Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Đề tài: Bài thơ: Hoa kết trái

ĐỀ TÀI: BÀI THƠ “ HOA KẾT TRÁI”

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

 - Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả sáng tác bài thơ.

 - Trẻ biết cảm nhận được âm điệu dịu dàng của bài thơ.

 - Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên qua bài thơ.

2. Kĩ năng:

 - Trẻ thuộc bài thơ, đọc đúng diễn cảm bài thơ.

 - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.

3. Thái độ:

 - Trẻ biết yêu quý thiên nhiên, một số loài hoa.

 - Có ý thức tích cực trong hoạt động.

II. CHUẨN BỊ:

 - Hình ảnh minh hoạ bài thơ “hoa kết trái”

 - Nhạc bài hát: “ màu hoa”

 

doc4 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 11/02/2022 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Đề tài: Bài thơ: Hoa kết trái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục và đào tạo hà nội
Trường mầm non số 10
Kế hoạch tổ chức hoạt động hướng dẫn trẻ
 làm quen với văn học
 CHủ ĐIểM: THựC VậT
 CHủ Đề: TếT Và MùA XUÂN
 Đề TàI: BàI THƠ “ HOA KếT TRáI ”
 LứA TuổI: MẫU GIáO LớN (A4)
 ThờI GIAN: 25-30 PHúT
 NGƯời dạy: nguyễn thị thùy
 NgàY DạY: 17-02-2011
☺Năm học 2010-2011☺
Kế hoạch tổ chức hoạt động hướng dẫn trẻ làm quen với văn học
đề tài: bài thơ “ hoa kết tráI”
I. mục đích yêu cầu:
1. kiến thức:
 - Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả sáng tác bài thơ.
 - Trẻ biết cảm nhận được âm điệu dịu dàng của bài thơ.
 - Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên qua bài thơ.
2. Kĩ năng:
 - Trẻ thuộc bài thơ, đọc đúng diễn cảm bài thơ.
 - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
3. Thái độ:
 - Trẻ biết yêu quý thiên nhiên, một số loài hoa.
 - Có ý thức tích cực trong hoạt động.
II. chuẩn bị: 
 - Hình ảnh minh hoạ bài thơ “hoa kết trái”
 - Nhạc bài hát: “ màu hoa”
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* ổn định tổ chức
 “xúm xít, xúm xít”
- Các con ơi! bây giơ chúng mình hát và vận động theo giai điệu bài hát “màu hoa” cùng cô nhé!
- Các con vừa hát và vận động xong bài hát gì?
- Bài hát nói về những màu hoa gì?
- Ah! Chúng mình vừa hát bài “màu hoa”. Cô có biết 1 bài thơ nói về vẻ đẹp của các loài hoa kết thành quả, đó chính là bài thơ “hoa kết tráí” của nhà thơ Thu Hà sáng tác.
*Cô đọc diễn cảm bài thơ “hoa kết trái”
- Lần1: đọc diễn cảm bài thơ
 -Bài thơ cô vừa đọc có tên là gì?
 -Bài thơ do ai sáng tác?
- Lần 2: kết hợp với hình ảnh minh hoạ cô giảng giải nội dung bài thơ: bài thơ hoa kết trái nói về 1 số loại hoa kết thành quả. ở miền Bắc người ta gọi là quả, còn miền Nam người ta gọi là trái nên nhà thơ Thu Hà đã đặt tên bài thơ là hoa kết trái đấy các con ạ!
*Bé cùng cô tìm hiểu bài thơ 
 - Các con vừa nghe cô đọc xong bài thơ hoa kết trái rồi! Các con thấy trong bài thơ có nhắc đến những loài hoa nào nhỉ?
 - Ah! đúng rồi trong bài thơ đã nhắc đến hoa cà, hoa mướp, hoa lựu, hoa vừng, hoa đỗ và hoa mận đấy! Các con thấy các loại hoa này có đẹp không? ( cho trẻ quan sát tranh các loại hoa này)
 - Các con ơi! hoa cà sẽ kết thành quả gì?
 - Ah! đúng rồi hoa cà sẽ kết thành quả cà đấy!
 - Thế các con có biết trong bài thơ loài hoa nào có màu vàng?
 - Tác giả Thu Hà đã dùng từ “vàng vàng’ để nói lên vẻ đẹp dịu dàng của hoa mướp. Hoa mướp sẽ phát triển thành quả gì?
 - Hoa lựu chói chang đã được tác giả Thu Hà ví với cái gì?
 - Ah! Hoa lựu đã được ví như đốm lửa đấy các con ạ! Hoa lựu cũng phát triển thành quả lựu ăn rất ngon đấy!
 - Trong bài thơ còn nhắc đến những loại hoa nào nữa nhỉ?
 - Trong bài thơ hoa mận rung ring trước gió là sự chuyển động nhẹ nhàng uyển chuyển của hoa mận đấy các con ạ!
 - Bài thơ hoa kết trái nói về các loại hoa có màu sắc khác nhau đã kết thành trái hay chúng mình còn gọi là quả. Mỗi loại hoa có 1 hương sắc khác nhau. Hoa không những đẹp mà còn cho chúng ta những quả ăn thơm ngon và bổ dưỡng. Vì vậy ở 2 câu thơ cuối của bài thơ tác giả đã khuyên các bạn nhỏ như thế nào nhỉ?
 - Giáo dục trẻ: hoa kết thành những quả thơm ngon, bổ dưỡng cho chúng mình ăn để chúng cao lớn khoẻ mạnh. Vì vậy các con nhớ không được hái hoa, bẻ cành các con đã nhớ chưa?
* Bé cùng đọc thơ với cô.
 - Cô dạy trẻ đọc bài thơ, nhắc trẻ đọc thể hiện đúng tình cảm của bài thơ và ngắt nghỉ đúng:
 - Cô cho cả lớp đọc đồng thanh 2-3 lần.(cô quan sát sửa sai cho trẻ).
 - Ah! Chúng mình vừa đọc bài thơ hoa kết trái theo tiết tấu vừa phải. Bây giờ chúng mình cùng đọc bài thơ này theo tiêt tấu to-nhỏ nhé!
Khi cô đưa tay lên cao thì các con đọc to, khi cô đưa tay xuống thấp thì các con đọc nhỏ, còn khi cô đưa tay ngang người thi các con đọc bình thường các con đã nhớ chưa?
 - Cô cho các tổ thi đua với nhau: bây giờ khi cô giơ tay về phía tổ nào thì tổ đó đọc, khi cô giơ cả 2 tay thì cả lớp cùng đọc.
 - Cho các nhóm, cá nhân trẻ đọc
 - Nhận xét sửa sai cho trẻ, giáo dục trẻ thông qua nội dung bài thơ.
* Kết thúc
 - Các con vừa được học bài thơ hoa kết trái do nhà thơ thu hà sáng tác các con nhớ nhé! Chúng mình không được hái hoa, bẻ cành chúng mình phải chăm sóc cho cây như vậy cây mới ra hoa kết thành những quả thơm ngon bổ dưỡng cho chúng ta ăn. về nhà các con hãy đọc bài thơ này cho ông bà bố mẹ nghe nhé!
 - Bây giờ chúng mình cùng cô hát to bài hát “ra vườn hoa” nhé!
 “ Quanh cô, quanh cô”
 - Trẻ hát và vận động bài hát “màu hoa” cùng cô.
 - Bài “màu hoa”
 - Trẻ trả lời cô
 - Trẻ lắng nghe cô đọc
 - Hoa kết trái
 - Nhà thơ Thu Hà
 - Trẻ lắng nghe cô đọc và giảng giải nội dung bài thơ
 - Hoa cà, hoa mướp, hoa lựu, hoa vừng, hoa đỗ, hoa mận ạ!
 - Trẻ quan sát tranh
 - Quả cà ạ!
 - Hoa mướp ạ!
 - Thành quả mướp.
 - Hoa lựu đỏ như đốm lửa ạ!
 - Hoa vừng, hoa đỗ, hoa mận ạ!
 - Trẻ lắng nghe
 - Không được hái hoa tươi
 - Rồi ạ!
- Trẻ đọc đồng thanh bài thơ
 - Rồi ạ!
 - Trẻ đọc bài thơ theo yêu cầu của cô
 - Trẻ lắng nghe
 - Vâng ạ!
 - Trẻ hát cùng cô
 --------------------the end------------------

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_de_tai_bai_tho_hoa_ket_trai.doc