Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Đề tài: Nặn một số đồ dùng trong gia đình
I. Mục đích- yêu cầu.
1. Kiến thức:
- Trẻ biết nặn được một số đồ dùng gia đình mà mình thích, biết đặt tên cho sản phẩm của mình.
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết chia đất, biết sử dụng kĩ năng: xoay tròn, lăn dọc, ấn bẹt, làm lõm để nặn một số đồ dùng gia đình.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định. Rèn kỹ năng nặn cho trẻ.
- Phát triển sự khéo léo của đôi tay, rèn tính tỉ mĩ cho trẻ
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, bảo vệ giữ gìn các đồ dùng trong gia đình và các sản phẩm mình tạo ra.
- Giáo dục trẻ ý thức tổ chức kỷ luật tốt.
II. Chuẩn bị.
+ Trước hoạt động : Cho trẻ quan sát đồ dùng trong gia đình.
+ Đồ dùng của cô: Vật nặn mẫu: Đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống.
+ Đồ dùng của trẻ: Đất nặn, bảng con cho trẻ.
Giáo án Chủ đề: Gia đình. Chủ đề nhánh: Nhu cầu và đồ dùng trong gia đình bé. Lĩnh vực : Phát triển thẩm mỹ. Đề tài: Nặn một số đồ dùng trong gia đình Lớp : Mẫu giáo nhỡ ( 4-5 tuổi). Giáo viên thực hiện: Phạm Thị Hoa Phượng Thời gian thực hiện: 25-30 phút. Ngày dạy: 29/10/2014 I. Mục đích- yêu cầu. 1. Kiến thức: - Trẻ biết nặn được một số đồ dùng gia đình mà mình thích, biết đặt tên cho sản phẩm của mình. 2. Kỹ năng: - Trẻ biết chia đất, biết sử dụng kĩ năng: xoay tròn, lăn dọc, ấn bẹt, làm lõm để nặn một số đồ dùng gia đình. - Rèn luyện kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định. Rèn kỹ năng nặn cho trẻ. - Phát triển sự khéo léo của đôi tay, rèn tính tỉ mĩ cho trẻ 3. Giáo dục: - Giáo dục trẻ biết yêu quý, bảo vệ giữ gìn các đồ dùng trong gia đình và các sản phẩm mình tạo ra. - Giáo dục trẻ ý thức tổ chức kỷ luật tốt. II. Chuẩn bị. + Trước hoạt động : Cho trẻ quan sát đồ dùng trong gia đình. + Đồ dùng của cô: Vật nặn mẫu: Đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống. + Đồ dùng của trẻ: Đất nặn, bảng con cho trẻ. III. Tiến hành. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Trò chuyện, gây hứng thú - Các con ơi lại đây với cô nào! Các con hãy lắng nghe cô đọc câu đố nhé! “ Miệng tròn, lòng trắng phau phau Đựng, cơm, đựng thịt, đựng rau hằng ngày” Đố các con là cái gì? - Cái bát là đồ dùng gì? - Ngoài cái bát các con còn biết đồ dùng gì nữa? 2. Hoạt động 2: Quan sát mẫu - Các con ạ! Nghe tin lớp mình học giỏi học ngoan,cô hiệu trưởng đã tặng cho lớp mình một món quà đấy! - Bạn nào thay mặt cả lớp lên nhận quà nào? - Món quà có những gì? - Cô đã dùng gì để làm được những đồ dùng này? - Đó là những đồ dùng để làm gì? - Các con thấy những đồ dùng đó như thế nào? - Cô làm sao để được cái bát? - Đúng rồi đấy! Trước hết cô nhào đất thật nhuyễn, sau đó chia đất ra làm nhiều phần, cô dùng lỹ năng lăn tròn, ấn lõm để tạo thành cát bát. Để cái bát đẹp hơn thì cô vê, vuốt ở miệng bát để nó trông đẹp hơn - Vậy còn đôi đũa cô dùng kỹ năng gì? - Tương tự cái thìa, cái soong + Các con hãy nhìn bên trong hộp quà còn gì nữa? - Chúng mình còn có gì đây nữa? - Cái ấm , cái ly là đồ dùng ở gì? - Cái ấm có những bộ phận gì? - Thân ấm cô dùng kỹ năng gì để nặn? - Nắp ấm cô dùng kỹ năng gì để nặn? - Quai ấm, vòi ấm cô làm thế nào? - Cái ly cô đã dùng kỹ năng gì đây? + Hỏi ý định trẻ: Vậy bây giờ cô sẽ cho các con tập làm những nghệ nhân để nặn đồ dùng trong gia đình các con cảm thấy như thế nào? - Vậy ý định con sẽ nặn gì? Con dùng kỹ năng gì để nặn? - Vậy trước khi nặn thì các con phải làm gì? 3. Hoạt động 3: Trẻ thực hiện - Cô cho trẻ về 3 nhóm để nặn - Trong khi trẻ nặn cô chú ý quan sát trẻ - Cô động viên khuyến khích trẻ để trẻ phát huy óc sáng tạo 4. Nhận xét sản phẩm - Bây giờ các con hãy trưng bày sản phẩm của mình lên bàn nào! - Các con hãy ngắm nhìn lại sản phẩm của mình nào? - Các con nhận thấy các sản phẩm này như thế nào? - Con thích sản phẩm nào nhất? Con thấy sản phẩm đó như thế nào? Bạn đã nặn được cái gì? Bạn dùng kỹ năng gì để nặn? - Cô nhận xét chung: Khen những trẻ tiến bộ, nhắc nhở những trẻ chưa làm tốt - Giáo dục trẻ biết bảo vệ đồ dùng trong gia đình, quý trọng sản phẩm mình làm ra. + Kết thúc: Trẻ hát “ Cái ấm trà và đi ra sân” - Cái bát - Trong gia đình - Trẻ kể theo ý mình - Trẻ lên - Cái bát, cái thìa, đôi đũa... - Cô dùng đất nặn, bột lọc để nặn - Đồ dùng để ăn - Dạ đẹp - Cô dùng kỹ năng lăn tròn, ấn lõm - Lăn dài - Trẻ lên lấy đồ dùng để uống - Cái ấm, cái ly. - Đồ dùng để ăn. - Có thân ấm, nắp ấp, cái quai, cái vòi. - Lăn tròn - Lăn tròn, ấn dẹp - Lăn dài, uốn cong, gắn dính - Lăn dài, làm lõm - Dạ thích - Cô mời 2-3 trẻ - Trẻ trả lời theo ý của mình - Nhào đất thật nhuyễn, chia đất ra làm nhiều phần - Trẻ trưng bày sản phẩm lên bàn - Trẻ ngắm nhìn - Đẹp ạ - 2-3 trẻ trả lời - Trẻ nghe - Trẻ đi ra sân chơi
File đính kèm:
- giao_an_mau_giao_lop_choi_de_tai_nan_mot_so_do_dung_trong_gi.docx