cố sau).
- Tách nhóm, tách nhóm !
- Các con tách một phần có 1 bông hoa, phần còn lại còn mấy bông hoa ?
- Nếu gộp lại thì được mấy bông hoa ?
- Tách nhóm, tách nhóm !
- Tách mỗi phần có 2 bông hoa, rồi đặt thẻ số.
- Gộp 2 phần lại được mấy bông hoa ? chọn thẻ số tương ứng đặt vào ?
- Cô kiểm tra kết quả của trẻ, động viên, khuyến khích trẻ thực hiện. 
- Vừa rồi các con tách gộp theo các cách khác nhau. Bây giờ các con hãy tập trung suy nghĩ thật nhanh để trả lời câu hỏi trắc nghiệm của cô nhé!
- Câu hỏi 1: Có mấy cách tách nhóm 4 bông hoa thành 2 phần?
 A. Có 1 cách tách B. Có 2 cách tách
 C. Có 3 cách tách
- Câu hỏi 2: Có mấy cách gộp 2 phần thành nhóm có 4 bông hoa ? 
 A. Gộp 1 và 3 B. Gộp 2 và 2
 C. Cả 2 đáp án trên
 (Cô đưa ra từng câu hỏi, yêu cầu trẻ suy nghĩ và trả lời, cô nhận xét kết quả và khuyến khích động viên trẻ).
- Cô củng cố trên màn hình cho trẻ quan sát.
 3. Hoạt động 3: Luyện tập
 * Trò chơi: Trồng hoa.
- Vừa rồi cô thấy lớp mình học rất ngoan và giỏi rồi, cô Mai muốn nhờ lớp mình trồng giúp những luống hoa thật đẹp thông qua trò chơi “trông hoa”, các con có đồng ý không ?
- Các con lắng nghe cô nói cách chơi nhé !
- Cô chia lớp mình thành 4 đội chơi (Đội đỏ, đội xanh, đội vàng, đội hồng), phía trên cô đã chuẩn bị vườn hoa và giống hoa cho từng đội. Lượt chơi thứ nhất: Cô mời 2 đội lên chơi, nhiệm vụ của từng đội là trồng hoa đúng theo số lượng đã cho sẵn, sau đó đếm số hoa của cả vườn và đặt thẻ số vào, các đội lên chơi xếp thành hàng trước con suối nhỏ,nthời gian bắt đầu là bản nhạc “em yêu cây xanh” bạn đầu hàng của mỗi đội sẽ phải bật qua con suối nhỏ lên trồng hoa, sau đó chạy về cuối hàng đứng, bạn tiếp theo lại bật lên.... cứ như vây đến khi bản nhạc kết thúc, đội nào trồng hoa đẹp và đúng theo yêu cầu thì đội đó thắng cuộc. Lượt chơi thứ 2 cô cho 2 đội tiếp theo lên chơi.
- Luật chơi: Mỗi bạn lên chơi chỉ được làm 1 việc (cắm 1 bông hoa, hoặc chon thẻ số).
- Mỗi lần chơi cô đổi thẻ số để trẻ chơi. Cô bao quát khuyến khích trẻ chơi.
- Cô kiểm tra kết quả từng đội, nhận xét, tuyên dương động viên trẻ.
- Các con vừa được chơi trò chơi gì ?
 * Trò chơi: Bé khéo tay.
- Cô giới thiệu tên trò chơi “Bé khéo tay”
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 4 nhóm, cô đã chuẩn bị cho mỗi nhóm 2 tấm bưu thiếp và 4 bông hoa, các nhóm về góc chơi của mình thảo luận, thống nhất sẽ dán 4 bông hoa thành 2 phần theo ý thích lên 2 tấm bưu thiếp của nhóm mình thật đẹp, sau đó đếm số hoa của từng tấm bưu thiếp và viết số tương ứng (các đội thảo luận và thống nhất: Bạn thì bóc miếng dính, bạn thì dán hoa, bạn thì viết số tương ứng). Thời gian của trò chơi là bản nhac “hoa kết trái", khi bản nhạc kết thúc các nhóm sẽ dừng chơi.
- Cho trẻ về góc chơi của mình và chơi.
- Cô bao quá trẻ chơi, trẻ chơi xong cô kiểm tra kết quả của từng nhóm. 
- Cô nhận xét khuyến khích, tuyên dương, động viên trẻ.
 4. Kết thúc:
- Giờ học của chúng ta đến đây cũng đã hết, cô con mình hãy hát vàng bài hát “Ra chơi vườn hoa” và ra sân trường ngắm những bông hoa xinh đẹp nào.
- Tin gì, tin gì ?
- Trẻ quan sát trả lời
- Trả lời
- Lắng nghe
- Vâng ạ
- Nghe và quan sát
- Trả lời
- Trẻ thực hiện
- Trả lời
- Trẻ thực hiện
- Trẻ tìm theo yêu cầu
- Trẻ đếm
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ đếm
- Trẻ đếm và chon thẻ số
- Trả lời
- Lắng nghe
- Trả lời
- Trẻ thực hiện
- Trẻ đếm và đặt thẻ số
- Trẻ tách theo ý thích và chọn thẻ số tương ứng
- Trả lời
- Trẻ gộp
- Nhóm mấy..
- Trẻ tách và chọn thẻ số
- Trả lời
- Nhóm mấy..
- Trẻ tách và đặt thẻ số
- Trẻ gộp và đặt thẻ số
- Vâng ạ
- Trả lời
- Trả lời
- Quan sát
- Có ạ
- Lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trả lời
- Lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ hát và ra chơi
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẬY GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2011 - 2012
 QSCMĐ: Quan sát cây cau cảnh 
 Trò chơi: Gieo hạt
 Cáo và Thỏ
 Chơi tự do theo ý thích: Với lá cây, hột hạt, vòng...
Đối tượng: Lớp mẫu giáo lớn D2 (5 - 6 tuổi)
Thời gian: 40 - 45 phút
Ngày dạy: 27/02/2012
Giáo viên soạn giảng: Đỗ Thị Mai
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Sơn Ca - Huyện Mường Ảng - Tỉnh Điện Biên.
I. Mục đích - yêu cầu:
* Kiến thức:
- Củng cố gọi tên, một số đặc điểm nổi bật bên ngoài của cây cau cảnh, ích lợi của cây cau cảnh.
- Củng cố trò chơi “Gieo hạt”, “Cáo và Thỏ”.
- Trẻ biết chơi tự do theo ý thích của mình với những đồ chơi cô đã chuẩn bị, tạo ra được sản phẩm.
* Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ có chủ đích, phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc không ngọng, trí tưởng tượng của trẻ. 
- Rèn kỹ năng đọc lời ca bài “Gieo hạt” và lời về các chú thỏ, rèn luyện sự nhanh nhẹn khi chơi trò chơi “Cáo và Thỏ”.
- Phát triển khả năng sáng tạo khi chơi với đồ chơi tự do.
* Thái độ:
	- Giáo dục trẻ biết yêu quý cây dừa cảnh, trồng và chăm sóc bảo vệ cây, có ý thức bảo vệ môi trường. Chơi đoàn kết và biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.
II. Chuẩn bị: 
* Địa điểm: 
- Sân chơi rộng rãi, sạch sẽ thoáng mát và an toàn.
* Đồ dùng, đồ chơi:
- Chậu cây cau cảnh, bình tưới nước, que chỉ.
- Mũ thỏ đủ cho số lượng trẻ.
- Chiếu, bàn ghế, phấn, hột hạt, rơm, lá cây, sỏi, giấy, gạch, vòng, len, bèo, đồ chơi ném cổ chai, đu quay, cầu trượt .
III. Tổ chức hoạt động: 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
 1. Hoạt động 1: Gợi mở.
 Xúm xít, xúm xít !
- Các con ơi, đã đến giờ hoạt động ngoài trời rồi, cô thấy lớp mình ai cũng sạch sẽ gọn gàng. Vậy lớp mình có bạn nào bị mệt không ?
- Nào, cô và các con sẽ cùng hát vang bài hát “Em yêu cây xanh” và ra sân trường nào. 
- Các con vừa hát bài hát nói về điều gì ?
 2. Hoạt động 2: QSCMĐ: Cây cau cảnh. (8 - 10 phút)
- Cô cho trẻ dừng lại ở cây cau cảnh và hỏi:
- Chúng mình đang đứng xung quanh cây gì đây ? (cho trẻ nhắc lại từ “Cây cau cảnh” 1 - 2 lần).
- Vậy cô con mình cùng quan sát tìm hiểu về cây cau cảnh nhé !
- Cho trẻ quan sát trải nghiệm kỹ 1 - 2 phút, sau đó cô đàm thoại với trẻ.
- Vừa rồi các con đã quan sát kỹ cây cau cảnh rồi, các con thấy cây cau cảnh như thế nào ? có đặc điểm gì ? Có rễ cây, gốc cây, thân cây, tàu lá
- Cô cho 4 - 5 cá nhân trẻ nói nhận xét của mình về cây cau cảnh.
? Cây cau cảnh có rễ cây, gốc cây, thân cây, tàu lá.
- Con có nhận xét gì về rễ cây ? gọi 1 - 2 trẻ.
(có nhiều rễ mọc xung quanh, rễ làm nhiệm vụ hút nước, chất dinh dưỡng nuôi cây).
- Phần gốc và thân cây cau các con sờ vào thấy thế nào ? 
(gốc cây tròn, to hơn thân cây, thân có nhiều đốt, sần sùi khi sờ vào thấy đau tay, mỗi một bẹ lá già rụng xuống là có thêm 1 đốt cây cau).
- Con có nhận xét gì về lá cau ? 
(tàu lá cau mọc ra từ thân cây, lá non có màu xanh, lá có màu vàng là lá gì xắp rụng xuống, lá dài, có nhiều lá mọc 2 bên cuống lá gọi là tàu lá)
- Vậy trồng cây cau cảnh để làm gì ? gọi 2 - 3 trẻ trả lời
(để làm cảnh, cho bóng mát, cho quả).
? Cô và các con vừa quan sát cây cau cảnh. Cây cau cảnh có các bộ phận như rễ cây, gốc cây, thân cây, tàu lá. Thân cây thẳng có nhiều đốt, sần sùi, cây sống được là nhờ bộ phận rễ cắm sâu dưới đất hút nước và thức ăn nuôi cây. Người ta trồng cây cau để làm cảnh, cho bóng mát, tạo không khí trong lành mát mẻ. Có loại cây cau cho quả để bà chúng mình ăn trầu.
- Trong lớp mình có nhà bạn nào trồng cây cau cảnh không ? 
- Ngoài cây cau cảnh ra các con còn biết những loại cây cảnh gì nữa ? gọi vài trẻ kể.
- Vậy các con phải làm gì để cây luôn xanh tốt ? (chăm sóc, tưới nước, bắt sâu, nhổ cỏ, không bứt lá bẻ cành)
? Muốn cây luôn xanh tốt thì chúng mình phải chăm sóc, tưới nước, nhổ cỏ, không bứt lá bẻ cành... Cô gọi 2 trẻ cầm bình tưới nước cho cây, xới đất.
- Muốn cho sân trường mình có nhiều cây cảnh đẹp thì chúng mình phải làm gì ?
 3. Hoạt động 3: Trò chơi. 
* Trò chơi “Gieo hạt”.
- Các con ạ! Để có được nhiều cây cảnh, phải nhờ vào sự gieo trồng và chăm sóc của các cô, các bác trong

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_linh_vuc_phat_trien_nhan_thuc_de_t.doc