Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Phương tiện giao thông - Chủ đề nhánh 2: Một số luật giao thông

1. Phát triển thể chất:

- Trẻ tập các bài tập phát triển cơ bắp, ném trúng đích nằm ngang, giúp trẻ phát triển toàn diện cơ thể, phát triển sự mạnh dạn, khéo léo tự tin.

2. Phát triển nhận thức:

- Biết tên gọi, cấu tạo và 1 số đặc điểm nổi bật của 1 số phương tiện giao thông.

- Nắm được một số luật giao thông đường bộ.

- Có ý thức chấp hành luật khi tham gia giao thông.

3. Phát triển ngôn ngữ :

- Phát âm rõ ràng các âm tiếng việt.

- Bày tỏ tình cảm và nhu cầu của bản thân bằng các câu đơn, câu mở rộng

- Đọc rõ ràng các bài thơ, bài đồng dao, kể chuyện về PT và luật lệ giao thông.

 

doc14 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Phương tiện giao thông - Chủ đề nhánh 2: Một số luật giao thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o trẻ vệ sinh vào lớp.
§¸nh gi¸ cuèi ngµy
------ *** ------
Thứ 3/30/03/2010 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
--------- *** ---------
TOÁN: NHẬN BIẾT SO SÁNH KÍCH THƯỚC DÀI HƠN – NGẮN HƠN
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét về chiều dài của hai đối tượng.
- Sử dụng đúng các từ dài hơn, ngắn hơn.
- Củng cố kỹ năng phết hồ, dán.
- Trẻ ca hát bài “ Nhớ lời cô dặn”
- Giáo dục trẻ có thái độ nghiêm túc trong giờ học.
II. Chuẩn bị.
- Mỗi trẻ 2 sợi dây.( 1 xanh, 1 đỏ) 2 thước màu xanh, đỏ có chiều dài khác nhau.
- Các dải giấy màu, hồ dán cho trẻ
III. Tổ chức hoạt động
1. Hoạt động 1: Nhận biết sự khác biệt rõ nét về chiều dài.
- Cô xuất hiện búp bê và quà búp bê mang đến.
- Cô phát cho mỗi cháu 2 sợi dây ( 1 xanh, 1 đỏ)
- Cô cho 2 cháu buộc dây đỏ vào tay cho nhau.
- Sau đó cô lại cho các cháu buộc dây mầu xanh ( Hỏi trẻ xem có buộc được không)
- Cô đặt câu hỏi: 
+ Tai sao dây đỏ buộc được?
+ Tại sao dây xanh không buộc được?
- Cô cho trẻ cầm 2 dây giơ lên và hỏi:
+ Hai dây có bằng nhau không?
+ Dây nào dài hơn?
+ Dây nào ngắn hơn?
- Cô cho trẻ giơ dây ngắn hơn và nói: “ ngắn hơn”
 Dài hơn “ dài hơn”
- Cô nói màu trẻ chọn dây và nói chiều dài dây đó.
* Cho trẻ lấy thước màu xanh, màu đỏ so sánh tương tự như trên
2. Hoạt động 2: Luyện tập nhận biết dài hơn ngắn hơn.
* Cho trẻ chơi trò chơi “ Tìm bạn thân”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi , luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. Cô bao quát động viên trẻ chơi.
3.Hoạt động 3: Dán xúc xích
- Chia trẻ thành 3 nhóm cho trẻ dán xúc xích. Dán xong cô so sánh chiều dài xúc xích của 3 nhóm. Động viên khen trẻ.
* Kết thúc giờ học: Cho trẻ hát bài “Nhớ lời cô dặn” ra chơi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
--------- *** ---------
Trò chơi: Chèo thuyền, ô tô và chim sẻ.
Chơi tự do: Chơi với phấn, sái, vßng, bãng, bóp bª...
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ hứng thú tham gia trò chơi, biết cách chơi và đoàn kết trong khi chơi. 
II. Chuẩn bị:
- Sân trường sạch sẽ, cô và trẻ gọn gàng.
- Một số đồ chơi mang theo.
III. Tổ chức cho trẻ hoạt động
1. Hoạt động 1: Trò chơi . Chèo thuyền
a. Trò chơi: - Cô giới thiệu tên trò chơi, cho trẻ nói cách chơi, luật chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần .
- Cô bao quát khuyến khích động viên trẻ chơi
b. Trò chơi: Ô tô và chim sẻ.
 - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần .
- Cô bao quát khuyến khích động viên trẻ chơi.
3. Hoạt động 3: Chơi tự do
- Cô giới thiệu các trò chơi, đồ chơi, dÆn trÎ ch¬i an toµn, ®oµn kÕt.
- Cho trẻ tự lựa chọn trò chơi và chơi
- Cô bao quát trẻ chơi đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Hết giờ chơi cô cho trẻ vệ sinh vào lớp.
TRÒ CHƠI MỚI
----- *** -----
ĐỀ TÀI : THUYỀN VÀO BẾN (Trò chơi học tập)
I. Mục đích yêu cầu
-Trẻ biết cách chơi trò chơi và hứng thú chơi.
- Thông qua trò chơi củng cố kiến thức về 1 số luật giao thông cho trẻ.
- Rèn luyện phản xạ nhanh và kỹ năng nhận biết màu sắc cho trẻ
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm chơi: Ngoài sân trường
- Mỗi trẻ 1 cái thuyền, mỗi thuyền có màu sắc khắc nhau ( 3 màu xanh, đỏ, vàng)
- Làm bến ký hiệu là lá cờ có các màu giống với thuyền
- Quần áo cô, trẻ gọn gàng.
III. Tổ chức hoạt động
1. Hoạt động 1: Giới thiệu trò chơi
- Cho trẻ hát bài “Em đi chơi thuyền”. Cô dẫn dắt giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi
* Cách chơi: Chia trẻ thành 3 đội chơi theo tổ, xếp thành 3 hàng dọc. Mỗi đội có 1 lá cờ biểu thị cho mã hiệu thuyền. Ở 3 góc lớp có 3 lá cờ màu tương ứng với 3 lá cờ màu của 3 đội chơi. Khi nghe cô nói “tất cả các thuyền ra khơi đánh cá”. Trẻ làm động tác chèo thuyền. Khi cô nói: “trời sắp có bão to” Thì tất cả các thuyền sẽ về bến của mình “Thuyền màu nào sẽ về bến có cờ màu ấy”
- Sau mỗi lần chơi cho trẻ đổi thuyền, cô đổi bến
* Luật chơi:
- Thuyền phải vào đúng bến theo đúng tín hiệu
- Thuyền nào về nhầm bến phải nhảy lò cò một vòng
2. Hoạt động 2: Cô chơi mẫu
- Cô mời 1 số trẻ khá lên chơi mẫu cùng cô(1, 2 lần)
3. Hoạt động 3: Trẻ chơi.
- Lần lượt cho trẻ lên chơi.
- Cô bao quát, khuyến khích, động viên trẻ chơi. Trẻ nào còn lúng túng cô hướng dẫn gợi ý cách chơi.
* Kết thúc: Cô hỏi lại trẻ tên trò chơi
Cô nhận xét buổi chơi cho trẻ ra chơi nhẹ nhàng.
§¸nh gi¸ cuèi ngµy
------ *** ------
Thứ 4 /31/03/2010 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
--------- *** ---------
TẠO HÌNH: TÔ MÀU ĐÈN HIỆU GIAO THÔNG, BIỂN BÁO.( Mẫu )
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết sử dụng các màu để tô đèn hiệu và một số biển báo theo đúng mẫu
- Luyện kỹ năng tô màu, kỹ năng cầm bút, tư thế ngồi cho trẻ
- Trẻ hiểu được 1 số luật giao thông đường bộ. Giải được câu đố về các loại luồng đường giao thông.
- Rèn kĩ năng hát qua bài: Đèn xanh, đèn đỏ.
- Giáo dục trẻ chấp hành luật khi tham gia giao thông.
II. Chuẩn bị
- Tranh mẫu của cô.
- Tranh in mẫu không màu, bút màu cho trẻ.
III. Tổ chức hoạt động
1.Hoạt động 1: Trò chuyện gợi mở
- Cô gọi trẻ lại gần cô :
- Cô đọc câu đố: “ Cũng gọi là đường
	Nhưng mênh mông nước
	Xe không đi được
	Tàu thuyền chạy qua”
- Cô đọc câu đố: “Đường gì mà có nhiều xe
	Ô tô xe máy chạy nhanh giữa đường
	Xe đạp đi sát lề đường
	Chúng em đi bộ đi trên vỉa hè”
+ Đường bộ có những loại phương tiện gì?
+ Ngã tư đường thường có gì?
=> Có rất nhiều phương tiện giao thông đường bộ đó là: ô tô, xe đạp, xe máy.. Ở ngã tư thì có đèn tín hiệu xanh, vàng, đỏ.
- Cô cho trẻ hát bài: “Đèn xanh đèn đỏ” ( 1 lần)
- Hỏi lại trẻ tên bài hát, giáo dục trẻ chấp hành luật giao thông, giới thiệu bài.
2. Hoạt động 2: Quan sát tranh mẫu
- Cô xuất hiện tranh
- Cho trẻ quan sát và nhận xét tranh. 
+ Cô có tranh gì? (đèn tín hiệu )
+ Đèn này thường xuất hiện ở đâu? (Ở ngã tư đường phố)
+ Có những đèn màu gì? (xanh, đỏ, vàng)
+ Các đèn này có dạng hình gì?
- Trên bức tranh còn có gì? (Biển báo)
=> Cô cung cấp cho trẻ biết đây là biển báo cấm đi ngược chiều
- Cho trẻ nhận xét hình dạng và màu sắc của biển báo
- Cô củng cố lại bức tranh và giới thiệu nội dung bài học.
3. Hoạt động 3: Cô tô mẫu:
- Cô vừa tô vừa nói cách sử dụng màu, cách tô cho trẻ.
=> Cho trẻ về chỗ ngồi kết hợp vừa đi vừa hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố”
4. Hoạt động 4: Trẻ thực hiện.
- Cô nhắc trẻ cách cầm bút, ngồi đúng tư thế
- Trẻ thực hiện. Cô bao quát, gợi ý trẻ tô đúng màu theo đèn hiệu, tô đều màu, không chờm ra ngoài.
- Giúp đỡ những trẻ còn lúng túng.
5. Hoạt động 5: Đánh giá sản phẩm.
- Cho trẻ dừng tay.Cùng cô treo tranh lên giá.
- Cô nhận xét chung và động viên cả lớp.
- Cho trẻ lên nhận xét bài mà mình thích nhất. Vì sao?
- Cô nhận xét lại bài đó
- Cô tuyên dương các bài tô đẹp, động viên các bài còn yếu. 
 * Kết thúc: Cho trẻ hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố” ra ngoài .
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
--------- *** ---------
Hoạt động có mục đích: Quan sát Cái bánh xe máy.
Trò chơi: Máy bay, Nu na nu nống.
Chơi tự do: Chơi với phấn, sỏi, vòng, bóng.
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết nhận xét đặc điểm của cái bánh xe máy.
- Trẻ hứng thú tham gia trò chơi, biết cách chơi và đoàn kết trong khi chơi. 
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn và bảo vệ đồ dùng trong gia đình.
II. Chuẩn bị:
- Cái xe máy thật.
- Sân trường sạch sẽ, cô và trẻ gọn gàng.
- Một số đồ chơi mang theo.
III. Tổ chức cho trẻ hoạt động
1. Hoạt động 1: Quan sát cái bánh xe máy.
- Cô dẫn trẻ đi gần tới chỗ để cái xe máy và hỏi trẻ : 
- Cái này gọi là cái gì ? Xe máy có màu gì ?
- xe máy có những bộ phận gì ?
- C	ái bánh xe máy có những gì ?
=> Cho trẻ gọi tên các bộ phận ở cái bánh xe máy.( Lốp xe, vành xe, nan hoa, trục mai ơ.)
- Xe máy là phương tiện giao thông đi ở đâu ?
- Xe máy dùng để làm gì ? 
- Muốn xe máy luôn sạch, bền, đẹp cần phải làm gì ? 
=> Cô củng cố lại các bộ phận của chiếc bánh xe máy, giáo dục trẻ biết bảo vệ các phương tiện giao thông của gia đình.
2. Hoạt động 2: Trò chơi . 
a. Trò chơi: Máy bay
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cho trẻ nói cách chơi, luật chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần .
- Cô bao quát khuyến khích động viên trẻ chơi
b. Trò chơi: Nu na nu nống.
 - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần .
- Cô bao quát khuyến khích động viên trẻ chơi.
3. Hoạt động 3: Chơi tự do
- Cô giới thiệu các trò chơi, đồ chơi, dÆn trÎ ch¬i an toµn, ®oµn kÕt.
- Cho trẻ tự lựa chọn trò chơi và chơi
- Cô bao quát trÎ ch¬i đảm bảo an toàn cho trẻ.
- HÕt giê ch¬i c« cho trẻ vệ sinh vào lớp.
§¸nh gi¸ cuèi ngµy
------ *** ------
Thứ 5/01/04/2010 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
 -------- *** --------
VĂN HỌC: THƠ: BÉ VÀ MẸ
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ nhớ tên, hiểu nội dung bài thơ, đọc thơ diễn cảm, thể hiện nhịp điệu bài thơ.
- Phát triển ngôn ngữ và cung cấp vốn từ cho trẻ.
- Cung cấp thêm hiểu biết cho trẻ về luật giao thông đường bộ.
- Trẻ hứng thú chơi và biết cách chơi trò chơi “Tín hiệu”
- Củng cố kỹ năng hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố’
II. Chuẩn bị
- Tranh minh hoạ cho nội dung bài thơ, tranh thơ chữ to.
- 3 đèn xanh, đỏ, vàng để trẻ chơi trò chơi
III. Tổ chức hoạt động
1. Hoạt động 1: Trò chuyện về 1 số luật giao thông.
- Sáng nay ai đưa con đi học? Đi bằng PTGT gì?
- Khi đi đường con thấy xe đạp đi ở đâu? Xe ô tô, xe máy.. đi ở đâu?
- Đi bộ thì phải đi ở đâu? (Trên vỉa hè phía bên phải)
- Đến ngã tư có đèn tín hiệu thì muốn qua đường phải chờ đèn gì mới qua đường?
- Dẫn dắt giới thiệu bài thơ.
2. Hoạt động 2: Đọc thơ diễn cảm.
- Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.
- Cô đọc diễn cảm bài thơ 1 lần. giới thiệu lại tên bài thơ.
- Đọc diễn cảm lần 2 kết hợp chỉ tranh minh hoạ.
3. Hoạt động 3: Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn.
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
- Trong bài thơ có những ai?
- Mẹ dắt tay em bé đi ở đâu?
- Vừa đi mẹ vừa nhắc nhở em bé điều gì?
=> Giảng: Sau mỗi buổi tan học mẹ đón bé về, mẹ luôn không quên nhắc nhở bé chú ý chấp hành luật giao thông khi tham gia giao thông. 
 Trích: “ Tan học mẹ đón về
	 Dắt tay em qua phố
	Mẹ luôn luôn nhắc nhở
	Đi bộ trên vỉa hè”
- Chúng mình thấy trên đường phố có những PTGT nào?
- Em bé có nghe lời mẹ khôn

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_phuong_tien_giao_thong_chu.doc