Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Trường mầm non

 

Trẻ biết được các hoạt động của cô và của trẻ trong ngày hội đến trường.

Biết tên trường, tên lớp, tên cô giáo và bạn trong lớp.Biết các khu vực trong trường mầm non.

Biết đồ dùng và hoạt động của cô và trẻ trong lớp. Trẻ biết các hoạt động và các món ăn đặc trưng của ngày têt trung thu.

 Nhận biết đúng các đặc điểm hình vuông, hình tròn. Phân biệt được dài- ngắn, nhận biêt số lượng.

 

 

doc37 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 756 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Trường mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểm danh
Thể dục sáng
- Tiếp tục rèn trẻ có thói quen chào hỏi và thói quen cất đồ dùng đúng nơi quy định. Cho trẻ nghe các bài hát, bài thơ có liên quan đến chủ đề.
- Trò chuyện với trẻ về lớp học của trẻ.
- Điểm danh theo sổ.
- Thể dục sáng: Tập theo nhạc chung của trường.
Hoạt động học
* Toán:
Nhận biết hình vuông- hìn tròn
* Phát triển thể chất: 
Vận động cơ bản: Đi, chạy thay đổi hướng theo vật chuẩn.
Trò chơi: Bóng bay.
* Khám phá khoa học: Đồ chơi của lớp.
* Văn học:
Truyện: Đôi bạn tốt.
* Tạo hình:
Vẽ quả bóng. 
* Âm nhạc:
Nghe hát
( TT): Ngày đầu tiên đi học.
Trò chơi: Nghe âm thanh chuyền đồ chơi.
Hoạt động ngoài trời
- Thăm quan một số khu vực trong trường mầm non. Nhận ra một số vật không an toàn cho trẻ.
- Nhặt lá rụng. 
- Vẽ tự do.
- Trò chơi: Bóng bay. 
 Lộn cầu vồng.
Hoạt động góc.
- Góc xây dựng: Xây vườn trường. 
- Góc tạo hình: Dán trang trí đồ dùng âm nhạc. Vẽ đồ chơi của lớp và đường đi đến lớp.
Góc văn học: + Xem tranh ảnh về lớp học của bé.
 + Đọc các bài thơ, bài đồng dao có liên quan đến chủ 
 đề.
 + Xem tranh và kể lại chuyện theo tranh.
Góc âm nhạc: Hát các bài hát có liên quan đến chủ đề.
Góc khám phá khoa học: Khám phá đồ dùng, đồ chơi của lớp
Góc phân vai: Chơi trò tập làm cô giáo.
Vệ sinh- Ăn trưa- ngủ trưa.
- Lau mặt, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
- Tạo cho trẻ có thói quen mời cô, mời bạn trước khi ăn.
- Nhắc trẻ sau khi ăn xong uống nước và lau miệng.
- Có thói quen đi vệ sinh trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.
Hoạt động chiều.
Tập lau mặt
Nghe chuyện: Đôi bạn tốt
Tập rửa tay bằng xà phòng
Tập đếm cửa sổ và cửa ra vào của lớp.
Nêu gương
Trả trẻ
- Cho trẻ chơi tự chọn, chuẩn bị quần áo tư trang cho trẻ. 
- Nhắc trẻ chào cô giáo và chào bố mẹ trước khi về.
 Hoạt động cụ thể
Nội dung
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Đón trẻ
Thể dục sáng
Điểm danh
- Tẻ ngoan có thói quen chào hỏi và thói quen cất đồ dùng đúng nơi quy định.
- Để rèn luyện cơ thể, trẻ thấy sảng khoái cho ngày mới.
- Biết số trẻ có mặt trong ngày hôm đó.
- Nhằm giúp trẻ trong lớp biết tên nhau.
- Cô giáo đến sớm mở cửa, vệ sinh phòng lớp.
- Quả bông cho trẻ.
- Sổ theo dõi trẻ.
- Cô niềm nở đón trẻ, nhắc trẻ cất đồ dùng chào cô giáo và bố mẹ. Trao đổi nhanh với một số phụ huynh về tình hình của trẻ.
- Cho trẻ đi thành vòng tròn đẻ khởi động và tập theo nhạc chung của cả trường.
- Cho trẻ ngồi về tổ của mình.
- Cô gọi tên từng trẻ.
Dạo chơi ngoài trời:
- Thăm quan một số khu vực trong trường mầm non. Nhận ra một số vật không an toàn cho trẻ.
- Vẽ tự do.
- Nhặt lá rụng.
- Trò chơi: Bóng bay.
 Lộn cầu vồng.
- Cung cấp, củng cố và mở rộng thêm hiểu biết cho trẻ về sự vật hiện tượng. Rèn luyện kĩ năng vẽ cho trẻ.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trườngvà tránh các vật không an toàn cho trẻ.
- Chuẩn bị một số đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động của trẻ.
Cho trẻ ra sân, dắt trẻ đến nơi cho trẻ quan sát. Cô đặt câu hỏi kích thích sự tò mò của trẻ về sự vật hiện tượng đang quan sát. 
 Cho trẻ biết : lợi ích, sự nguy hiểm để từ đó giáo dục trẻ biết yêu quý sự vật hiện tượng, và cách phòng 
tránh các vật nguy hiểm.
 Cho trẻ nhặt lá rụng bỏ vào thùng rác, giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh môi trường.
 Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: Bóng bay( lộn cầu vồng), bằng cách cô giới thiệu trò chơi, phổ biến cách chơi và luật chơi. Cho trẻ chơi, sau mỗi lần chơi cô đều nhận xét. 
 Kết thúc buổi dạo chơi: Cô hỏi trẻ vừa được quan sát gì? làm gì và chơi trò chơi gì?
Hoạt động góc:
- Góc xây dựng: Xây vườn trường mầm non.
- Góc tạo hình: Dán trang trí đồ dùng âm nhạc. Vẽ dường đi đến trường.
- Góc văn học:
+ Xem tranh ảnh về lớp học của bé.
+ Đọc các bài thơ, bài đồng dao có liên quan đến chủ 
 đề. + Xem tranh và kể lại chuyện theo tranh.
- Góc âm nhạc: Hát các bài hát có liên quan đến chủ đề.
- Góc khám phá khoa học: Chọn và phân loại đồ dùng, đồ chơi theo: chất liệu; màu sắc.
- Góc phân vai: Chơi trò chơi bác cấp dưỡng.
Trẻ biết sử dụng các đồ chơi xây dựng để xây trường mầm non.
Rèn luyện kĩ vẽ và năng cắt dán từ đó phát triển sự khéo léo ở trẻ.
Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm tác phẩm văn học, và khả năng kể chuyện theo tranh.
Ôn luyện và củng cố các bài hát trong chủ đề.
Trẻ phân loại đồ dùng, đồ chơi theo chất liệu và theo màu sắc.
Trẻ phản ánh lại đúng công việc của cô giáo.
Chuẩn bị các đồ dùng đồ chơi cho trẻ: gạch, hàng rào, cây
Chuẩn bị đồ dùng phục vụ theo góc.
Chuẩn bị tranh ảnh, sách truyện cho góc chơi.
Chuẩn bị các đồ dùng âm nhạc cho góc chơi.
Chuẩn bị một số đồ dùng, đồ chơi cho góc chơi.
Chuẩn bị đồ dùng phục vụ cho góc chơi.
 Cho trẻ chơi trò chơi nhẹ nhàng.
 Trò chuyện với trẻ, giới thiệu góc chơi, hỏi trẻ chơi ở góc nào. Giáo dục trẻ khi chơi không nói to, không tranh giành đồ chơi của bạn.Cho trẻ nhẹ nhàng về góc chơi.
 Khi trẻ chơi cô quan sat trẻ chơi ở các góc để biết khả năng chơi của trẻ từ đó có cách tác động đến góc chơi chưa có kĩ năng chơi, bằng cách: cô chơi cùng trẻ để hướng dẫn trẻ, từ đó trẻ bắt chước cách chơi của cô.
 Kết thúc buổi chơi cô nhạn xét sau khi chơi. cho trẻ nhẹ nhàng cất đồ chơi.
Vệ sinh- ăn trưa- ngủ trưa
Sạch sẽ, tránh một số bệnh lây qua đường ăn uống.Trẻ ăn hết xuất, có hành vi văn minh trong ăn uống
 Có thói quen đi vệ sinh trước khi ngủ và sau khi ngủ dậy, trẻ ngủ đủ giấc. 
Chuẩn bị khăn ẩm, xà phòng, bàn ăn, giường ngủ cho trẻ.
Cho trẻ rửa tay bằng xà phòng, lau mặt, lấy ghế ngồi vào bàn ăn. Trẻ mời cô và bạn trước khi ăn. Không làm rơi vãi thức ăn và ăn hết xuất.
Ăn xong trẻ lau miệng, súc miệng, đi vệ sinh nằm lên giường.
Khi ngủ dậy trẻ đi vệ sinh. Rồi lấy ghế ngồi.
Trả trẻ
Trẻ ngoan sạch sẽ, có thói quen cất ghế đúng nơi quy định và thói quen chào cô giáo, chào bố mẹ.
Chuẩn bị quàn áo, tư trang cho trẻ.
Trao đổi nhanh với một số phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày.
 Hoạt động ngày
 Thứ/ ngày
Nội dung
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Thứ hai
21- 9- 09
Toán: Nhận biết hình vuông- hình tròn.
Hoạt động chiều:
Tập lau mặt
* Kiến thức: Trẻ nhận biết và gọi đúng tên hình vuông- hình tròn.
* Kĩ năng: Rèn luyện và phát triển khả năng ghi nhớ của trẻ.
* Thái độ: Trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi và làm theo yêu cầu của cô.
_ Trẻ lau mặt đúng cách, có thói quen vệ sinh.
- Mỗi trẻ 1 rổ đồ chơi có các hình: hình vuông, tròn, tam giác, có kích thước giống nhau, màu sắc khác nhau.
- Đồ dùng của cô giống của trẻ nhưng to hơn của trẻ để trẻ nhìn rõ.
- Bảng, que chỉ 
- Hình để tô màu, bút màu.
Khăn ẩm
* Hoạt động 1:ổn định tổ chức, giới thiệu bài:
 Cho trẻ chơi trò chơi:”tập tầm vông”cô đưa ra hình vuông và hình tròn hỏi trẻ cô có hình gì? trong lớp có rất nhiều đồ dùng đồ chơi có dạng hình tròn, hình vuông đấy các bé hãy nhẹ nhàng đi tìm cho cô nào!(cho trẻ tìm cô kiểm tra, có thể trẻ đứng tại chỗ vì tìm được h vuông là viên gạch, cô gọi các trẻ khác lại giới thiệu cho trẻ biết)khen ngợi trẻ cho trẻ chơi trò chơi tiếp.
* Hoạt động 2: Nhận biết hình vuông, hình tròn:
- Chọn hình theo mẫu, gọi tên, chọn hình theo mẫu.
Cho trẻ lấy rổ về chỗ. Hỏi trẻ có hình gì trong rổ? Cho trẻ chọn hình tròn(2- 3 trẻ giơ hình tròn và gọi tên)(co đưa mẫu của cô ra sau) cho trẻ sờ hình tròn không đau tay. Hỏi trẻ vì sao không đau tay? (vì không có góc, không có cạnh)
Cho trẻ lăn thử hình tròn. Hỏi trẻ vì sao hình tròn lăn được? (vì không có góc, không có cạch, cô lăn và nói: hình tròn đang lăn đấy)
Cho trẻ chọn hình vuông (yêu cầu trẻ cho hình vuông lăn) hỏi trẻ vì sao hình vuông không lăn được? Yêu cầu trẻ sờ hình vuông theo chu vi để trẻ phát hiện hình vuông có cạnh có góc. Cho trẻ đếm.
 Cô chốt lại hình vuông là hình góc, có cạnh nên không lăn được, còn hình tròn không có cạnh, không có góc nên hình tròn lăn được.
 * Hoạt động 3: Luyện tập:
 - Trò chơi: Ghép hình:
 Cho trẻ nhìn lên màn hình và nhận xết có 2 nửa hình tròn làm thế nào để thành hình tròn(cô ghép cho trẻ xem) tương tự với hình vuông: có 2 nửa hình chữ nhật(cô ghép mẫu) Cho trẻ chơi ghép hình: 
- Trò chơi: Tìm về đúng nhà:
 Cô giới thiệu các ngôi nhà.
 Cách chơi: Mỗi trẻ lấy1 hình mình thích, vừa đi vừa hát, Khi nghe cô nói” tìm nhà, tìm nhà” thì các bé nhanh chân về ngôi nhà có ký hiệu giống hình mình có.
 Cho trẻ chơi, sau đó đổi hình cho nhau (Cho trẻ chơi 2 lần) sau mỗi lần chơi cô đều nhận xét(trẻ tìm về nhà rồi gắn hình lên để kiểm tra)
 Củng cố hỏi trẻ vừa được tìm hiểu về hình gì? Khen ngợi trẻ.
 * Hoạt động 4: Kết thúc:
Nhận xét và khen ngợi trẻ, cho trẻ cất đồ dùng chuyển sang hoạt động khác.
Cô đàm thoại với trẻ, hỏi trẻ: muốn cho khuôn mặt của chúng ta sạch sẽ thì phải làm gì?
Hôm nay, cô con mình sẽ cùng nhau tập lau mặt cho đúng cách nhé.
Cô và trẻ cùng thực hiện.
Thứ ba
22- 9- 09
Khám phá một số đồ dùng, đồ chơi của lớp:
Phát triển thể chất:
Đi, chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc.
Hoạt động chiều: Kể chuyện: Đôi bạn tốt.
*Kiến thức:
- Trẻ gọi đúng tên đồ dùng, đồ chơi và biết được công dụng của đồ dùng, đồ chơi trong lớp.
- Chơi đúng cách với các loại đồ dùng, đồ chơi đó.
*Kỹ năng:
- Có kỹ năng chơi với các loaị đồ dùng đồ chơi.
*Thái độ: - Cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định
- Giữ gìn, bảo vệ đồ dùng, đồ chơi trong lớp.
* Kiến thức:
Trẻ giữ được thăng bằng khi: đi, chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc.
* Kỹ năng: Phát triển khả năng định hướng trong không gian. Phối hợp vận động nhịp nhàng.
* Thái độ:
Trẻ biết tập thể dục tốt cho sức khoẻ, trẻ thích tập thể dục.
Trẻ nhớ lại nội dung chuyện
- Các loai đồ dùng, đồ chơi 
 bày xung quanh lớp. Giáo án điện tử. 
* Chuẩn bị: sân tập, một số đồ dùng, đồ chơi của lớp.
Tranh minh hoạ.
* Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cho trẻ chơi trò chơi: Trời tối – trời sáng
* Hoạt động 2: Khám phá đồ dùng, đồ chơi của lớp.
- Cho trẻ đi lấy đồ dùng, đồ chơi trẻ thích ở xung quanh lớp.
- Cô hỏi trẻ lấy được gì? Để trẻ kể về đồ dùng, đồ chơi mình chọn được và cách chơi.
- Cho trẻ kể tên các loại đồ dùng, đồ chơi trẻ biết trong lớp mình. 
- Giáo dục trẻ chơi đúng cách, chơi

File đính kèm:

  • docchu diemgia dinh 3tuoi.doc