Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Thế giới động vật - Chủ đề nhánh: Bé với động vật sống dưới nước

ĐỀ TÀI : CHÚ ẾCH DỄ THƯƠNG

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức: Trẻ nhận biết được đặc điểm của ếch (có 4 chân, đẻ trứng, thở bằng da, là loại động vật sống dưới nước )

- Trẻ biết được vòng đời của ếch.

- Trẻ biết được ích lợi của ếch.

- Trẻ biết dùng lời để miêu tả về ếch.

2. Kỷ năng: Biết bắt chước vận động của ếch.

- Biết gấp hình con ếch.

- Tích cực tham gia vào các hoạt động.

3. Thái độ: Biết bảo vệ môi trường sống của ếch.

 

doc13 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 11/02/2022 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Thế giới động vật - Chủ đề nhánh: Bé với động vật sống dưới nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tranh món ăn của ếch.
- Cô nói: Thịt ếch còn là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm cho cơ thể, các con ăn nhiều khỏe mạnh.
+ Giáo dục: Trẻ giữ gìn môi trường nước trong sạch cho ếch và các con vật sống dưới nước được sống an toàn)
- Con ếch ở dưới nước còn có những con vật gì nữa nào?
- Cho trẻ quan sát, gọi tên một số con vật sống dưới nước.
-Trò chơi 1: Xếp vòng đời của ếch.
- Cách chơi: Chia lớp làm 3 đội, mỗi đội thực hiện một lượt trong 30 giây sắp xếp các hình ảnh ếch thành vòng đời của ếch. Đội nào sắp xếp đúng và nhanh là thắng.
- Trò chơi 2: Ghép tranh.
- Cách chơi: Chia lớp làm 3 đội, mỗi đội thực hiện một lượt trong 30 giây sắp xếp các miếng ghép thành bức tranh chú ếch hoàn chỉnh. Đội nào ghép đúng và nhanh là thắng.
- Trò chơi 3: Gấp hình con ếch
- Cach chơi: Chia lớp ra làm 2 đội, cô phát cho mỗi trẻ một mảnh giấy và trong vòng 3 phút trẻ tập gấp hình con ếch, đội nào gấp được nhiều ếch hơn là thắng.
+ Hôm nay cô và các con tìm hiều về con vật gì?
- Thế qua giờ học hôm nay các con đã biết được những đặc điểm của chú ếch chưa ? - Nhận xét tuyên dương.
- Lớp hát bài: “Chú ếch con” nghĩ.
Nhận xét:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ ba ngày 21 tháng 12 năm 2010
CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÉ VỚI ĐỘNG VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC
 HOẠT ĐỘNG CHUNG: Tạo hình
ĐỀ TÀI: DÁN HÌNH CON CÁ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ dán được hình con cá và biết vẽ thêm các chi tiết: mắt, mang, râu, vẩy, đuôi. Biết được vẻ đẹp của cá cảnh, ích lợi của cá đối với con người.
2. Kỹ năng:
- Phếch hồ và dán, cầm bút vẽ các chi tiết phụ.
 3. Thái độ:
 - Tích cực tạo sản phẩm.
 - Biết cảm nhận cái đẹp của sản phẩm.
 II. CHUẨN BỊ:
- Hình cá cắt sẵn và bút chì đen, màu, hồ dán, giấy phông cho mỗi trẻ, bể cá có cá bơi, tranh dán hình cá (2 tranh, Tranh 1: Dán hình cá vẽ các chi tiết (mắt, mang, miệng,đuôi, vây, vảy. Tranh 2: Dán hình cá có rong rêu...
 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ
1. Ổn định
2. Giới thiệu
3. Vào bài
4. Kết thúc
- Cô cho lớp hát: “Cá vàng bơi”. Trẻ hát vỗ tay.
- Cô hỏi: Cá bơi được nhờ gì?. Trẻ trả lời.
- Cô nói: Các con lại đây xem cá bơi nào! Cô cho cá ăn.
(Trẻ quan sát). Con có nhận xét gì về chú cá đang bơi. (Trẻ nêu nhận xét về đặc điểm, các bộ phận, cách duy chuyễn của cá).
- Cô có rất nhiều tranh đẹp các con cùng xem với cô nào! (Trẻ xem tranh)
- Cô gợi hỏi: Đây là tranh gì? (Trẻ trả lời)
- Cô tóm ý: tranh dán hình con cá.
- Dán hình con cá thế nào? (Dán kín mặt giấy)
- Cô chỉ vào tranh 2: hỏi cách vẽ thêm mắt, vây, đuôi, vảy.
- Các con có thích dán cá như trong bức tranh không?
- Cô hỏi một số trẻ, con dự định dán hình cá thế nào? Vẽ mắt hình gì?, đuôi, vây, mang, vảy ra sao? (Một số trẻ nêu ý định).
+ Trẻ thực hiện: cô nói cô chúc các con hoàn thành bức tranh, dán hình cá thật đẹp. Trẻ đọc thơ: “Bàn tay khéo” chuyễn vào bàn thực hiện.
- Cô mở nhạc nhẹ trẻ vừa nghe vừa thực hiện, cô bao quát lớp, động viên những trẻ yếu hoàn thành sản phẩm.
+ Trưng bày sản phẩm: Cô phụ trẻ kẹp sản phẩm lên giá.
- Trẻ thể dục chống mõi với bài: “Kéo cưa lừa xẽ”.
+ Nhận xét sản phẩm: Trẻ đứng trước giá bày.
- Cô nói đây là toàn bộ bài của lớp mình các con dán cá rất đẹp, cô khen trẻ.
- Hỏi một số trẻ: - Con thích bài nào? 
 - Vì sao con thích bài đó?
(Trẻ chọn và nhận xét).
- Cô chọn và nhận xét vài bài đẹp và hoàn hảo nhất lớp.
- Các con có yêu quý cá cảnh không? Yêu quý con phải làm gì?
- Cô tóm ý: Yêu quý cá cảnh con phải giúp gia đình cho cá ăn, giữ cho nước sạch, không đưa tay bẩn vào bể hoặc ném những vật bẩn vào bể cá.
- Lớp hát bài: “Cá vàng bơi”.
Nhận xét:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ ba ngày 21 tháng 12 năm 2010
CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÉ VỚI ĐỘNG VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC
 HOẠT ĐỘNG CHUNG: Thể dục
ĐỀ TÀI: THI XEM AI NÉM XA BẰNG 1 TAY HƠN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ ném túi cát bay xa.
2. Kỹ năng:
- Ném đúng thao tác.
 - Kỹ năng phản xạ nhanh, định hướng.
 3. Thái độ:
 - Tích cực luyện tập.
 II. CHUẨN BỊ:
 - Túi cát, mũ mèo, mũ chim sẽ.
 - Sân bãi an toàn sạch sẽ.
 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ
1. Khởi động:
2. Trọng động
a. BTPTC
b. VĐCB
c. TCVĐ
3. Hồi tỉnh
- Cô cho trẻ đi các kiểu chân, làm theo người dẫn đầu “bắt chước dáng đi các con vật”. (Trẻ đi bằng mũi chân, gót chân, cả bàn chân, làm theo cô: Bắt chước dáng đi các con vật nuôi).
+ Tay vai: Tay đưa ra trước lên cao. Cô hô và tập cùng trẻ lần đầu, ba lần sau cô hô trẻ tập bốn lần – bốn nhịp.
+ Bụng: Đứng cúi gập người về trước, tay chạm ngón chân. Cô hô trẻ tập bốn lần – bốn nhịp.
+ Chân: Ngồi khuỵu gối, tay đưa ra trước, cô hô trẻ tập bốn lần – bốn nhịp.
+ Bật: Bật tiến về phía trước, trẻ tập theo nhịp hô của cô.
- Để các con có tay khéo léo, khoẻ, ném giỏi, đẩy vật ném bay thật xa, hôm nay cô cho các con “ném xa bằng một tay”.
- Cô thực hiện mẫu lần 1
- Lần 2: Cô mời một cháu thực hiện chậm kết hợp cô hướng dẫn.
- CB: Đứng chân trước chân sau, một tay ném hờ túi cát đưa ra trước, mắt nhìn theo tay.
- TH: Tay cầm túi cát hạ xuống dưới, ra sau, lên cao, rồi ném túi cát về trước, đồng thời cùng lúc bước chân sau tới trước một bước.
- Cô mời hai cháu lên thực hiện thử.
+ Trẻ thực hiện: Cứ hai cháu ở hai đội ra thực hiện một lượt theo hiệu lệnh của cô. Mỗi cháu thựuc hiện 3-4 lần, cô quan sát sửa sai và khen trẻ kịp thời, động viên trẻ ném túi cát càng xa càng tốt.
- Cô giới thiệu trò chơi: “Mèo và chim sẻ”.
- Cách chơi: Cô cho một trẻ làm mèo ngồi ở góc lớp, cách tổ chim 3m, các trẻ còn lại làm chim sẻ vừa nhảy đi kiếm mồi vừa kêu “chípchípchíp”, thỉnh thoảng ngồi gõ hai tay xuống sàn giả mổ thóc, khoảng 30giây, mèo xuất hiện kêu “meomeomeo”, lập tức các chú chim sẻ bay nhanh về tổ (về vòng tròn), nếu chim sẻ nào chậm thì bị mèo bắt (bị ra ngoài một lần chơi).
- Cho lớp chơi 3-4 lần. Sau một lần chơi đổi vai mèo.
- Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng.
Nhận xét:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ tư ngày 22 tháng 12 năm 2010
CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÉ VỚI ĐỘNG VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC
 HOẠT ĐỘNG CHUNG: GIÁO DỤC ÂM NHẠC
ĐỀ TÀI: CÁ VÀNG BƠI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ hiểu cá vàng là cá cảnh được nuôi trong bể.
- Cảm nhận vẽ đẹp của cá vàng khi bơi.
- Hát đúng nhạc, vỗ tay theo nhịp, nhịp nhàng.
2. Kỹ năng:
- Hát, vận động vỗ tay theo nhịp, nghe hát, nghe nhạc.
 3. Thái độ:
 - Biết yêu quý cá cảnh, biết chăm sóc và bảo vệ cá cảnh.
 II. CHUẨN BỊ:
Máy, các bài hát có liên quan.
Nhạc cụ đủ cho trẻ dùng.
 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ
1. Ổn định
2. Giới thiệu
3. Vào bài
a. Dạy VĐ
b. Nghe hát
c. TCAN
4. Kết thúc
- Cho trẻ chơi “Xỉa cá mè”. Trẻ vừa đọc xỉa cá mè vừa làm động tác.
- Hỏi: Cá mè, cá chép sống ở đâu? (Trẻ trả lời).
- Cô tóm ý: Sống ở nước ngọt.
- Con đã thấy cá vàng chưa? Thấy ở đâu? Cá có đẹp không?
- Tóm ý: Cá vàng bơi trong bể nước ngọt, do bố mẹ con nuôi, cá bơi rất đẹp. Điều đó được thể hiện qua bài hát “Cá vàng bơi”. Các con thuộc bài hát này chưa?
- Cô cùng con hát lại bài này.
- Cô cùng trẻ hát hai lần.
- Hỏi: Bài hát này con thích hát kết hợp vận động gì? (Trẻ chọn vận động).
- Cô sẽ cho các con hát kết hợp vỗ tay theo nhịp.
- Cô hát vỗ mẫu một lần (Trẻ quan sát).
- Cho trẻ vỗ thử theo nhịp 1,2 (1- vỗ vào, 2 – giang ra)
- Tập cho trẻ vỗ từng câu. Cho lớp hát vỗ cả bài 2 lần.
- Hỏi: Con thích dụng cụ gì để gõ cho âm thanh hay hơn? Cho trẻ cầm nhạc cụ gõ một lần.
- Cô: “Tìm bạn, tìm bạn”. Trẻ “Tìm ai, tìm ai”.
- Tìm bạn có nhạc cụ giống nhau đứng thành đôi, hát, gõ.
- “Cô mời, cô ( sáu cháu, ba cháu).
- Nhóm, cá nhân.
- Cô giới thiệu bài hát: Lý con sáo - Dân ca Nam Bộ.
- Cô hát lần 1. Trẻ lắng nghe.
- Lần 2: Cô mở máy hát, cô múa cho trẻ xem.
- Cô giới thiệu trò chơi “Nghe tiết tấu, tìm đồ vật”.
- Cách chơi: Một trẻ che kín mắt, những trẻ còn lại ngồi vào vòng tròn, cô giấu đồ chơi sau lưng bất kỳ ở một cháu nào, giấu xong cho lớp hát một bài, trẻ che kín mắt được mở ra và trẻ vỗ tay to nếu đi tìm gần đồ vật giấu để giúp bạn định hướng tìm được đồ chơi. Nếu sau một thời gian tìm không được đồ chơi thì sẽ bị ra khỏi một lần chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần.
- Các con có yêu quý cá vàng không? Yêu quý con phải làm gì? (Cô giáo dục trẻ yêu quý và chăm sóc bảo vệ cá cảnh).
Nhận xét:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ năm ngày 23 tháng 12 năm 2010
CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÉ VỚI ĐỘNG VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC
 HOẠT ĐỘNG CHUNG: LÀM QUEN VỚI TOÁN
ĐỀ TÀI: TÌM SỐ ĐÚNG VỚI SỐ LƯỢNG CÁ TRONG PHẠM VI 4
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ đếm được đến 4.
- Biết tìm số tương ứng với nhóm 4.
2. Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng đếm đúng.
 3. Thái độ:
 - Luyện kỹ năng đếm đúng.
 II. CHUẨN BỊ:
Tranh vẽ cho nhóm cá có số lượng 4 xung quanh lớp.
Mỗi trẻ một rổ đựng cá.
Đường hẹp, các vòng tròn làm ao, cá làm bằng xốp.
Tranh vẽ các nhóm cá, số 1, bút chì, bút màu.
 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ
1. Ổn định
2. Giới thiệu
3. Vào bài
4. Kết thúc
- Cô cho lớp đọc vè “Cá với nước”, trẻ đọc theo nhip gõ của cô.
- Hỏi: Các con vừa đọc vè nói về con gì? Trong bài kể tên những con cá gì? Cá có ích gì cho chúng ta? (Trẻ trả lời, sau mỗi lần trẻ trả lời, cô tóm ý).
- Giáo dục trẻ thường xuyên ăn cá.
- Cho trẻ xem tranh cùng cô.
- Cho trẻ đếm số cá ở mỗi tranh (Trẻ đếm).
- Cho trẻ chọn chữ số tương ứng với số cá trong tranh rồi gắn vào. Cho lớp đếm và đọc chữ số.
+ Trò chơi luyện tập: 
 Trò chơi 1: Ai đếm đúng.
- Cách chơi: Trẻ xếp cá trong rổ ra sàng theo từng nhóm rồi đếm trong phạm vi 4. Sau

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_the_gioi_dong_vat_chu_de_nh.doc