Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Đề tài: Truyện: Hạt đỗ sót

II. Yêu cầu của bài dạy:

 1. Về kiến thức của học sinh

a) Kiến thức về CNTT: Trẻ biếtvà gọi tên các đồ dùng và phục vụ trình chiếu như máy tính, máy chiếu, màn hình, đĩa vi tính.

 b) Kiến thức chung về môn học :

 -Trẻ nội dung câu truyện, nhớ tên nhân vật, nhớ trình tự câu truyện, và qua quá trình nảy mầm của hạt đỗ trẻ biết được sự phát triển của cây.

2) Kỹ năng của trẻ:

- Trẻ trả lời to rõ ràng, có thưa gửi.

3)Thái độ:

- Trẻ hứng tham gia vào tiết học, không nói chuyện. Qua câu chuyện trẻ thêm yêu quý bảo vệ thiên nhiên.

4). Về trang thiết bị/Đồ dùng dạy học

a) Trang thiết bị/Đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT:

- Phần cứng: Máy chiếu, máy tính - Phần mềm: Đĩa ghi các slide minh hoạ câu chuyện “Hạt đỗ sót”và đoạn phim “Sự kỳ diệu của hạt đỗ”

b) Trang thiết bị khác/Đồ dùng dạy học khác:

 

doc3 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 1219 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Đề tài: Truyện: Hạt đỗ sót, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ - GIÁO DỤC MẦM NON
Trường: Mầm non Hoa Hồng Nghĩa Tân- Cầu Giấy.-Hà nội...
LĨNH VỰC (MÔN HỌC): .Văn học......... KHỐI LỚP: Mẫu giáo nhỡ B5........
Họ tên giáo viên:.Lê thị Liên giáo viên trường mầm non Hoa Hồng.
TÊN BÀI GIẢNG
 Truyện: Hạt đỗ sót
Trình độ chuyên môn: Đại học tại chức..
Trình độ Tin học:B...
Địa chỉ, số điện thoại di động của GV:.0972079682..
Số tiết của bài dạy:.Tiết 1.....
I. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức: 2. Kỹ năng: 3. Thái độ:
II. Yêu cầu của bài dạy:
1. Về kiến thức của học sinh
a) Kiến thức về CNTT: Trẻ biếtvà gọi tên các đồ dùng và phục vụ trình chiếu như máy tính, máy chiếu, màn hình, đĩa vi tính. 
 b) Kiến thức chung về môn học :
 -Trẻ nội dung câu truyện, nhớ tên nhân vật, nhớ trình tự câu truyện, và qua quá trình nảy mầm của hạt đỗ trẻ biết được sự phát triển của cây.
2) Kỹ năng của trẻ:
- Trẻ trả lời to rõ ràng, có thưa gửi.
3)Thái độ: 
- Trẻ hứng tham gia vào tiết học, không nói chuyện. Qua câu chuyện trẻ thêm yêu quý bảo vệ thiên nhiên.
4). Về trang thiết bị/Đồ dùng dạy học 
a) Trang thiết bị/Đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT:
- Phần cứng: Máy chiếu, máy tính - Phần mềm: Đĩa ghi các slide minh hoạ câu chuyện “Hạt đỗ sót”và đoạn phim “Sự kỳ diệu của hạt đỗ”
b) Trang thiết bị khác/Đồ dùng dạy học khác:
III. Chuẩn bị cho bài giảng:
1. Chuẩn bị của Giáo viên: Thuộc câu truyện, nắm được trình tự của giáo án, tâm thế lên lớp, trang phục phù hợp.
 Các slide minh họa chuyện “Hạt đỗ sót’
2. Chuẩn bị của Học sinh: Mỗi trẻ mang đén lớp 1 hộp sữa chưa đã hết, mỗi loại hạt tuỳ thích, tâm thế thoải mái.
IV. Nội dung và tiến trình bài giảng 
(Sử dụng CNTT một cách sáng tạo hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học)
1. Ổn định tổ chức lớp (thời gian 30 giây ): 
- Cho trẻ chơi trò chơi “Gieo hạt”
2. Cô giới thiệu các đồ dùng dạy hoc CNTT:
- Cô cho trẻ ngồi trứớc máy tính và sử dụng phần mềm Adobe ghi hình trực tiếp của cô và trẻ trên máy tính.
-Cô giới thiệu các đồ dùng dạy học như máy tính, công nghệ trình chiếu powerpoirnt.
3. Giảng bài mới (thời gian 15- 20....phút):
a) Giới thiệu:
Cô cho trẻ xem một đoạn phim về sự nẩy mầm của hạt đỗ
 + Các con đã nhìn thấy hạt đỗ bao giờ chưa?
 + Các con hãy đoán xem hạt giống này sẽ ra sao khi đực gieo xuống đất?
- Cô cho trẻ xem đoạn phim về sự nảy mầm của của hạt đỗ.
 + Qua đoạn phim này giúp các con liên tưởng tới câu chuyện gì?
 + Bây giờ cô mời các con nghe cô kể câu chuyện “Hạt đỗ sót”
b) Nội dung bài mới - thể hiện theo các nội dung sau:
*Cô kể cho trẻ nghe lần 1 không dùng powerpoint.
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
- Trong truyện có những nhân vật nào, các con có muốn gặp các nhân vật trong chuyện không? 
*Cô kể lần 2 lết hợp dùng powerpoint.
- Cô kể chuyện kết hợp với các hình ảnh minh hoạ truyện xuất hiện trong từng slide.
 + Slide1: Hình ảnh các hạt đỗ thể hiện tên của truyện. 
 + Slide 2: Hình ảnh Bà cụ đang gieo hạt và hạt đỗ còn sót lại trong lọ.
 + Slide 3: Hình ảnh đàn kiến và hạt đỗ sót
 + Slide 4: Hình ảnh hạt đỗ sót đã nảy mầm và đàn kiến
 + Slide 5: Hình ảnh cô bé và cây đỗ sót
 + Slide6: Hình ảnh đỗ sót và các bạn của mình
*Câu hỏi đàm thoại: (Giáo viên linh hoạt dùng hình ảnh trong các slider để gợi ý trẻ trả lời những câu hỏi trẻ chưa rõ.)
 + Tại sao hạt đỗ đó là hạt đỗ sót?
 + Khi sót lại hạt đỗ đã làm gì, hạt đỗ cảm thấy thế nào?
 + Ai đã vào đưa hạt đỗ sót ra ngoài?
 + Nhưng khi đưa hạt đỗ sót ra vườn điều gì đã sảy ra với đàn kiến?
 + Đàn kiến đã nói gì với hạt đỗ sót?
 + Khi ở lại trên kẽ gạch gặp mưa, những lớp đất theo mưa phủ lên hạt đỗ và mấy ngày sau hạt đỗ cảm thấy như thế nào? hạt đỗ có những thay đổi gì?
 + Ai đã giúp hạt đỗ ra vườn với các bạn?
 + Khi ra vườn tắm nắng, uống nước, hít thở không khí cây đỗ đã thay đổi như thế nào?
c) Mở rộng, khái quát kiến thức (thời gian .3..phút) 
 + Vậy qua câu chuyện vừa rồi các con có biết hạt đỗ muốn nảy mầm phải nhờ điều kiện thiên nhiên nào không?
 + Các con ạ! Không chỉ có hạt đỗ đâu mà tất cả vạn vật thiên nhiên như: Cỏ, cây, hoa lá, con vật đều cần đến ánh sáng, nước, không khí..để phát triển tồn tại đấy các con ạ. ( Cô kể lại câu một lần nữa bằng powerpoint)
4. Liên hệ đến các môn học khác (thời gian 2phút)
- Cô cho trẻ chia thành 4 nhóm quan sát và chuẩn bị hộp reo hạt, cô ghi tên trẻ lên cốc và cùng trẻ xếp vào góc thiên nhiên. (Hoạt động trên nền nhạc bài “Hoa lá mùa xuân” )
5. Củng cố kiến thức và kết thúc bài (thời gian.2phút)
-Cô cho trẻ phát biểu về giờ học hôm nay, giờ học hôm nay khác các giờ học khác là các con được học qua sự ứng dụng CNTT, con có thích giờ học hôm nay không? Vì sao con thích?
 Qua bài học giúp con biết được điều gì?
-Kết thúc cô cho trẻ cất đồ dùng.
V. Nguồn tài liệu tham khảo
-Tài liệu tham khảo:Trang web “Thủ thuật powerpoint”. 
- Lên mạng lấy hình ảnh, nhạc,bài hát và tranh bạn nhỏ, cảnh vật.
- Vào phần mềm photoshop để cắt và di chuyển hình ảnh vào powepoint để chỉnh sữa tiếp 
- Sử dụng phần Draw và Shapes để vẽ hạt mưa
VI. Phân tích lợi ích của việc ứng dụng CNTT cho bài dạy 
Qua CNTT giúp trong giảng dạy của giáo viên được tốt hơn, giúp trẻ tiếp nhận được những thông tin bài giảng, những hình ảnh trực quan phù hợp với tư duy trực quan của trẻ của trẻ, hình ảnh sinh động gây sự hứng thú, tập chung chú ý vào bài học,đặc biệt qua đoạn phim về sự kỳ diệu của hạt đỗ nảy mầm, trẻ đuợc trực tiếp nhìn thấy sự nảy mầm của hạt qua từng giai đoạn như gieo vào đất, tách vỏ, nhú mầm và phát triển thành cây, kết hợp với câu truyện “Hạt đỗ sót” tích luỹ cho trẻ vốn kiến thứcphong phú về thực vật và sự phát triển của tự nhiên.
 Ngày 10 tháng 2 năm2012 
 NGƯỜI SOẠN 
 Lê Thị Liên

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_de_tai_truyen_hat_do_sot.doc