Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Trường lớp Mầm non của bé - Chủ điểm: Lớp học của bé
1.ĐÓN TRẺ, TRÒ CHUYỆN ĐẦU GIỜ, ĐIỂM DANH :
- T2: trò chuyện về ngày hội đến trường của bé.
- T3: Chơi các đồ chơi có trong các góc.
- T4: tập vẽ sáng tạo theo tranh, chơi “úp lá khoai”
- T5: chơi kidsmart. Chơi tự do theo nhóm.
- T6: giúp cô chuẩn bị vật liệu cho THNTH.
Điểm danh :
-Nắm sĩ số học sinh hàng ngày
- Tìm nguyên nhân trẻ vắng
I/Yêu cầu :
- Khuyến khích trẻ chăm đến lớp
-Trẻ phát hiện được bạn vắng trong tổ
II/ Chuẩn bị:
- Chỗ ngồi, sổ điểm danh.
II/ Tiến hành:
- Cô yêu cầu trẻ điểm danh xem trong tổ của mình có bạn nào vắng, tổ trưởng báo cáo với cô và cả lớp.
đồ chơi với bạn Cô báo hết giờ Nhận xét nhẹ nhàng từng nhóm Cho trẻ thu dọn đồ chơi * Kết thúc. Nhắc trẻ rửa tay, đi vệ sinh, uống nước. 4.HOẠT ĐỘNG GÓC : Góc xây dựng: -PV: chơi gia đình đón tết trung thu - XD: trường bé trong ngày tết trung thu. - HT: lô tô ,ghép hình theo thứ tự sự kiện, cắt dán làm album, xem tranh kể chuyện, chơi trò chơi học tập. - TH: Vẽ, nặn, xé dán tranh trẻ thích, múa hát theo chủ đề -TN-KP: chăm sóc cây thiên nhiên, làm đồ chơi từ lá cây. -BTLNT: cắm hoa, bánh mì phết bơ, trưng bày dĩa quả I/ Yêu cầu : Cháu thể hiện tốt vai chơi của từng góc chơi. Cháu thể hiện được hành vi văn minh trong cuộc sống qua các vai chơi, biết yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau . Biết cất dọn đồ chơi gọn gàng ngăn nắp . II/ Chuẩn bị : - Gỗ ,hàng rào,cây to,mốp xốp, bộ đồ chơi nấu nướng, vé số, lô tô, giấy báo cũ, hồ kéo , bút màu, giấy vẽ, đất nặn, bảng con III/Tổ chức hoạt động: - Hát bài “Rước đèn dưới trăng” sau đó cô giới thiệu từng góc chơi. Trẻ tự nguyện tham gia chơi các góc. Cô gợi ý cho trẻ nói lên ý tưởng của trẻ, cô bổ sung góp ý trẻ sáng tọa hơn. Ngoài ra còn nhiều góc chơi khác rất hấp dẫn , bây giờ các con vào góc chơi nhé! Khi chơi con phải giữ trật tự không tranh giành với bạn nha. Cháu vào góc chơi cô theo dõi các góc ( chú y nhiều ở góc trọng tâm ) Cô theo dõi khuyến khích trẻ tạo ra sản phẩm và giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn. Báo sắp hết giờ - hết giờ. Cô nhận xét từng góc chơi Trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi, động viên khuyến khích trẻ yếu kém sẽ hoàn thành sản phẩm tốt hơn vào ngày hôm sau. Kết thúc tiết học Trẻ chơi cô theo dõi và gợi ý để trẻ chơi tốt . Góc kidsmart : * Cho trẻ chơi trò chơi chương trình kidsmart 5.VỆ SINH ,ĂN TRƯA,NGỦ TRƯA: -Trẻ làm vệ sinh cá nhân chuẩn bị giờ ăn trưa- rửa tay . - Trẻ ăn cơm trưa . - Ngủ trưa . 6. HOẠT ĐỘNG NÊU GƯƠNG: * Chuẩn bị : Cô và trẻ quần áo, đầu tóc gọn gàng Sổ Bé ngoan, cờ, bảng bé ngoan *Tiến hành: Phát cờ cuối ngày, phát phiếu cuối tuần - Tập trung trẻ lại theo tổ, cho 1, 2 trẻ nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan, cô nói lại tiêu chuẩn bé ngoan 1 lần nữa, cho trẻ suy nghĩ. Cô mời lần lượt các bạn ngoan trong từng tổ tự đứng lên + Mời các bạn ở tổ khác nhận xét tổ bạn, + Cô nhận xét chung, mời trẻ lên nhận cờ + Cả lớp vỗ tay,hát 1 bài và các bạn lại cắm cờ rồi về chỗ. -Tương tự đối với các tổ khác. -Căn cứ vào số trẻ đạt cờ bé ngoan trong tổ mà cô trao cờ tổ cho tổ có nhiều bạn được cắm cờ . -Cuối cùng cô nhận xét cả lớp, tuyên dương và nhắc nhỡ trẻ cố gắng hơn để được cắm cờ. Cho cả lớp hát 1 bài. * Cho trẻ chơi nhẹ nhàng ở các góc chơi * Trả trẻ . HOẠT ĐỘNG CHUNG THỨ HAI: 12/09/2011. LQVH: TRUYỆN CÔ CON GÁI ÚT CỦA THẦN MẶT TRỜI I/ YÊU CẦU: - Trẻ hiểu nội dung câu chuyện và tính cách của các nhân vật. - Trẻ tích cực tham gia hoạt động cùng cô. - Trả lời được một số câu hỏi của cô. - Rèn khả năng phát triển ngôn ngữ, khả năng chú ý. - Giáo dục cháu biết dũng cảm,mạnh dạn. II/ CHUẨN BỊ: - Tranh câu chuyện - Rối, khung rối III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Cho trẻ hát vận động bài “Rước đèn dưới trăng” Các con vừa hát bài nói về gì? Đêm trung thu thì có những gì? Các con có biết mặt trăng dung để làm gì không? Cô gợi ý cho trẻ nói theo suy nghĩ của mình qua đó giới thiệu câu chuyện. Cô kể lần 1 diễn cảm kết hợp xem tranh. Cô kể lần 2 kết hợp rối. Đàm thoại nội dung câu chuyện: Mặt trăng là con của ai? Cô mặt trăng thường thích chơi với ai? Cô mặt trăng có tính tình như thế nào? Ông mặt trời đã bảo Mặt trăng làm gì? Vậy mỗi năm mọi người đều đón cô trăng vào ngày nào? Giáo dục cháu biết vâng lời cha mẹ, chăm ngoan. - Trò chơi : về đúng nhà. - Kết thúc Hoạt động chiều TỔ CHỨC SINH HOẠT NGÀY TẾT TRUNG THU - Cô nhắc nhở các cháu mặc quần áo đẹp, mang lồng đèn để cùng vui trung thu. - Cô cho trẻ hát các bài hát về ngày tết trung thu. - Chơi tró chơi dân gian: rồng rắn lên mây, kéo co - Tổ chức sinh hoạt ngày tết trung thu cho cháu: tổ chức sinh hoạt chung toàn trường. * ĐÁNH GIÁ : 1.Kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày. .. -------o0o------- THỨ BA : 13/09 /2011. THMT NÓI CHUYỆN VỀ NGÀY TẾT TRUNG THU I/ YÊU CẦU: Trẻ biết được tên các loại đồ chơi, lồng đèn, bánh trong ngày tết trung thu. Trẻ tích cực tham gia nói chuỵên cùng cô. Biết giữ gìn vệ sinh chung cho trường. Trẻ biết dùng những từ đơn giản để nói về ngày tết trung thu. Giáo dục trẻ chơi ngoan trong ngày tết trung thu. II/ CHUẨN BỊ: Tranh ảnh về ngày tết trung thu. Câu hỏi đàm thoại. III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Cho trẻ hát vận động theo nhạc bài “Chiếc đèn ông sao” Các con vừa hát bài hát nói về gì? Ngoài lồng đèn ngôi sao các con còn biết những loại đèn nào nữa? Những chiếc lồng đèn đó con thường chơi vào lúc nào? Vào đêm trung thu còn có gì nữa? Trẻ kể tự do theo ý thích. Các con thấy sinh hoạt của mọi người trong đêm trung thu như thế nào? Cô gợi ý cho trẻ nói theo suy nghĩ và sự hiểu biết của mình. Cho trẻ quan sát tranh “Đêm trung thu” Cô và trẻ đàm thoại về nội dung tranh. Giáo dục cháu biết chơi ngoan trong ngày tết trung thu, biết giữ vệ sinh chung cho trường, và nhà của mình. Cho trẻ chơi trò chơi “Về đúng nhà” Kết thúc. TẠO HÌNH CẮT DÁN LỒNG ĐÈN I/ YÊU CẦU: - Trẻ biết cách cầm kéo để cắt lồng đèn, biết dùng keo để dán lồng đèn. - Trẻ biết dùng những từ đơn giản để trả lời câu hỏi của cô. - Rèn đôi tay khéo léo, óc thẩm mỹ, kỹ năng cắt dán. - Trẻ tích cực tạo ra sản phẩm đẹp. - Giáo dục cháu biết yêu quí, giữ gìn sản phẩm. II/ CHUẨN BỊ: - Mẫu của cô. - Giấy , keo dán, kéo, dĩa đựng keo, giấy loại. III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Cho cháu hát vận động theo nhạc bài “Chiếc đèn ông sao” Các con vừa hát bài gì? Lồng đèn thường chơi vào lúc nào? Các con có thích chơi lồng đèn không? Vậy các con có muốn tự mình làm lồng đèn để chơi không? Cô cho trẻ quan sát mẫu của cô. Trẻ quan sát mẫu và thảo luận về cách làm ra sản phẩm. Cô hướng dẫn cháu cách cắt dán lồng đèn, cô làm mẫu kết hợp giải thích. Cháu về bàn thực hiện cô theo dõi gợi ý, nhắc nhở tư thế ngồi cách cầm kéo. Báo hết giờ - trưng bày sản phẩm. Nhận xét sản phẩm- tuyên dương. Hát “rước đèn dưới trăng”. Kết thúc. Hoạt động chiều Dạy bài hát về ngày tết trung thu: rước đèn dưới trăng, chiếc đèn ông sao, đêm trung thu Cô dạy cháu hát theo cô từng câu cho đến hết bài. Tổ chức cho cháu hát múa theo nhóm, lớp. * ĐÁNH GIÁ : 1.Kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày. .. -------o0o------- THỨ TƯ : 14/09 /2011 TDGH ĐI NGANG, ĐI BƯỚC DỒN TCVĐ: TUNG VÀ BẮT BÓNG I/ YÊU CẦU: - Cháu biết cách đi ngang, đi bước dồn. - Phát triển cơ vận động, cơ chân. - Trẻ thực hiện được theo hướng dẫn của cô. - Trẻ hào hứng khi tham gia hoạt động . - Giáo dục cháu có trật tự, có ý thức tổ chức kỷ luật. II/ CHUẨN BỊ: Sân bãi sạch thoáng, quần áo cô cháu gọn gàng. Bóng III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Khởi động: (3’) Đi chạy các kiểu. Trọng động: Bài tập phát triển chung: Thở 1: gà gáy .Tay vai 2: hai tay đưa ngang- lên cao. Bụng 1: đứng gập người ề phía trước, tay chạm ngón chân. Chân 1: đứng đưa chân ra phía trước lên cao. Bật 1: bật tiến về phía trước. (hướng dẫn như thể dục sáng) Vận động cơ bản: đi ngang, đi bước dồn. Cô làm mẫu kết hợp giải thích cách thực hiện. Mời 1,2 cháu khá lên làm trước. Lần lượt các cháu thực hiện cô bao quát lớp. Lớp thực hiện, cô theo dõi, sửa sai. Chơi trò chơi : tung và bắt bong. Hồi tĩnh: đi thưòng hít thở tự nhiên. Kết thúc. LQVT: ÔN SỐ LƯỢNG 1-2 NHẬN BIẾT SỐ 1,2 I / YÊU CẦU: - Trẻ nhận biết đồ vật có số lượng 2, nhận biết số 2. - Trẻ thực hiện được theo yêu cầu của cô. - Trẻ biết dùng những từ đơn giản để trả lời câu hỏi của cô. - Giáo dục trẻ trật tự khi học. II/ CHUẨN BỊ: - 3 cái nhà có số, chữ số từ 1- 2 - Đồ dùng rời, đồ dùng xung quanh lớp. - Vở LQVT, bút chì, bút màu. - Mẫu của cô. III/ TỒ CHỨC HOẠT ĐỘNG: - Hát bài “Trường chúng cháu là trường mầm non” - Cho trẻ tìm xung quanh lớp những đồ vật, tranh ảnh có số lượng 1-2. - Cô vỗ tay cho trẻ nghe và đếm tiếng vỗ tay. - Khi đến trường các con được cô dạy những gì? (trẻ kể tự do) - Các con nhìn xem cô có gì? (quyển tập) - Có mấy quyển tập? (1) - Còn đây là gì? (cây viết) - Có mấy cây viết?(2) - Hai cây viết tương ứng với số mấy? (2) - Cô giới thiệu số 1,2 cho trẻ nhận dạng. - Thực hành đồ dùng rời: cho trẻ lấy đồ dùng theo yêu cầu của cô. - Chơi trò chơi “Tìm đúng nhà”: cô phát cho mỗi trẻ 1 thẻ số, sau khi hát hết 1 bài trẻ sẽ chạy về nhà có số tương ứng với số của trẻ. - Thực hành bài tập trong sách. - Trẻ thực hành cô theo dõi. - Kết thúc. Hoạt động chiều ÔN TTVS “Lau mặt khi có mồ hôi” I/ YÊU CẦU: - Trẻ nhớ cách lau mặt khi có mồ hôi . - Trẻ thực hiện được theo hướng dẫn của cô. - Trẻ tích cực tham gia hoạt động . - Giáo dục trẻ biết giữ gìn mặt mũi sạch sẽ.. II/ CHUẨN BỊ: - Khăn mặt. III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Cô cho trẻ hát : “Trường chúng cháu là trường mầm non”. Đàm thoại nội dung bài hát. Cô cho trẻ nhắc và thực hiện lại thao tác “ Lau mặt khi có mồ hôi” Cho 2- 3 cháu khá lên thực hành. Lần lượt các cháu thực hành, cô theo dõi sửa sai. Kết thúc. * ĐÁNH GIÁ : 1.Kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày. .. -------o0o------ THỨ NĂM : 15/9 /2011. GIÁO DỤC ÂM NHẠC HÁT VĐ: CHIẾC ĐÈN ÔNG SAO ( L2) NGHE HÁT: RƯỚC ĐÈN TRUNG THU TC: AI ĐOÁN GIỎI I/ YÊU CẦU: - Trẻ hát và vận động nhịp nhàng theo bài hát “ Chiếc đèn ông sao” - Phát triển khả năng tri giác. - Trẻ cảm nhận được giai điệu bài hát. - Trẻ tích cực tham gia hoạt động. - Giáo dục cháu yêu mến trường lớp. II/ CHUẨN BỊ: - Tranh, đàn, dụng cụ âm nhạc, mũ múa. - Cô thuộc và hát diễn cảm bài hát. III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Hát vận động bài “ Tết trung thu” vào đội hình. Cô gợi ý hỏi về nội dung bài hát. Vào ngày Tết trung thu các con thường làm gì? Chơi những gì? Vậy hôm nay cô và các con sẽ hát và vận động bài “Chiếc đèn ông sao” nhé! Cô và trẻ cùng hát vận động bài “Chiếc đèn ông sao” nhiều lần , luân phiên thay đổi
File đính kèm:
- giao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_truong_lop_mam_non_cua_be_c.doc