Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Đề tài: Khám phá khoa học: Cái gì tan trong nước

 CHUẨN BỊ:

- Máy hát, nhạc

- Hộp quà đựng 3 cái ly, 2 lọ muối và bột mì, 1 chai nước suối, 2 cái muỗng, 1 cái khăn

- 3 cái ly, 1 cây sủi bọt và bột mì, 1 chai nước suối, 2 cái muỗng, 1 cái khăn.

- Một số dụng cụ cho cháu thực hành theo nhóm.

 TIẾN HÀNH:

- Cho cháu chơi trò chơi nu na, nu nóng. (2 lần)

- Cho cháu hát bài (Quả)

“Hạt gì mà tan trong nước,

Xin thưa rằng hạt muối,

Nước vào thì muối làm sao,

Không lâu, nước vào thì muối tan mau.

Hạt gì mà hơi cưng cứng,

Xin thưa rằng hạt đỗ,

Nước vào thì đỗ làm sao

Không sao, nước vào cũng chẳng tan đâu.”

 

doc2 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 14/02/2022 | Lượt xem: 629 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Đề tài: Khám phá khoa học: Cái gì tan trong nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
HOẠT ĐỘNG: KHÁM PHÁ KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: CÁI GÌ TAN TRONG NƯỚC
CHUẨN BỊ:
Máy hát, nhạc
Hộp quà đựng 3 cái ly, 2 lọ muối và bột mì, 1 chai nước suối, 2 cái muỗng, 1 cái khăn
3 cái ly, 1 cây sủi bọt và bột mì, 1 chai nước suối, 2 cái muỗng, 1 cái khăn.
Một số dụng cụ cho cháu thực hành theo nhóm.
TIẾN HÀNH:
Cho cháu chơi trò chơi nu na, nu nóng. (2 lần)
Cho cháu hát bài (Quả)
“Hạt gì mà tan trong nước,
Xin thưa rằng hạt muối, 
Nước vào thì muối làm sao,
Không lâu, nước vào thì muối tan mau.
Hạt gì mà hơi cưng cứng,
Xin thưa rằng hạt đỗ,
Nước vào thì đỗ làm sao
Không sao, nước vào cũng chẳng tan đâu.”
“À lớp mình vừa hát bài hát nói về gì? (hạt muối, hạt đỗ, hạt đỗ còn gọi là hạt gì?)
Hôm nay cô có mang đến lớp mình lọ muối, lọ đậu xanh, ngoài ra cô còn có lọ gì đây các con? À đây là lọ bột. 
Các con nhìn xem ở đây cô còn có hộp quà nữa nè! Bí mật, cô đố các con đoán xem cái gì nha!
Cô đọc câu đố“Cái gì chứa nước 
 Khi khách đến nhà
 Thì được mang ra 
 Mời anh dùng ạ!
 Cái gì là cái gì?”
Ai biết nó là cái gì nào? (cái ly)
À! Đúng rồi đó là cái ly, bây giờ các con cùng xem nha!
Cô có bao nhiêu cái ly đây? (cho cháu đếm) ly để làm gì? (chứa nước) có nước đây.
Các con nhìn xem với những vật liệu trên đây mình có thể làm gì nào?
Vậy thì bây giờ cô cho con cùng khám phá về chúng nha!
Cho trẻ xem về những nguyên vật liệu (hũ bột, muối, đậu xanh, gợi ý cho cháu nói về đặc điểm của chúng: màu sắc, cứng hay mềm, vị như thế nào...)
Thế việc gì sẽ xãy ra nếu chúng ta cho những nguyên vật liệu này vào nước? (cho vài cháu đoán)
Hôm nay cô sẽ cho các con khám phá xem cái gì tan trong nước nha! 
Cho các cháu nhìn xem:
Chế nước vào ly, hỏi “ly nước màu gì?” (ly nước trong suốt không màu)
Bây giờ bạn nào lên cho bột vào ly khuấy đều để xem ly nước nó như thế nào.
Tương tự ly muối, ly đậu xanh.
Cô Hoa gọi: “cô đâu, cô đâu?...” “trời tối, trời sáng”
Cô Linh gọi: “cô đâu, cô đâu?...” Hát tập tầm vông”. Cho trẻ đoán tay nào có, tay nào không?
Cho trẻ nói tay cô có gì, nó như thế nào?
À! Hồi nãy cô cho các con rữa tay rồi, bây giờ bạn nào sờ xem viên sủi nó như thế nào? (cứng)
Thế khi cho vào ly nước thì nó sẽ ra sao? 
Bây giờ mình ngồi đẹp nhìn xem điều gì xảy ra nha! (cô cho vào ly nước, trẻ vừa quan sát, vừa nói)
Nãy giờ mình làm thí nghiệm xong rồi, các con quan sát và có nhận xét gì về 4 ly này? (cháu tự rút ra kết luận).
Hỏi trẻ ly nào mình có thể uống được, cho trẻ nếm và nói vị của mỗi ly (mời nhiều trẻ).
Có những vật liệu tan trong nước và cũng có những vật liệu không tan trong nước.
Các con còn biết được những thứ gì tan trong nước nữa?
Bây giờ các con có muốn làm thí nghiệm để biết cái gì tan hoặc không tan trong nước không nè? Vậy các con về chỗ mình thực hiện nha! 
Đọc bài thơ “Hạt muối”
Cô bao quát, đi từng nhóm gợi ý, bao quát trẻ (hỏi trẻ pha cái gì? Nó như thế nào? Cho trẻ kết luận).
(cháu làm cô bao quát gợi ý, kích thích cháu thực hành)
Báo hết giờ, cô nhận xét từng nhóm.
đường và chanh là đôi bạn thân
Ta cho chanh, ta cho đường
Rồi khuấy đều đường nước với chanh
Chanh thiếu đường, chanh rất chua
Đường thêm chanh, thêm nước vào
Đường và chanh là đôi bạn thân. 
Kết Thúc:

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_de_tai_cai_gi_tan_trong_nuoc.doc