Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ điểm 4: Thế giới động vật

Mục tiêu:

Phát triển nhận thức:

- Có một số kiến thức hiểu biết sơ đẳng, thiết thực về một số con vật gần gũi, lợi ích cũng như tác hại của chúng đối với con người.

- Biết được động vật sống ở khắp mọi nơi: trong nhà, trong rừng, dưới nước mối quan hệ giữa động vật và môi trường sống của chúng.

- Phát triển tính tò mò, ham hiểu biết, óc quan sát, khả năng phán đoán, nhận xét các sự vật hiên tượng xung quanh.

Phát triển thể chất:

- Phát triển một số vận động cơ bản: bò, chui, chạy, nhảy, bắt chước dáng đi, động tác của một số con vật.

- Phát triển sự phối hợp, vận động các giác quan.

- Có cảm giác sảng khoái, dễ chịu khi tiếp xúc với môi trường thiên nhiên và các con vật gần gũi.

 

doc131 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 12/02/2022 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ điểm 4: Thế giới động vật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Thực hiện : 
+ Nhịp 1 : đưa hai tay ra ngang (lòng bàn tay ngửa).
+ Nhịp 2 : ngồi xổm (thẳng lưng), tay đưa ra phía trước (lòng bàn tay sấp).
+ Nhịp 3 : như nhịp 1.
+ Nhịp 4 : về TTCB.
+ Nhịp 5, 6, 7, 8 : tiếp tục thực hiện như trên.
v Bụng lườn 3 : Đứng nghiêng người sang 2 bên (2 lần x 8 nhịp).
- TTCB : Đứng thẳng, tay thả xuôi.
- Thực hiện : 
+ Nhịp1 : bước chân trái sang bên 1 bước, 2 tay đưa lên cao (lòng bàn tay hướng vào nhau).
+ Nhịp 2 : nghiêng người sang bên trái (tay thẳng trên cao).
+ Nhịp 3 : như nhịp 1.
+ Nhịp 4 : về TTCB.
+ Nhịp 5, 6, 7, 8 : đổi chân, nghiêng người sang phải.
v Bật 3 : Bật bước đệm trên 1 chân, đổi chân (bật chân sáo.
- TTCB : Đứng thẳng, tay thả xuôi.
- Thực hiện : Bật đệm trên chân phải, chân trái co gối. Sau đổi chân, tay vung tự nhiên, bật theo nhịp 1 – 2.
b) Vận động cơ bản :
Bài tập tổng hợp : Bật xa, ném xa bằng 1 tay, chạy nhanh 10 m.
- Cô làm mẫu 2 lần. Lần 2 kết hợp giải thích :
+ Bật xa 50 cm :
TTCB : Đứng tự nhiên, tay thả xuôi dưới vạch chuẩn.
Thực hiện : nhón chân bật nhảy, đạp đất mạnh bằng nửa bàn chân tiến về trước, tay đưa ra trước, chân chạm đất như ếch nhảy, bật qua vạch thứ 2.
* Sau đó đi đến vạch để túi cát, ném xa bằng 1 tay. 
+ Ném xa, chạy nhanh:
TTCB : Đứng chân trước, chân sau ; tay cầm túi cát cùng phía với chân sau.
Thực hiện : Đưa tay từ phía trước, xuống dưới, ra sau, lên cao và ném khi túi cát lên cao nhất. Cuối cùng chạy nhanh như thỏ đến các cây cờ (cách vạch 10 m) rồi đi về cuối hàng. Khi chạy phối hợp chân tay nhịp nhàng và tiếp tục như thế cứ 2 bạn đầu hàng chuẩn bị ném thì 2 bạn kế tiếp lên chuẩn bị bật xa như ếch.
- Gọi 2 trẻ thực hiện lại, cô chú ý sửa sai.
- Cho lớp thực hiện mỗi lần 2 trẻ.
- Cô khuyến khích trẻ thực hiện động tác nhanh và chính xác.
Ø Hoạt động 3: Hồi tỉnh : 
Cháu đi nhẹ nhàng, hít thở sâu.
Nhận xét tiết học
Cắm cờ hoa
-Trẻ làm các động tác mô phỏng của các con vật.
-Trẻ tập các động tác PTC
 +Tập kết hợp với bài hát “Con chuồn chuồn”
-Trẻ quan sát cô LM
-2 trẻ khá lên thực hiện
-Trẻ thực hiện
-Trẻ đi lại nhẹ nhàng kết hợp đọc thơ “Nàng tiên ốc”.
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
TRUYỆN: SƠN TINH – THỦY TINH
I. Yêu cầu:
1.Kiến thức:
- Cháu thích nghe cô kể chuyện, hiểu nội dung câu chuyện biết đó là câu chuyện thần thoại 
- Biết đánh giá tính cách hành động của nhân vật biết trả lời tốt câu hỏi 
2.Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng kể chuyện và sắm vai ở cháu 
3.Thái độ:
- Qua câu chuyện cháu biết tinh thần của người con chống lại với thiên nhiên khắc nghiệt 
II. Chuẩn bị:
- 1 bộ tranh sơn tinh thủy tinh (của cô)
- 2 bộ tranh nhỏ dùng cho cháu
- Chữ để ghép từ 
- Mô hình vườn thú
III.Nội dung tích hợp:
-PTTM: Hát “Con voi”
-PTTC-XH: Trò chuyện về 1 số con vật sống trong rừng
-PTNN: Thơ “Tình bạn”
IV. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động cô
Hoạt động cháu
Ø Hoạt động 1: Tham quan vườn bách thú
- Cháu hát bài “con voi”
+ Cô cho cháu tham “quan vườn thú”
- Cô giáo dục luật đi đường 
- Vườn thú có mấy khu ?
(Khu nuôi thú và khu nuôi cá )
- Khu nuôi thú có những con thú gì ?
- Đó là động vật sống ở đâu ?
- Cá tôm là động vật sống ở đâu ?
- cá cung cấp cho chúng ta chất gì ?
- Cô cháu mình vừa tham quan vườn thú. Bây giờ mình cùng về lớp nhé 
- Các cháu vừa tham quan vườn thú đã biết những động vật sống trong rừng và động vật sống dưới nước. Các động vật này có liên quan đến câu chuyện “Sơn Tinh Thủy Tinh”
Ø Hoạt động 2: Cô kể chuyện 
- Cô kể chuyện lần 1 (kết hợp điệu bộ)
- Giảng nội dung: Câu chuyện nói về vua Hùng Vương thứ 18 có 1 người con gái rất đẹp vua kén chọn 1 chàng rễ hiền lành, tài giỏi,có nhiều chàng trai đến thi tài trong đó có Sơn Tinh Thủy Tinh đều tài gỏi như nhau và Sơn Tinh đã đem lễ vật đến trước nên cưới được Công chúa Thủy Tinh đến sau nên không cưới được công chúa, đành đem lòng uất hận dâng nước đánh Sơn Tinh
- Cô kể lần 2 (theo tranh)
- Giảng từ ý: 
+ Tranh 1: “Thở ấyThủy Tinh” 
- Có ai ?
- Kén rể: lựa chọn chàng rể
- Trổ tài: Thi với nhau 
- vua Hùng Vương muốn chọn rể vừa có tài hiền lành để gả công chúa nên mở hội kén rể, nhiều chàng trai trong làng đến tổ tài nhưng Vua Hùng chưa chọn được người nào, cuối cùng 2 người đến thi tài là Sơn Tinh – Thủy Tinh 
- Sơn Tinh: là thần núi 
- Thủy Tinh: là thần nước
+ Tranh 2: “Vua truyền lệnh ..Xanh tươi”
- Cô gợi ý hỏi bức tranh này vẽ những gì ?
- Sơn Tinh và Thủy tinh cùng thi tài Thủy Tinh có tài gây mưa làm gió thổi sấm sét làm trời đất tối tăm 
- Còn Sơn Tinh có tài dời núi, đốn cây phá rừng vun đất chống lại nước lủ của Thủy Tinh – Sơn Tinh giơ gậy thì lập tức cảnh vật trở lại bình thường 
+ Tranh 3: “Vua Hùng Vương ..Mất rồi”
- Thấy cả hai đều tài giỏi Vua Hùng không biết gả Công chúa cho ai rồi bảo nếu ai đem của quí đến sớm sẽ được gả công chúa cho Sơn Tinh mang lễ vật đến trước nên được rước công chúa 
- Thủy Tinh đến muộn hơn nhưng lễ vật củng quí ngọc trai, đồi mồi, sang hô..Thủy Tinh đến sau nên nổi giận 
+ Tranh 4: “Thủy Tinh ..đến hết”
- Cô hỏi tranh này vẽ gì đây ?
- Thủy Tinh đã dâng nước lên bao vây núi đánh Sơn Tinh, nước dâng cao làm ruộng đồng bị gập nước
- Sơn Tinh bình tỉnh chống trả lại hóa phép dâng núi lên cao hơn nước và quân của Sơn Tinh từ trên nùi ném đá xuống nước làm quân Thủy Tinh chết rất nhiều 
- Thủy Tinh đánh mãi cũng không thắng nên rút quân về, nhưng vẫn không quyên mối thù nên hàng năm cứ tháng 7, tháng 8. Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh làm lủ lụt ở nhiều nơi 
+ Đây là câu chuyện thần thoại mà nhân dân ta đã tưởng tượng ra nhằm giải thích hiện tượng mưa to gây bảo lụt ở nước ta 
Ø Hoạt động 3: Đàm thoại
- Cô vừa kể cho con nghe câu chuyện gì ?
- Vua Hùng có 1 cô con gái tên gì ?
- Vua Hùng mở hội thi kén rễ có ai đến cưới công chúa ?
- Vua Hùng gả công chúa cho ai ? vì sao ?
- Sơn Tinh đưa công chúa về núi Thủy Tinh đã làm gì? 
* Chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là chuyện thần thoại Việt Nam nhằm giải thích hiện tượng mưa lũ lụt thường xẩy ra ở nước ta gây khó khăn trong cuộc sống của nhân dân nhưng con người Việt nam đã đấu tranh chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt như đấp đê ngăn lũ lụt trông cây gây rừng 
Ø Hoạt động 4: Cô cho cháu sắm vai
 - Cô cho cháu sắm vai 
- Cô dẫn chuyện 
+ Cô cho cháu chọn vai và sắm vai
 Ø Hoạt động 5: gắn tranh theo nội dung câu chuyện và kể chuyện theo tranh
- Cô cho nhóm trai nhóm gái hỏi ý (4 bạn ) mỗi đội gắn 4 tranh 
- Cô kiểm tra khen đội gắn nhanh 
- Cô cho cháu kể chuyện 
- Cô khen trẻ 
Ø Hoạt động 6: Tô màu tranh Sơn Tinh, Thủy Tinh
- Cháu tô cô theo dõi – tuyên dương cháu tô đẹp, động viên cháu tô yếu
+ Kết thúc: Cô cho trẻ đọc bài thơ “Tình bạn”.
Nhận xét tiết học
Cắm cờ hoa
- Lớp hát bài “con voi”
- Cháu hát bài đường em đi đến vườn thú 
- 2 khu
- Voi, ngựa, hươu, sư tử
- Sống ở trong rừng
- Sống dưới nước 
- Cung cấp chất đạm
- Cô cho cháu vừa đi vừa đọc thơ
- Cháu chú ý lắng nghe
- Cháu quan sát nêu nhận xét
- Cháu quan sát trả lời 
- Sơn Tinh Thủy Tinh
- Tên Mị Nương 
- Sơn Tinh, Thủy Tinh
- Vua Hùng gả công chúa cho Sơn Tinh vì Sơn Tinh đem lễ vật đến trước
- Thủy Tinh tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh
- 1 cháu vai Vua Hùng
- 1 cháu vai công chúa
- 1 cháu làm sơn Tinh
- 1 cháu vai Thủy Tinh
- 3 cháu vai các chàng trai
- 1 số cháu lính của Sơn Tinh
- 1 số cháu phụ họa động tác
- Cháu thực hiện ghép tranh
- Cô cho 2 cháu đại diện lên kể chuyện theo tranh
- Cháu rả về các góc tô màu tranh
- Lớp đọc thơ thu dọn đồ dùng
v Giáo viên tận dụng mọi cơ hội giáo dục cháu ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
 HOẠT ĐỘNG GÓC
Thực hiện như đã soạn ở đầu tuần
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Quan sát có mục đích 
- Quan sát con voi qua tranh
- Các cháu quan sát xem cô có tranh vẽ con gì ? (Con vo)
- Các cháu quan sát xem con voi có những bộ phận nào ? có đặc điểm gì ? (Cháu quan sát nêu nhận xét)
- Voi sống ở đâu ? (Voi sống trong rừng)
- Voi là con vật hiền hay dữ ? 
- Thức ăn của voi là gì ?
- Cô nói: Voi rất to sống thành từng đàn voi là động vật quí hiếm ngày nay người ta mang voi về các thảo cầm viên, để nuôi và dạy cho nó xiếc
2. Hoạt động tập thể
- Trò chơi vận động “Bẩy chuột”
- Cô gợi ý yêu cầu luật chơi, cách chơi như đã soạn ở đầu tuần
3. Hoạt động tập thể 
- Cháu vẽ hoặc chơi tự do – cô quan sát gợi ý kết hợp cho cháu chơi TCDG
NÊU GƯƠNG
- Nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan.
- Tổ trưởng nhận xét các bạn trong tổ.
- Các bạn khác nhận xét, bổ xung.
- Cháu ngoan nhận cờ cắm vào ống.
Thứ Ba
21/12/2010
ĐÓN TRẺ-HOẠT ĐỘNG TỰ CHỌN-TRÒ CHUYỆN-ĐIỂM DANH
THỂ DỤC SÁNG
PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
VẼ CON GÀ MÁI (mẫu)
1. Yêu cầu:
1.Kiến thức:
- Trẻ biết thể hiện đặc điểm của con gà trống qua màu lông, cổ, đuôi, thân, mào qua nét xiên, nét cong, nét cong tròn 
2.Kĩ năng:
- Trẻ sáng tạo trong miêu tả hình dáng, tư thế vận động và tô màu đẹp.
3.Thái độ:
- Trẻ yêu thích vật nuôi (chăm sóc và bảo vệ vật nuôi.
2. Chuẩn bị:
Cô :
- Tranh mẫu.
- Que chỉ.
- Máy băng cát xét.
- Giá sản phẩm.
Trẻ :
- Vở tạo hình.
- Bút màu, bàn, ghế.
3.Nội dung tích hợp:
-PTNN: Câu đố về các con vật nuôi
-PTTM: “Gà trống,mèo con và cún con”
4. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động cô
Hoạt động cháu
Ổn định – Giới thiệu:
*Lắng nghe ,lắng nghe .Nghe chi, nghe chi .
Nghe cô đố : Con gì màu đỏ
 Gáy ò ó o
 Từ sáng tinh mơ
 Gọi người thức dậy
- Đố biết con gì ? 
- Mỗi sáng chú gà trống gáy vang báo hiệu cho mọi người thức dậy để chuẩn bị cho 1 ngày mới . Chú gà trống thật dễ thương làm sao . Các con có yêu chú gà trống không ? Chúng ta cùng thi vẽ chú gà trống thật đẹp nhé !
Ø Hoạt động 1: Cô cho trẻ quan sát mẫu :
- Cô treo tranh “Gà trống”, hỏi trẻ :
- Thân gà như thế nào ? 
- Đầu gà thế nào ? 
- Cổ gà thế nào ? 
- Chân gà thế nào ? 
- Đuôi gà thế nào ? 
- Lông gà có màu sắc thế nào ? 
* Cô vẽ phối hợp các nét cong tròn, nét cong, nét xiên tạo thành con gà trống với các bộ phận : mình, đầu, cổ, chân, đuôi cân đối, tô màu đều, mịn, có nhiều màu sắc. Cô vẽ thêm hoa, cỏ, mặt trời để bức tranh thêm đẹp. Cách cô vẽ mẫu như sau :
Ø Hoạt động 2: C

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_diem_4_the_gioi_dong_vat.doc