Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ điểm: Thiên nhiên - Võ Thị Thanh Lĩnh

Hoạt động 1: Ổn định tổ chức

- Trẻ hát bài “Cho tôi đi làm mưa với”

- Trò chuyện về chủ điểm

- Trong chủ điểm có rất nhiều góc chơi sau:

- Góc XD: công viên nước.

- Góc PV: Bán hàng- gia đình.

- Góc HT: Xem sách, đọc thơ. Chơi lôtô, so hình, tranh bù chỗ thiếu, cắp cua

- Góc NT: vẽ, nặn, tô màu, làm anbum, làm mặt trời , mặt trăng từ lá cây.Chơi với dụng cụ âm nhạc

- Góc TN: Chăm sóc cây xanh, lau lá cây, vật chìm vật nổi, đổ nước vào chai

- Nhắc nhở trẻ một số nội qui khi chơi

*Hoạt động 2: Trong khi chơi:

 - Cô đến từng góc để hướng dẫn trẻ chơi

- Trẻ dùng các nguyên vật liệu để xây dựng mô hình công viên nước xây cổng hàng rào xây bằng những mảnh ghép rời, bể nước, cây xanh các loại

- Hướng dẫn trẻ thực hiện đóng vai chơi của mình, mẹ chăm sóc dạy dỗ con của mình còn con biết vâng lời yêu quí mẹ

 

doc21 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 546 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ điểm: Thiên nhiên - Võ Thị Thanh Lĩnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh công viên nước xây cổng hàng rào xây bằng những mảnh ghép rời, bể nước, cây xanh các loại
- Hướng dẫn trẻ thực hiện đóng vai chơi của mình, mẹ chăm sóc dạy dỗ con của mình còn con biết vâng lời yêu quí mẹ
- Bán hàng sắp xếp các loại hàng theo từng loại, biết chào mời khách đến mua hàng.
- Cháu biết xem nội dung của sách và biết kể chuyện theo nội dung của sách.
- Cháu biết ghép các mảnh rời thành bức tranh hoàn chỉnh.
- Biết so hình giống nhau theo yêu cầu của cô.
- Biết đếm các hình ảnh về thiên nhiên trong phạm vi 5 bỏ vào các ống chấm tròn tương ứng.
- Cháu vẽ, nặn, tô màu các hỉnh ảnh thiên nhiên,từ lá cây cắt dán tạo thành ông mặt trời, ông trăng
- Biết chơi các dụng cụ âm nhạc
- Cháu lau lá cây, tưới nước cho cây, nhổ cỏ, bắt sâu, lấy nước đổ vào chai
- Hướng dẫn trẻ khám phá thiên nhiên
*Hoạt động 3: Kết thúc buổi chơi 
- Nhận xét góc chơi.
- Thu dọn đdđc.
 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
*Phát triển thể chất
 - Có khả năng vận đông cơ thể theo nhu cầu của con người (đi chạy nhảy,leo trèo)
 - Có thói quen và hành vi vệ sinh trong ăn uống
*Phát triển nhận thức
 - Trẻ biết được lợi ích của nước rất cần thiết đối với đời sống của con người, cây cối và con vật.
 - Nhận biết được nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, cách giữ gìn và bảo vệ nguồn nước sạch
 *Phát triển ngôn ngữ
 - Chủ động trao đổi với người lớn và bạn bè những gì quan sát, phỏng đoán
 - Kể được các việc xảy ra
*Phát triển tình cảm xã hội
 - Có ý thức tiết kiệm nước sạch
 - Bỏa vệ nguồn nước sạch và môi trường sống
 *Phát triển thẩm mỹ 	 
 - Cảm nhận được cái đẹp từ thiên nhiên trong các câu chuyện, bài thơ..
 - Biết tạo ra các sản phẩm qua môn tạo hình, làm quen văn học
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 THỨ 2-4: QUAN SÁT CÂY RAU MUỐNG
 TCVĐ : TRỜI MƯA
 TCDG : LỘN CẦU VỒNG
I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
 - Cháu biết quan sát nhận biết và gọi tên nêu đặc điểm các bộ phận chính của cây (thân, cành, lá) biết lợi ích của cây 
 - Rèn cho trẻ khả năng quan sát tỉ mỉ, ghi nhớ có chủ định và trả lời tốt các câu hỏi của cô
 - Giáo dục trẻ luôn chăm sóc và bảo vệ cây, không bứt lá bẻ cành cây
II. CHUẨN BỊ:
Sân bãi sạch sẽ thoáng mát, cây rau muống, đồ chơi tự do
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
HĐ của trẻ
*Hoạt động 1: Trước khi ra sân 
- Cô cho trẻ sửa lại đầu tóc quần áo gọn gàng để cùng đi tham quan sân trường hát bài “Cho tôi đi làm mưa với”
- Các cháu ạ trong sân trường chúng ta trồng rất nhiều loại cây xanh. Để biết được đặc điểm và lợi ích của cây như thế nào, thì hôm nay cô và các cháu cùng quan sát cây Rau Muống nhé! sau đó chơi: TCVĐ: Trời mưa
 TCDG: lộn cầu vồng
* Hoạt động 2: Tổ chức cho trẻ ra sân 
- Cô cho trẻ dạo quanh sân trường, vừa đi vừa hát đọc thơ  và đến nơi quan sát.
* Thứ 2. Các cháu xem sân trường của chúng ta trồng những loại những loại cây gì? 
 - Các con ơi đây là cây gì? 
 - Cây có những bộ phận nào?
 - Rễ nằm ở đâu có nhiệm vụ gì?
 - Thân cây như thế nào?
 - Con sờ vào thân và cho cô biết thân cây nhẵn hay xù xì?
 - Lá cây có màu gì? Lá to hay nhỏ?
 - Đây là phần gì của cây?
 - Muốn cho cây tươi tốt chúng ta phải làm gì? 
 - Rau Má nấu được những món ăn gì?
*Thứ 4: 
 - Hôm trước cô đã cho các con quan sát cây gì?
 - Rể cây làm nhiệm vụ gì?
 - Cây được trồng ở đâu.
 - Cây sống được nhờ điều kiện gì? 
 - Trồng cây Rau Muống để làm gì?
 - Để cây xanh tốt chúng ta phải làm gì?
 - Các con ạ! Rau Muống cho ta rau ăn các con phải chăm sóc cây không bứt lá bẻ cành cây nha
* TCVĐ: Bánh xe quay
 ( Sách tuyển tập trò chơi, bài hát 4-5 tuổi)
* TCGD: Tập tầm vông
	Cô cho trẻ chơi theo nhóm hướng dẫn trẻ chơi và chơi cùng với trẻ 
* TCTD: chơi lá cây, ô ăn quan, in hình trên cát, nhảy dây.
 - Cô bao quát lớp.
*Hoạt động 3: kết thúc buổi chơi:
 - Nhận xét chung
 - Thu dọn vệ sinh vào lớp
- Hát
- Cây Rau Muống
- Trẻ kể cây: Thân, rễ, lá 
- Hút nước, chất dinh dưỡng để nuôi cây 
-Nhỏ.
- Trẻ trả lời
- Phải chăm sóc và bảo vệ cây. 
- Cây Rau Muống
- Trẻ trả lời.
- Đất, nước, chất dinh dưỡng, ánh sáng
- Trẻ trả lời
-Trẻ chơi 
-Trẻ chơi 
-Trẻ chơi.
- Trẻ vào lớp`
 THỨ 3: ÔN BH: CHO TÔI ĐI LÀM MƯA VỚI
 THỨ 5: LQ TRUYỆN: HỒ NƯỚC VÀ MÂY
 TCVĐ: THI XEM TỔ NÀO NHANH
 TCDG: LỘN CẦU VỒNG
 I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
 * Thứ 3:
- Trẻ thể hiện bài hát đúng nhịp, thể hiện tình cảm vui tươi của bài hát, biết chơi các trò chơi. 
- Rèn kỹ năng ca hát ở trẻ, thuộc lời hát đúng nhịp, chơi trò chơi sinh động.
- Giáo dục trẻ biếtquý trọng nguồn nước
 * Thứ 5:
- Trẻ biết tên câu chuyện, tên tác giả, hiểu nội dung câu chuyện
- Rèn kỹ năng ghi nhớ, phát triển ngôn ngữ
- Giáo dục trẻ biết quý trọng nguồn nước, sử dụng nước sạch
II. CHUẨN BỊ:
- Dụng cụ âm nhạc, tranhcâu chuyện, tranh bài hát.
 III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Bước 1 : Ổn định.
- Các con ơi, hôm nay cô tổ chức cho các con đi dạo xung quanh sân trường và sau đó cùng ôn lại bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”, làm quen truyện: “Hồ nước và mây” và chơi TCVĐ “ Thi xem tổ nào nhanh”, TCDG : Lộn cầu vồng
*Bước 2 : Tổ chức ra sân
+Thứ 3 : Ôn bài hát “Cho tôi đi làm mưa với” 
 - Cô cùng cả lớp hát 1 lần
- Cô cho cả lớp hát 2 lần, tổ, nhóm hát.
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cô cho trẻ hát kết hợp vận động.
+Thứ 5 : truyện: Hồ nước và mây
 - Lần 1: Trọn vẹn
Lần 2: giảng nội dung
Câu chuyện nói về hồ nước và mây có mối liên quan chặt chẽ, hồ nước nhớ mây mà đã có đầy nước trong hồ, và sống yêu thương nhau( GDTT)
*TCVĐ: Thi xem tổ nào nhanh
 ( Sách tuyển tập trò chơi, bài hát 4-5 tuổi)
*TCDG: Lộn cầu vồng
( Sách tuyển tập trò chơi 4-5 tuổi)
Tiến hành cho trẻ chơi 3-4 lần 
* Chơi tự do :
- Chơi nhảy dây, ô ăn quan, lá cây
- Cô cho trẻ chơi tự do theo ý thích
- Tiến hành cho trẻ chơi
Cô theo dõi bao quát trẻ chơi.
* Bước 3: Kết thúc buổi chơi.
- Nhận xét tuyên dương trẻ.
- Cho trẻ thu dọn đồ chơi.
- Trẻ hát
-Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ chơi trò chơi
THỨ 6: TRÒ CHUYỆN VỀ LỢI ÍCH CỦA NƯỚC ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Cháu biết lợi ích của nước đối với đời sống con người
Rèn khả năng phát triển ngôn ngữ, tư duy cho trẻ, khả năng quan sát
Giáo dục cháu biết quý trọng nguồn nước
II. CHUẨN BỊ:
Tranh về các nguồn nước, dây, lá cây..
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: ổn định
- Dẫn đi hít thở không khí trong lành của buổi sáng, đi tắm nắng dưới ánh nắng mặt trời.
- Đi trò chuyện về lợi ích của nước đối với đời sống con người
* Hoạt động 2:
- Hát bài “Cho tôi đi làm mưa với”
- Bài hát nói về điều gì?
- Hàng ngày các con ăn xong uống gì?
- Nước có lợi gì cho con người?
- Khi dùng các con phải chú ý điều gì?
- Có những nguồn nước nào?
- Nước có quan trọng đối với con người không?
 Nước giúp con người ăn, uống, tắm, rửa, tưới tiêu cho cây con, con vật. 
 ( giáo dục tư tưởng)
* Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Trời mưa
 ( Sách tuyển tập trò chơi, bài hát 4-5 tuổi)
* Hoạt động 3: Chơi tự do
- TCDG: Lộn cầu vồng
- Chơi tự do: nhảy dây, ô ăn quan, chơi với lá cây, bóng
IV. KẾT THÚC BUỔI CHƠI:
Cô nhận xét
Cho cháu thu dọn đồ dùng
Vệ sinh chân tay.
Trẻ hát
 - Trẻ trả lời
 - Trẻ chơi
 - Trẻ chơi tự do
 - Trẻ lắng nghe
NS: 11/4/2010
ND: 19/4/2010
 HOẠT ĐỘNG CHUNG
 HOẠT ĐỘNG: THMTXQ
 ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU MỘT SỐ NGUỒN NƯỚC
MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
Trẻ biết một số nguồn nước có trong tự nhiên: nước giếng, mưa, sông, biển, biết ích lợi của nước đối với đời sống con người, vật nuôi, cây cối, biết giữ gìn bảo vệ nước sạch
Rèn kỹ năng so sánh, ghi nhớ, phát triển tư duy cho trẻ
Giáo dục trẻ biết quý trọng, tiết kiệm nước 
Tích hợp: GDBVMT, GDAN
CHUẨN BỊ:
Ngoài giờ: LQ các nguồn nước, trò chơi
Trong giờ: các nguồn nước, tranh, bình nước, máy catset
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
 Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1:
- Hát bài: Cho tôi đi làm mưa với
- Trò chuyện chủ điểm
- Khi mưa xuống thì có gì?
- Ngoài nước mưa thì còn có nước gì nữa?
- Đi tham quan tranh về các nguồn nước: có những nguồn nước gì?
 Để giúp các con biết và hiểu thêm về các nguồn nước giờ cô cùng các con tìm hiểu nhé.
* Hoạt động 2: 
+ Đây là nước gì?
- Nước biển có màu, mùi không?
- Có màu gì?
- Có vị gì?
- Trong nước biển có những loài vật gì sống?
- Vậy các con được đi tắm biển thì phải làm gì?
 ( GDBVMT)
+ Đây là bức tranh vẽ nước gì?
- Nước mưa có màu, có mùi không?
- Nước mưa có lợi gì cho con người?
- Nước mưa mang lại nước cho con người sinh hoạt hàng ngày, tưới tiêu cho cây cối, vật nuôi
 + Còn đây là nước gì?
Nước sông, suối, giếng là nguồn nước tự nhiên là nơi những mạch ngầm chảy ra
 + Đây là nước gì?
Có màu có mùi không?
Mọi người dùng nước máy để làm gì?
Là nguồn nước được con người chế biến rất là sạch, là nguồn nước quý.
Khi sử dụng nước các con phải làm gì?
Nước có ích như thế nào đối với thiên nhiên, cây cối và con vật?
 + Đây là nguồn nước như thế nào?
Vì sao bị ô nhiễm?
Vậy các con phải làm gì để nước không bị ô nhiễm?
+ So sánh: Nước biển và nước giếng
Giống nhau: đều là các nguồn nước có ích cho con người, đem lại sự sống cho muôn loài
Khác nhau: - Không màu, không mùi
Nước biển: màu xanh,vị mặn
 + Tổng hợp: Các con vừa được tìm hiểu về một số nguồn nước như: nước biển, mưa, sông, suối, máy. Tất cả đều là cqac1 nguồn nước có ích, quan trọng đối với con người, vật nuôi, cây trồng. ( GDBVMT)
* Hoạt động 3: Thực hành:
+ TC động: Về đúng nhà
Luật chơi: về nhà đúng trên thẻ tranh lô tô
Cách chơi: chia lớp thành 2 đội thi nhau lấy các nguồn nước khác nhau. Trong thời gian 1 bài hát đội nào lấy đúng, nhiều là thắng cuộc.
TC tĩnh: Tranh gì biến mất
Thứ tự đưa các bức tranh, cháu nhìn và đoán xem bức tranh nào vừa biến mất.
* Hoạt động 4: củng cố
 Cho cháu đọc thơ
Trẻ hát
Trẻ trả lời
Trẻ quan sát phát biểu tự do
Nước biển
Nước mưa
Nước giếng
Nước máy
Nước bẩn
Trẻ so sánh
Trẻ chú ý lắng nghe
 - Trẻ đọc thơ
NS: 11/4/2010
ND: 20/4/2010
 HOẠT ĐỘNG: LQVT
 ĐỀ TÀI: ÔN SO SÁNH CHIỀU CAO CỦA 3 ĐỐI TƯỢNG
MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
Trẻ biết so sánh chiều cao của 3 đối tượn

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_diem_thien_nhien_vo_thi_thanh.doc