Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Khám phá khoa học: Gia đình thân yêu của bé

Hoạt động: GIA ĐÌNH THÂN YÊU CỦA BÉ

 I/ Mục đích yêu cầu

 Trẻ biết địa chỉ người thân trong gia đình

 Trẻ biết trách nhiệm của bố mẹ đối với con cái và ngược lại

 Trẻ hiểu thế nào là gia đình đông con- ít con biết số lượng trong gia đình

 II/ Chuẩn bị:

 - 3 Tranh bố mẹ và 1 con, bố mẹ 2 con

 - Mỗi trẻ một bộ tranh lô tô bố mẹ và các con

 - Mỗi trẻ mang một ảnh chụp gia đình

 

doc50 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 12/02/2022 | Lượt xem: 784 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Khám phá khoa học: Gia đình thân yêu của bé, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
!
 *Hoạt động2. 
- Bài tập phát triển chung
+ Tay: 2 tay ra trước lên cao
+ Chân: Ngồi khụy gối
+Bụng: Hai tay chạm vai nghiêng người sang hai bên
+ Bật 2: Bật tách khép chân chuyển từ 4 hàng ngang về 2 hàng dọc
- Bài tập vận động cơ bản:
- Bây giờ Tích Chu và chúng mình đã đủ sức khỏe vượt qua mọi thử thách trước mắt. Chúng mình đã sẵn sàng chưa?
- Nào chúng ta cùng đi.
-Thử thách thứ nhất có tên Bật chụm chân liên tục vào 
Cô làm mẫu 2 lần:
+ Lần 1: Làm mẫu( không giải thích)
+ Lần 2: Làm mẫu + giải thích.
Cô giải thích : Cô đứng trước vạch xuất phát, hai tay chống hông, 2 chân nhún, khi có hiệu lệnh, cô bật về phía trước tiếp đất bằng hai nữa bàn chân trên.
+ Lần 3 : Mời trẻ lên làm thử 
+ Trẻ thực hiện: cho cả lớp tập 2-3 lần
Gọi 2-3 trẻ khá lên tập lại ( sau mỗi lần tập cho trẻ nhắc lại tên vận động)- Nhờ uống nước suối tiên mà chim đã hóa lại thành bà, từ đó bạn Tích Chu rất ngoan và nghe lời bà
- Trò chơi: Chuyền bóng 
- Bây giờ bạn Tích Chu đã ngoan rồi. Cô giáo dạy cho bạn rất nhiều điều. Nào là hát. múa, kể chuyện, đọc thơ, học toán Cô giáo còn cho Tích Chu nhiều trò chơi nữa đấy. Tích Chu muốn rủ chúng mình cùng chơi với bạn ấy một trò choiw có tên Chuyền bóng 
Cô chia trẻ thành 2 đội chơi giới thiêụ với trẻ về luật chơi và cách chơi 
Luật chơi: Trong thời gian là một bản nhac, đội nào lấy nhiều bóng là đội dành chiến thắng ; Phải chuyền bóng bằng hai tay; quả bóng nào bị rơi hoặc bắt bằng 1 tay là không được tính.
Cách chơi: Khi có hiệu lệnh “ Chuyền” Bạn đầu tiên nhặt bóng chuyền cho bạn phía sau( Người hơi ngã về phía sau). Bạn tiếp theo nhận bóng và chuyền tiếp đến bạn cuối cùng. Bạn cuối cùng nhận bóng và đặt vào rổ.
Cô và trẻ đếm số bóng và công bố đội thắng cuộc.
* Hồi tỉnh: cả lớp cùng thư giản.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
 Hoạt động có chủ đích: KPKH
 Hoạt động: KHÁM PHÁ ĐỒ DÙNG ĂN UỐNG TRONG GIA ĐÌNH
I/Mục đích yêu cầu:
+ Trẻ biết công dụng và chất liệu của đồ dùng trong gia đình.
Biết sử dụng đồ dùng phù hợp với chất liệu, công dụng
+ Trẻ biết so sánh sự khác biệt giữa các loại chất liệu, phân loại đồ dùng theo chất liệu(sứ, thủy tinh, i-nox.)
Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
Phát triển các giác quan(sờ, nghe, nhìn,..)
+ Trẻ biết giữ gìn đồ dùng sạch sẽ, sắp sếp gọn gàng, ngăn nắp
II/ Chuẩn bị:
4 rổ đồ dùng gia đình có chất liệu: sứ, thủy tinh, nhựa, i-nox, sắt, nhôm.)
Đồ dùng của cô giống của trẻ
III/Các bước tiến hành hoạt động có chủ đích
٭Hoạt Động 1. Cô cùng trẻ hát bài “Ngôi nhà của tôi” nhạc và lời Thu Hiền
-Bài hát nói về điều gì?
-Trong nhà thường có đồ dùng gì?
Bây giờ cô cháu mình cùng xem hình ảnh về những đồ dùng trong gia đình nhé.
-Khi cô cho trẻ xem cô kết hợp dừng hình để trẻ được quan và kể về đồ dùng đó
٭Hoạt động 2.
- Khám phá đồ dùng ăn uống trong gia đình
+ Đồ dùng bằng sứ, thủy tinh.
Trên bàn của con có những đồ dùng gì?
Bây giờ mỗi con hãy lấy một đồ dùng dễ vỡ để trước mặt.
Con vừa lấy được đồ dùng gì ? Các con hãy quan sát thật kĩ và trả lời câu hỏi của cô nhé
Theo các con những đồ dùng trên tay các con được làm bằng chất liệu gì?
 - Cô có một cách mà các con dễ thực hiện và dễ biết đấy.
 Bây giờ mỗi bạn hãy lấy một viên bi thả vào cốc thủy tinh và đưa ngang mắt thử xem có thấy
 Viên bi bên trong không ? Tại sao?
 Cô làm lại để khẳng định với trẻ : Vậy với đồ dùng làm bằng thủy tinh, chúng ta nhìn thấy đồ vật bên trong còn đồ dùng bằng sứ chúng ta không thấy đồ vật bên trong.
 -So sánh: Đồ làm bằng thủy tinh và đồ làm từ chất liệu sứ có điểm gì giống nhau ?
Với những đồ dùng dễ vỡ này khi sử dụng các con phải lưu ý điều gì ?
Ngoài đồ làm bằng sứ và thủy tinh, các con còn biết những đồ dùng gì trong gia đình được làm từ thủy tinh và sứ.
+Khám phá đồ dùng làm từ sắt và inox
 Tương tự như làm quen đồ dùng từ chất liệu thủy tinh và sắt
Cháu thử nghiệm: cho trẻ lên lấy viên nam châm thử dính vào đồ dùng
Đồ dùng nào dính vào nam châm?Các con biết đồ dùng dính nam châm được làm bằng gì không?
Đồ dùng bằng inox, thủy tinh, sứ có hút nam châm không nhỉ?, các con hãy thử xem ?
Các con có biết âm thanh của những đồ dùng dễ vỡ và không vỡ có gì khác nhau khi gõ vào không?( gõ vào bát inox và tủy tinh).
Các con thấy có thú vị không ?Các đồ dùng này được làm từ các chất liệu khác nhau nhưng đều được gọi là gì ?
Trong gia đình hằng ngày, chúng ta ai cũng cần sử dụng đồ dùng gia đình. Vì vậy, chúng ta chú ý giữ gìn để đồ dùng khỏi bị vỡ, hỏng nhé!
-Trò chơi luyện tập: Ai nhanh ai, ai khéo
Khi nghe hiệu lệnh của cô( ví dụ : lấy các đồ dùng để uống,hay đồ dùng làm bằng thủy tinh,đồ dùng hút được nam châm vv.)Lần lượt từng trẻ chạy lên lấy đồ dùng rồi đặt vào chỗ quy định đội mình.thời gian chơi là bản nhạc ngắn.
٭Hoạt động 3: Cô và trẻ hát bài “Tổ ấm gia đình”
 * Kết thúc
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động có chủ đích: LQVH
Hoạt động : VÌ CON
I/ Mục đích yêu cầu: 
+Dạy trẻ đọc thuộc thơ và thể hiện ngữ điệu sắc thái của baì thơ
Trẻ biết và hiểu được nội dung của bài .
+ Trẻ đọc thộc bài thơ và thể hiện ngữ điệu bài thơ
Trẻ biết sử dụng các động tác khi minh họa bài thơ
Phát triển thính giác cho trẻ.
+ Giáo dục trẻ kính trọng yêu quý và biết giúp đỡ ba, mẹ
II/ Chuẩn bị:
 -Tranh minh họa theo nội dung bài thơ
 - Cô dọc diễn cảm bài thơ
III/ Các bước tiến hành hoạt động có chủ đích
٭Hoạt động1. Cô và cháu hát bài “Cô và mẹ”
Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo, mẹ dạy các con những điều hay lẽ phải mẹ nuôi sống chúng con nên người, mẹ thường ru con ngủ, kể cho các con nghe những câu chuyện cổ tích thật là hay.
Có một bài thơ cũng nói lên điều đó, đó là bài “Vì con”
Cô đọc cháu nghe lần 1- Giảng nội dung
Cô đọc lần 2 kết hợp tranh minh họa
Trích dẫn -đàm thoại
+ Đàm thoại: 
Mẹ dạy các con những điều gì ?
Mẹ giống ai nào ?
 - Các con có yêu thương mẹ không ?
- Yêu thương mẹ thì chúng mình phải làm những điều gì nhỉ ?
Cô hát cho trẻ nghe bài “ Lòng mẹ”
+ Dạy trẻ đọc thơ từng câu đến hết bài vài lần
Đọc theo tổ, nhóm, cá nhân
-Cô và trẻ thể hiện tình cảm đối với mẹ qua bài múa “ Múa cho mẹ xem”
Cho trẻ 2 đội thi đua đọc thơ , hát về mẹ
Cho trẻ 3 nhóm vẽ chân dung về mẹ
Cả lớp đọc lại bài thơ “ Vì con” kết hợp làm động tác minh họa
+ Giaó dục trẻ : Để mẹ được vui lòng các con phải làm gì? Làm con phải biết yêu thương, kính trọng và hiếu thảo với bố, mẹ.
٭Hoạt động3. Kết thúc: Đọc lại bài thơ “Vì con”
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động có chủ đích: LQCV
Hoạt động: LÀM QUEN CHỮ e-ê
I/ Mục đích yêu cầu: 
Cháu nhận biết nhanh và phát âm đúng e-ê
Trẻ nhận ra chữ cái e-ê trong tiếng, từ chỉ các đồ dùng gia đình: cái chén, đèn điện, ghế gỗ
II/ Chuẩn bị:
 Cô : Thẻ chữ rời e-ê cỡ to
Một cái chén, một cái ghế gỗ, một đèn điện.
Thẻ từ: Thẻ từ cái chén, đèn điện, ghế gỗ.
Trẻ: Lô-tô đồ dùng trong gia đình 
3 cái bảng để gắn 3 bài thơ, 3 bút xạ.
III/Các bước tiến hành có chủ đích:
 ٭Hoạt động 1: Đọc bài thơ “Em yêu nhà em”
Các con vừa đọc bài thơ gì ?
Cô nói: mỗi người đều có một gia đình, trong đó có ông, bà, ba, mẹ và anh chị em.Mọi người đều thương yêu nhau.
Để phục vụ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, trong gia đình cần những đồ dùng gì ? Cho trẻ xem những đồ dùng gia đình.
Bây giờ các con nhìn xem cô có tranh vẽ gì nào? Cho trẻ đọc cụm từ dưới bức tranh.
2 đội hãy đại diện lên chọn chữ cái ghép cụm từ giống trong bức tranh: Cái chén, đèn điện.
Cụm từ cái chén có mấy tiếng, bao nhiêu chữ cái
Cụm từ đèn điện có mấy tiếng và mấy chữ cái
Cô cho trẻ chọn 2 chữ giống nhau trong 2 cụm từ (e) cô rút chữ (ê) và nói đây là chữ e- ê. Bây giờ làm quen chữ e trước nhé!
٭Hoạt động 2 : 
- Làm quen chữ cái
+ Làm quen chữ e : Để các con nhìn rõ hơn cô cho các con xem thẻ chữ cái e to hơn 
Cô đưa thẻ chữ cái to và phát âm e cả lớp phát âm 2-3 lần 
Cô phân tích : Chữ cái e gồm có một nét ngang và một nét cong trái,dính với nhau tạo thành chữ e 
 +Làm quen chữ ê ( tương tự như chữ e)
 Cũng cố: cô vừa cho các con làm quen với những chữ cái nào?
Cô chỉ chữ cái nào trẻ phát âm chữ cái đó.
- So sánh 
- Các con có nhận xét gì về 2 chữ cái này ?
- Chữ cái e-ê giống nhau và khác nhau ở điểm nào ?
- Cho trẻ cả lớp dùng 2 bàn tay cùng làm dấu mũ chữ ê.
- Trò chơi luyện tập
- Trò chơi 1: Tìm chữ 
- Trò chơi2 : Thi xem trẻ nào nhanh 
Cho trẻ tìm chữ e-ê trong bài thơ
٭Hoạt động3: 
- Cô cho trẻ về góc tạo hình chơi nặn chữ cái bằng đất nặn
 * Kết thúc
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động có chủ đích: LQVT
Hoat động: NHẬN BIẾT HÌNH TRÒN – HÌNH VUÔNG
I/Mục đích yêu cầu:
 + Nhận biết và phân biệt được hình tròn- hình vuông
 + Hình tròn không cạnh –hình vuông có cạnh bằng nhau.
 + Tham gia chơi trò chơi để luyện kỹ năng nhận biết.
II/ Chuẩn bị:
Một số hình vuông – hình tròn bằng bìa.
Một số vòng tròn.bút mau, giấy vẽ, nut chai đủ màu
III/ Các bước tiến hành hoạt động có chủ đích:
 ٭Hoạt đông 1: Cho trẻ chơi “tập lái ô.tô”
Các con vừa lái ô tô bằng gì vậy ?
Đố các con vòng này lăn được không nào ? Vì sao ?
Các con có nhận xét gì về vòng này ?
Nó có dạng hình gì ? 
Cho trẻ lăn thử và có câu trả lời với cô.
Cô cho trẻ đọc thơ: Ông sảo ông sao và tung các hình lên cao. Ông sảo ông sao đến thăm lớp mình và tặng lớp mình nhiều hình các con chọn 2 hình khác nhau bỏ vào rổ nào.
Hình tròn đâu giơ cô xem nào.
Các con lăn thử nào. 
Các đồ vật gì có dạng hình tròn lăn được nữa.
Bây giờ các con giơ hình còn lại trong rổ cô xem nào.
Các con có nhận xét gì về hình này ?
Các con cho cô lăn với nào. 
Vì sao lăn không được.
Tóm ý : Đây là hình vuông có 4 cạnh – 4 góc không lăn được .
Bây giờ các con hãy sờ kỷ đường bao của 2 hình này khác ở điểm 
nào ?
Trẻ thực hiện và trả lời
٭Hoạt động 2: Trò chơi luyện tập
Trò chơi1: “ Nét vẽ thông minh”
 Từng nhóm trẻ chọn khuôn vẽ để vẽ các hình dủ kích cỡ
Trò chơi 2: “Tranh đẹp bé thích”
 Trẻ chọn , xếp , vẽ thêm các chi tiết phụ vào các hình thành bức tranh (hoa ,hình người mặt trời, đồng hồ) 
 ٭Hoạt động3. Xem hình trên máy
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động có chủ đích: HĐVĐ
Hoạt động: BẬT XA 45CM – NÉM XA BẰNG MỘT TAY
I/ Mục đí

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_kham_pha_khoa_hoc_gia_dinh_than_ye.doc