Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Thế giới thực vật - Chủ đề nhánh 2: Một số loại hoa

1.Yêu cầu:

 Sau khi học xong trẻ có thể:

* Phát triển nhận thức:

- Biết tên gọi, đặc điểm một số cây hoa gần gũi quen thuộc với trẻ.

- Biết tác dụng của cây xanh với cuộc sống của con người.Biết chăm sóc, bảo vệ cây xanh.

* Phát triển thể chất:

- Biết baatj qua vật cản 10-15cm

- Thực hành các thao tác vệ sinh rửa tay rửa mặt.

* Phát triển ngôn ngữ:

 - Biết một số câu truyện, bài thơ về một số loại hoa.Biết xem tranh và kể chuyện về cây hoa.

 

doc14 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Thế giới thực vật - Chủ đề nhánh 2: Một số loại hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực hành
- Quan sát
- Đàm thoại
iii. tổ chức hoạt động:
hoạt động của cô
hoạt động của trẻ
* Tổ chức lớp:
- Cô cho trẻ hát bài màu hoa.
- Bài hát nói về gì?
- Các loài hoa đã cho con người hương sắc để tô đẹp cho cuộc sống, hôm nay cô và các con cùng đến thăm một vườn hoa xinh đẹp nhé.
* Nội dung:
1 . Ôn tập so sánh chiều rộng hai đối tượng:
- Cô cho trẻ hướng lên màn hình. 
- Trên màn hình của cô có những loại hoa gì nhỉ?
- Cô cho một trẻ lên chỉ chiều rộng của các băng nơ hoa hoa.
- Cô hỏi trẻ, băng nơ nào có chiề rộng bằng nhau, băng nơ nào có chiều rộng không bằng nhau?
- Cô cho trẻ trả lời sau đó cô chồng các băng nơ hoa lên nhau cho trẻ xem và kết luận:
+ Băng nơ hoa hồng có chiều rộng bằng băng nơ hoa cúc, vì khi chập hai băng nơ này lên nhau không có băng nơ nào thừa ra.
+ Băng nơ hoa hồng nhỏ hơn băng nơ hoa đào vì khi chồng băng nơ hoa hồng lên băng nơ hoa đào thì băng nơ hoa đào thừa ra một đoạn chiều rộng.
- Cô cho trẻ nhắc lại kết quả.
2. Dạy trẻ so sánh sắp xếp thứ tự chiều rộng của 3 đối tượng:
- Cô cho trẻ về lớp ngồi hình chữ u.
- Cho trẻ lấy rổ đồ chơi và gọi tên những đồ dùng trong rổ .
- Dạy trẻ so sánh chiều rộng 3 đối tượng:
- Cô cho trẻ so sánh chiều rộng của băng nơ hoa đào với hoa cúc, hoa đào với hoa sen, hoa sen với hoa cúc, bằng cách đặt các băng nơ trùng khít lên nhau theo chiều rộng.
- Cô cho trẻ so sánh và rút ra kết luận:
+ Băng nơ hoa đào rộng nhất vì rộng hơn băng nơ hoa sen và hoa cúc; băng nơ hoa cúc- hoa sen hẹp hơn băng nơ hoa đào.
+ Băng nơ hoa sen hẹp hơn băng nơ hoa đào và rộng hơn băng nơ hoa cúc.
+ Băng nơ hoa cúc hẹp nhất vì băng nơ hoa cúc hẹp hơn băng nơ hoa đào và băng nơ hoa sen.
- Cô cho trẻ nhắc lại kết quả.
- Dạy trẻ sắp xếp chiều rộng 3 đối tượng:
- Cô cho trẻ sắp xếp chiều rộng của 3 băng nơ hoa theo thứ tự rộng nhất, rộng hơn, hẹp nhất và ngược lại.
- Kết luận chung: băng nơ hoa đào rộng nhất, băng nơ hoa sen rộng hơn băng nơ hoa cúc nhưng hẹp hơn băng nơ hoa đào, băng nơ hoa cúc hẹp nhất.
2. Trò chơi luyện tập:
- Trò chơi: nhìn tinh đoán giỏi: 
+ Lần 1: cô giơ băng nơ trẻ nói thứ tự theo chiều rộng của băng nơ.
+ Lần 2: cô nói thứ tự chiều rộng của băng nơ, trẻ nói tên băng nơ.
- Trò chơi: Tìm bạn thân
 - Cô cho trẻ đi vòng tròn và hát bài ‘‘màu hoa’’ , khi có hiệu lệnh tìm bạn thân thì 3 trẻ phải tìm vào một nhóm sao cho trên tay trẻ có băng nơ rộng nhất, rộng hơn và hẹp nhất.
- Củng cố .
* Kết thúc:
- Củng cố nội dung bài học.Cho trẻ mang các đồ chơi xếp gọn gàng vào góc.
- Cô giáo dục trẻ
- Hát.
- Vâng ạ.
- Quan sát.
- Quan sát.
- Lắng nghe
- Ngồi theo tổ.
- Lấy rổ gọi tên đồ dùng.
- So sánh.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Sắp xếp chiều rộng 3 đối tượng.
- Chơi.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
Thứ 4 ngày 12 tháng 1 năm 2011
Hoạt động chính: Văn học: thơ: hoa kết trái
Hoạt động bổ trợ: phát triển ngôn ngữ
 phát triển thẩm mĩ
 phát triển nhận thức
 phát triển thể chất.
I.mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả bài thơ.
- Trẻ cảm nhận được âm điệu êm dịu của bài thơ.
- Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên qua bài thơ.
2. kĩ năng:
- Trẻ thuộc bài thơ, đọc diễn cảm bài thơ.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
3. Thái độ:
- Trẻ biết yêu quí thiên nhiên, một số loài hoa.
- Có ý thức tích cực trong hoạt động.
ii. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng đồ chơi:
- Cô chuẩn bị những side trình chiếu về một số hình ảnh minh họa nội dung bài thơ.
- Máy chiếu. 
- Nhạc bài: màu hoa.
2 .Địa điểm: Lớp học.
3. Phương pháp:
- Đọc diễn cảm 
- Đàm thoại
- Trực quan.
- Thực hành
iii. tổ chức hoạt động:
hoạt động của cô
hoạt động của trẻ
* Tổ chức lớp:
- Cô cùng trẻ hát vận động'' màu hoa'' .
- Cô hỏi trẻ :
+ Con vừa hát bài gì?
+Bài hát nói về những màu hoa gì?
- Có một bài thơ nói về vẻ đẹp của các loài hoa kết thành quả, đó là bài thơ: hoa kết trái của tác giả Thu Hà .
* Nội dung:
1. Bé nghe cô đọc thơ:
- Cô đọc lần 1: đọc diễn cảm.
- Bài thơ có tên là gì?
- Bài thơ do ai sáng tác.?
- Khi nghe tên bài thơ’’ hoa kết trái’’ các con liên tưởng đến điều gì?
- Bài thơ hoa kết trải nói về mọt số loại hoa kết thành quả, Miền Nam gọi là trái , miền Bác gọi là quả nên tác giả Thu Hà đặt tên bài thơ là hoa kết trái.
- Cô đọc lần 2: kết hợp với hình ảnh minh họa bài thơ trên máy tính.
2. Bé tìm hiểu bài thơ:
- Trong bài thơ có những hoa gì?
- Cô cho trẻ nhắc lại tên các loại hoa đồng thờ cho trẻ xem hình ảnh trên máy chiếu.
- Cô đọc: Hoa cà tim tím .
- Hoa cà sẽ kết thành quả gì?
- Cô đưa quả cà ra cho trẻ quan sát.
- Con thấy quả cà như thế nào?
- Hoa gì trong bài thơ có màu vàng?
- Tác giả Thu Hà đã dùng từ vàng vàng để nói lên vẻ đẹp dịu dàng của hoa mướp.Hoa mướp sẽ phát triển thành quả gì?
- Hoa lựu chói chang được nhà thơ ví với gì?
- Hoa lựu cũng phát triển thành quả lựu, ăn rất ngon.
- Còn những loại hoa nào nữa.
- Cô giảng giải: Hoa mận rung rinh trước gió là sự chuyển động nhẹ nhàng của hoa mậm trong gió.
- Bài thơ hoa kết trái nói về các màu hoa khác nhau, các loài hoa đều kết thành quả.Mỗi loại hoa có một hương sắc khác nhau.Hoa không những đẹp mà còn cho ta những quả ăn ngon và bổ. Vì vậy ở hai câu cuối của bài thơ tác giả đã khuyên các bạn nhỏ điều gì?
- Giáo dục trẻ: không hái hoa , bẻ cành
3. Bé đọc bài thơ:
- Cô dạy trẻ đọc bài thơ, nhắc trẻ đọc thể hiện đúng tình cảm của bài thơ và ngắt nghỉ đúng:
- Cô cho cả lớp đọc đồng thanh 2 - 3 lần.
- Cho trẻ đọc theo tiết tấu to nhỏ, nhanh chậm: Khi cô đánh tay cao trẻ đọc nhanh, khi cô đánh tay thấp trẻ đọc nhỏ, khi cô đánh tay ngang người trẻ đọc giọng điệu bình thường .
- Cô cho các tổ thi đua nhau đọc: cô đánh tay về phía tổ nào thì tổ đó đọc, khi cô đánh cả hai tay thì cả lớp cùng đọc.
- Cho các nhóm đọc bài thơ.
- Cô cho một vài cá nhân trẻ đọc bài thơ
- Cô nhận xét về cách đọc bài thơ của trẻ.
- Giáo dục trẻ thông nội dung bài thơ.
* Kết thúc:
- Củng cố nội dung bài học.
- Cô giáo dục trẻ.
- Cho trẻ hát bài: ra vườn hoa.
- Hát vận động.
- Lắng nghe
- Quan sát.
- Lắng nghe.
- Vâng ạ.
- Lắng nghe.
- Hoa cà, hoa mướp, hoa lựu, hoa mận, hoa đỗ, hoa vừng.
- Quả cà.
- Hoa mướp.
- Hoa lựu như đốm lửa.
- Không được hái hoa tươi.
- Lắng nghe.
- Đọc đồng thanh.
- Đọc theo tiết tấu.
- Đọc thơ.
- Lắng nghe.
- Hát vận động.
Thứ 5 ngày 13 tháng 1 năm 2011
Hoạt động chính: Khám phá khoa học: Bé biết gì về một số loại hoa?
Hoạt động bổ trợ: phát triển nhận thức
 phát triển thẩm mĩ
 phát triển ngôn ngữ
I.mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm một số loại hoa.
- Trẻ biết hoa để trang trí, làm đẹp, tặng nhau
2. kĩ năng:
- Phát triển tư duy, nhận thức cho trẻ.
- Trẻ quan sát, nhận xét sự giống và khác nhau giữa hai loại hoa: hoa hông, hoa đồng tiền.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
3. Thái độ:
- Trẻ yêu quí biết chăm sóc, bảo vệ hoa.
- Yêu thiên nhiên.
ii. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng đồ chơi:
- Một số side trình chiếu về một số loại hoa.
- Một lọ hoa có một số hoa: hoa cúc, hoa hồng..
- Giấy gói hoa.
- Nhạc bài: màu hoa.
2 .Địa điểm: Lớp học.
3. Phương pháp:
- Trực quan
- Thực hành
- Quan sát
- Đàm thoại
iii. tổ chức hoạt động:
hoạt động của cô
hoạt động của trẻ
* Tổ chức lớp:
- Cô cùng trẻ hát vận động bài'' màu hoa’’
- Trong bài hát có những màu hoa nào?
- Có rất nhiều màu hoa, hôm nay cô và các con cùng tìm hiểu một số loại hoa nhé.
* Nội dung:
1. Quan sát-nhận xét:
- Cô chuẩn bị một lọ hoa thật đẹp để trang trí lớp.
- Lọ hoa này có nhũng màu hoa gì?
- Trong lọ có những bông hoa gì?
- Trong lọ có hoa nào nhiều nhất?
- Cô cho trẻ lên rút hoa mà mình thích về 3 nhóm: nhóm hoa hồng, hoa đồng tiền và nhóm hoa khác.
- Cô cho trẻ thảo luận về đặc điểm, màu sắc, mùi hương, ích lợi của các loại hoa.
- Cô nhận xét câu trả lời của trẻ.
- Cô chốt lại về đặc điểm của một số loại hoa:
+ Hoa hồng: có nhiều cánh, cánh hoa to, mịn màng, lá có răng cưa, cành hoa có gai nhọn, có mùi thơm.Có nhiều loại hoa hồng màu sắc khác nhau.
+ Hoa đồng tiền: cánh hoa dài, nhỏ, cuống dài, mềm, lá mọc ở gốc, cuống không có lá
- Những loại hoa này có lợi gì cho con người?
- Cô giáo dục trẻ yêu quí bảo vệ hoa, không hái hoa nơi công cộng.
2. Bé tập so sánh:
- Cô cho trẻ so sánh sự giống và khác nhau của hoa hồng và hoa đồng tiền.
- Cô giúp trẻ so sánh:
+ Giống nhau: đều làm đẹp, có cánh hoa, cuống hoa, lá hoa.
+ Khác nhau: 
 Hoa hồng: có nhiều cánh, cánh hoa to, mịn màng, lá có răng cưa, cành hoa có gai nhọn, có mùi thơm.Có nhiều loại hoa hồng màu sắc khác nhau.
 Hoa đồng tiền: cánh hoa dài, nhỏ, cuống dài, mềm, lá mọc ở gốc, cuống không có lá
3 . Một số loại hoa khác:
- Cô cho trẻ xem trình chiếu về một số loại hoa khác.
- Cô cho trẻ gọi tên một số loài hoa mà trẻ biết.
4 . Trò chơi:
* Thi xem ai giỏi:
- Cô cho trẻ đi vòng tròn và hát bài hát theo nhạc.
- Khi cô nói tạo nhóm: cả lớp phải tạo thành 3 nhóm sao cho mỗi nhóm đều có các loại hoa theo yêu cầu của cô.
+ Lần 1: tạo nhóm, mỗi nhóm có hoa cùng tên gọi
+ Lần 2: Hoa có cùng màu sắc.
+ Lần 3: Hoa có dạng cánh giống nhau.
+ Lần 4: Hoa có mùi hương, hoa khồn có mùi hương.
- Cô kiểm tra, nhận xét.
* Thi bó hoa:
- Cô chia trẻ thành 3 nhóm thi bó hoa.
* Kết thúc:
- Củng cố nội dung bài học.
- Hát vận động: Ra chơi vườn hoa.
- Hát vận động.
- Vâng ạ
- Quan sát.
- Trả lời.
- Thảo luận.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- So sánh.
- Lắng nghe.
- Quan sát.Lắng nghe.
- Chơi theo yêu cầu của cô.
- Lắng nghe.
- Thi bó hoa.
- Hát vận động.
Thứ 6 ngày 14tháng 1 năm 2011
Hoạt động chính: Tạo hình: Xé dán hoa theo ý thích.
Hoạt động bổ trợ
 phát triển thẩm mĩ
 phát triển ngôn ngữ
 phát triển nhận thức
I.mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm một số loại hoa.
- Trẻ biết xé dán hoa.
2. kĩ năng:
- Luyện các kĩ năng xé dán theo nét cong, nét thẳng.
- Củng cố kĩ năng xé dán rèn sự khéo léo của đôi bàn tay trẻ.
3. Thái độ:
- Trẻ thích giờ học tạo hình.
- Yêu quí hoa, thiên nhiên.
ii. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng đồ chơi:
- Một số tranh xé dán hoa.
- Giấy vẽ, keo.
- Giá treo 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_the_gioi_thuc_vat_chu_de_nh.doc