Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ điểm 1: Trường Mầm non của bé
I.MỤC TIÊU:
1/Phát triển thể chất:
*Dinh dưỡng - sức khỏe và vận động:
+Dinh dưỡng và sức khỏe:
-Trẻ biết một số món ăn thông thường của trường mầm non.
-Biết sử dụng thành thạo những đồ dùng sinh hoạt ở trường MN: khăn, bàn chải đánh răng, ca cốc, bát ăn cơm,
-Có thói quen vệ sinh, thức hiện hành vi văn minh trong ăn uống ( sinh hoạt ): rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, cháo mời trước khi ăn, không nói chuyện trong khi ăn,
-Biết tránh những vật dụng và những nơi nguy hiểm trong trường, lớp MN.
+Vận động:
-Trẻ biết phối hợp các bộ phận trên cơ thể một cách nhịp nhàng khi tham gia vào các hoạt động: chạy, bò, tung và bắt bóng,
-Biết thực hiện các vận động theo nhu cầu của bản thân.
-Phối hợp vận động của đôi bàn tay trẻ trong vẽ, nặn, xé, cắt, dán, tô, viết về trường, lớp MN.
lớp chúng ta kết đoàn, cô và mẹ. -Nghe các bài hát: Bàn tay cô giáo, đi học, những bài hát dân ca các vùng miền. -Sử dụng những nhạc cụ, dụng cụ gõ, đệm. -Trò chơi âm nhạc: Tai ai tinh, ai đoán giỏi, hát to hát nhỏ, III.KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN: CHỦ ĐỀ NHÁNH 2 : “LỚP HỌC và CÔ GIÁO ”.(Thời gian thực hiện: 01 tuần (30/08/2010 đến 3/09/2010)). Các hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ Trò chuyện với trẻ về lớp trẻ đang học, các khu vực và hoạt động trong lớp. Cho trẻ xem tranh, ảnh; trò chuyện theo nội dung tranh, ảnh về lớp học, công việc của cô giáo. Cho trẻ kể về những bạn trong lớp học: tên, giới tính, đặc điểm nổi bật của bạn. Giới thiệu cho trẻ biết những khu vực trong lớp học và các hoạt động của từng khu vực trong lớp. Trò chuyện về những công việc của cô giáo hàng ngày và công việc của trẻ khi đến lớp. Thể dục sáng Thực hiện các động tác theo hướng dẫn của cô: -Hô hấp: “Gà gáy sáng” -Tay: “Đưa trước – lên cao – hạ xuống”. -Chân: “Khuỵu gối” -Bụng: “Hai tay đưa cao – cuối người xuống”. -Bật: “Tách và chụm chân”. Hoạt động có chủ đích Lớp lá 2 của bé. Chạy nhanh 10m về lớp. Lớp chúng ta kết đoàn Vẽ về cô giáo của em Bé học o, ô, ơ Hoạt động dạo chơi ngoài trời -Tìm hiểu những khu vực cạnh lớp. -Cho trẻ chơi trò chơi: “Kết bạn”. -Đi dạo quanh sân trường, trò chuyện về trường, lớp. -Vẽ tự do trên sân trường. -Tưới cây quanh lớp. -Chơi trò chơi dân gian: “Mèo đuổi chuột”. -Trò chuyện về các khu vực và hoạt động trong lớp học. -Chơi với cát, nước, in hình trên cát. -Đi dạo, đọc thơ: cô và mẹ, bàn tay cô giáo, bạn mới. -Chơi tự do với các đồ chơi, thiết bị ngoài trời. Chơi và hoạt động ở các góc -Góc xây dựng: Chơi xây trường MN, xây hàng rào, xây cổng, trồng hoa trong trường, -Góc phân vai: Chơi lớp học, chơi làm cô giáo, chơi nội trợ, chơi bán hàng, chơi bác sĩ, -Góc học tập: Chơi tìm số, chơi tập đếm, xếp các hình học,; tô chữ, xếp đôminô, đọc sách, xem tranh ảnh về trường MN. -Góc nghệ thuật: Hát, múa, kể chuyện, đọc thơ về trường, lớp MN; làm album về trường MN, vẽ về trường MN, -Góc thiên nhiên: Tưới cây, chăm sóc hoa vườn trường MN; chơi với cát, in cát, Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa, ăn phụ. Hoạt động chiều -Kể những công việc của cô giáo trong lớp. -Chơi trò chơi: “Tìm bạn” -Hướng dẫn trẻ đọc thơ: “Tình bạn”. -Trò chơi “Về đúng phòng”. -Biểu diễn bài hát: “Lớp chúng ta kết đoàn”. -Chơi trò chơi: “Đoán tên”. -Cho trẻ thực hiện học phẩm. -Kể chuyện cho trẻ nghe: “Thỏ trắng biết lỗi”.Trò chuyện về nội dung câu chuyện. -Trò chơi: “Truyền tin” -Ôn về những bài thơ, bài hát đã học trong tuần. -Chơi trò chơi: “Tìm chữ theo yêu cầu của cô”. -Thực hiện học phẩm. Vệ sinh, trả trẻ -Trao đổi với phụ huynh về tình hình hoạt động của trẻ trong ngày. -Gợi ý phụ huynh rèn luyện thêm cho trẻ lúc ở nhà. Nhận xét THỂ DỤC SÁNG I.YÊU CẦU: -Trẻ biết thực hiện những động tác dưới sự hướng dẫn của cô. -Biết phối hợp các động tác nhằm phát triển các nhóm cơ. -Nghiêm túc, thực hiện theo nhịp đếm. II.CHUẨN BỊ: -Sân bãi rộng, thoáng, không chướng ngại vật. -Các động tác. -Trò chơi: “Kết bạn”. III.TỔ CHỨC: Hoạt động 1: Khởi động: -Cô hướng dẫn trẻ đi thành vòng tròn, đi các kiểu chân: đi thường, đi kiểng chân, đi bằng mép bàn chân, gót chân, chạy chậm, chạy nhanh. -Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn để thực hiện bài tập. Hoạt động 2: Trọng động : Bài tập phát triển chung: -Hô hấp: Làm gà gáy sáng : “Hai tay làm động tác vổ cánh, vòng hai tay lên miệng, hít thật sâu và gáy thật to: ò, ó, oThực hiện 4 lần. -Tay vai: +Nhịp 1: Hai tay đưa thằng ra phía trước,chân tách ra, lồng bàn tay úp +Nhịp 2: Hai tay giơ lên cao, mắt nhín theo tay, lồng bàn tay hướng vào nhau. +Nhịp 3: Hai tay hạ xuống trở về nhịp 1. +Nhịp 4: Hai tay hạ xuống, trở về tư thế chuẩn bị. +Nhịp 5 đổi chân và thực hiện như cũ. Thực hiện 2 lần 8 nhịp. -Chân: Hai tay chống hông, hai chân khép,khuỵu gối. Thực hiện theo nhịp đếm hoặc nhịp trống lắc. -Bụng: Thực hiện 2 lần 8 nhịp. +Nhịp 1: Hai chân tách, hai tay giơ lên cao, lồng bàn tay hướng ra trước. +Nhịp 2: Cuối người xuống, hai tay chạm 2 đầu ngón chân cái, hai gối thẳng. +Nhịp 3: Trở lại nhịp 1. +Nhịp 4: Trở về tư thế chuẩn bị. -Bật: Hai tay chống hông, hai chân khép, bật tách và chụm chân. Thực hiện liên tục. Hoạt động 3: Hồi tỉnh: -Cô cho trẻ đi vòng tròn, hít thở nhẹ nhàng. -Cho trẻ chơi trò chơi: “Kết bạn”. -Nhận xét . -Cho trẻ vệ sinh, rửa tay. Chuyển hoạt động. HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC 1/Góc xây dựng – lắp ghép: a)Yêu cầu: -Trẻ biết sử dụng những vật liệu để xây dựng thành: Trường MN, cổng, hàng rào, hoa, -Sử dụng những khối khác nhau để xây dựng thành trường MN, xây đường đi đến lớp. -Lắp ghép những đồ dùng, đồ chơi. -Chơi ngoan, không tranh giành đồ chơi của bạn. -Biết cất dọn đồ dùng, đồ chơi sau khi chơi. b)Chuẩn bị: -Khối gỗ đủ kích cỡ khác nhau, hàng rào dạng rời, cổng, các hình khối, -Cây, cỏ, hoa, lá,đều rời. -Vỏ sò, vỏ ốc, hoa các loại, hột hạt các loại, -Đồ dùng, đồ chơi để xây dựng. -Bộ đồ chơi lắp ghép. -Bảng tên của cây, hoa, đồ dùng, đồ chơi. c)Tổ chức: -Cô tập trung trẻ lại, cùng trò chuyện về các phòng chức năng trong trường MN và các hoạt động trong trường MN. -Hỏi trẻ thích chơi gì và cho trẻ vào góc chơi và xây dựng theo ý thích. -Nhắc nhỡ trẻ chơi không tranh giành đồ chơi của bạn, chơi xong cất đồ chơi. -Gợi ý trẻ chia nhóm và chọn ra nhóm trưởng để phân công công việc cho các thành viên trong nhóm. -Trong khi trẻ chơi, cô quan sát, hướng dẫn trẻ chơi. Nếu trẻ xây dựng chưa vào chủ đề thì cô giáo hướng dẫn trẻ, gợi ý trẻ chơi cho đúng. -Sau khi trẻ đã hoàn thành xong công trình, cô yêu cầu nhóm trưởng giới thiệu về công trình xây dựng của mình. -Cô cho các nhóm khác tham quan và có những nhận xét về công trình. -Cho trẻ thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong. 2/Góc học tập – đọc sách: a)Yêu cầu: -Trẻ biết tô màu tranh, tô chữ, sao chép chữ về trường, lớp MN. -Trẻ biết cách đọc truyện, biết lật trang sách để đọc, đọc từ trái qua phải, đọc từ trên xuống dưới. -Biết đếm số lượng nhóm, tìm con số tương ứng với nhóm và gắn vào nhóm. -Biết cất dọn đồ chơi sau khi chơi xong. -Biết xếp các hình học. b)Chuẩn bị: -Tranh, ảnh về trường, lớp MN có từ in mờ phía dưới tranh. -Các nhóm đối tượng trong phạm vi 5, các con số từ 1-5. -Các loại sách, truyện. -Các từ cho trẻ sao chép. -Bút chì, giấy vẽ, bút màu, bảng con, phấn. -Hình học các loại. c)Tổ chức: -Cô cho trẻ xem những tranh, ảnh về trường, lớp MN và cùng trò chuyện về những tranh ảnh đó. -Cô gợi ý cho trẻ vào góc chơi và gợi ý cho trẻ tô màu những tranh, ảnh đó. -Hướng dẫn trẻ phát âm những chữ cái, những từ dưới tranh và gợi ý trẻ tô những chữ, những từ đó. -Cô gợi ý trẻ đếm những nhóm đối tượng và tìm những con số tương ứng đặt vào nhóm đó. -Một vài trẻ xếp những hình học. -Trẻ đọc truyện, cô hướng dẫn trẻ cách lật trang sách, cách đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. -Nhắc nhỡ trẻ lật trang sách nhẹ nhàn. -Cô yêu cầu nhóm trưởng tự nhận xét sản phẩm của nhóm. Cô nhận xét lại, động viên trẻ. 3/Góc phân vai: a)Yêu cầu: -Trẻ biết thể hiện vai chơi trong khi chơi: bác sĩ, nội trợ, bán hàng, chơi làm cô giáo, chơi lớp học. -Biết sử dụng những công cụ, những dụng cụ trong hành động chơi. -Phối hợp vai chơi và biết liên kết các góc chơi với nhau. b)Chuẩn bị: -Đồ chơi nội trợ, cặp dề, mũ đội, bàn, ghế, khăn lau, -Đồ chơi bác sĩ, thuốc, giấy, viết. -Các loại quả, rau, củ; cân, chai, giỏ, giấy làm tiền, c)Tổ chức: -Cô cho trẻ tự chọn góc chơi. -Nhắc nhỡ trẻ khi chơi không làm ồn ào, không tranh giành nhau, chơi xong biết cất dọn đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp. -Cô quan sát trẻ chơi, gợi ý trẻ thực sẽ làm gì, làm những món ăn nào và bày trí thức ăn. Những món ăn đó cần những nguyên, vật liệu gì và yêu cầu trẻ phân ra nhóm trưởng và phân công công việc cho nhóm đó. -Cô quan sát khi trẻ mua và bán hàng, quan sát thái độ của trẻ và sửa sai cho trẻ, uốn nắn khi trẻ khi trẻ có thái độ không phù hợp. -Quan sát trẻ chơi bác sĩ, chú ý cách khám bệnh và kê đơn thuốc của trẻ. Hướng dẫn trẻ chơi cho đạt. -Động viên trẻ chơi. Yêu cầu nhóm trưởng nêu ra những gì nhóm mình đã làm được. Cô nhận xét lại và khuyến khích trẻ lần sau chơi vui hơn, ngoan hơn. -Yêu cầu trẻ thu dọn đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp sau khi chơi xong. 4/Góc nghệ thuật: a)Yêu cầu: -Trẻ biết tô, vẽ, nặn về trường MN theo ý thích của bản thân. -Hát, múa những bài hát về trường, lớp, cô giáo: “Cô và mẹ, cô giáo, lớp chúng ta kết đoàn” b)Chuẩn bị: -Giấy vẽ, bút màu, bút chì, đất nặn. -Đàn, trống, bộ gõ, -Bảng, keo dán giấy, mũ múa, hoa tay, c)Tổ chức: -Cô cho trẻ tự chọn và đến góc chơi. -Yêu cầu nhóm phân ra nhóm trưởng và phân công việc trong nhóm. -Quan sát và hướng dẫn trẻ chơi. Mở nhạc cho nhóm múa hát, quan sát trẻ hát và đệm bằng bộ gõ, trống lắc. -Gợi ý trẻ vẽ, nặn, tô màu về trường MN. -Nhắc nhỡ trẻ chơi không tranh giành đồ chơi của bạn, biết cất dọn đồ chơi sau khi chơi xong. -Yêu cầu trẻ trưng bày sản phẩm của mình. -Yêu cầu nhóm trưởng tự nhận xét nhóm mình đã làm những gì và giới thiệu sản phẩm nhóm làm ra. -Cô nhận xét chung, động viên trẻ chơi ngoan hơn, vui hơn. -Cho trẻ thu dọn đồ chơi. 5/Góc thiên nhiên: a)Yêu cầu: -Trẻ biết chăm sóc, tưới cây, bắt sâu cho cây. -Chơi với cát, in cát. -Chơi ngoan, không tranh giành đồ chơi của bạn, khi chơi xong cất dọn đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp. b)Chuẩn bị: -Vườn cây, hoa của lớp. -Cát, khuôn in, bình tưới, nước, đĩa để sản phẩm in của trẻ. c)Tổ chức: -Cô và trẻ cùng trò chuyện về góc thiên nhiên. -Gợi ý trẻ sẽ làm gì? Cho trẻ phân nhóm và chọn ra nhóm trưởng. -Cô quan sát trẻ thực hiện những công việc: tưới cây, nhặt lá vàng, bắt sâu. -Trẻ chơi với cát, cô gợi ý để trẻ in cát và trưng bày sản phẩm in của trẻ ra dĩa. -Nhắc nhỡ trẻ chơi ngoan không trah giành hoặc ném cát vào bạn. -Yêu cầu nhóm trưởng giới thiệu sản phẩm của nhóm và những công việc chình của nhóm. -Cô nhận xét và động viên trẻ. -Yêu cầu trẻ thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong. Thứ hai, ngày 30 th
File đính kèm:
- giao_an_mau_giao_lop_choi_chu_diem_1_truong_mam_non_cua_be.doc