Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề 1: Trường Mầm non của bé tết trung thu

1. Phát triển thể chất:

 a, Giáo dục dinh dưỡng sức khoẻ:

- Phát triển ở trẻ khả năng nhận biết phân biệt một số thực phẩm thông thường.

- Biết một số lợi ích của việc ăn uống đủ lượng, đủ chất và tác dụng của việc luyện tập đối với sức khoẻ.

- Rèn một số thói quen hành vi tốt như: đánh răng, lau mặt, giữ gìn vệ sinh, ăn ngủ đúng giờ.

- Trẻ mặc trang phục phù hợp với thời tiết.

b, Giáo dục phát triển thể chất

-Thoả mãn nhu cầu hoạt động của trẻ, góp phần giúp trẻ tăng cường thêm sức khoẻ, giúp cơ thể phát triển cân đối, hài hoà.

- Trẻ biết tập các bài tập phất triển thể chất, bật qua trái qua phải, tiến phía trước lùi phía sau, tung bắt bóng, đi trong đường hẹp.

- Phát triển các nhòm cơ nhỏ qua các hoạt động có chủ đề

- Phát triển các nhóm cơ lớn qua các bài tập vận động cơ bản và trò chơi vận động.

 

doc56 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 11/02/2022 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề 1: Trường Mầm non của bé tết trung thu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*-------------------------------------------*
Thứ 3 ngày 18 Tháng 09 năm 2012
 HĐH: KPKH: Bé vui đón tết Trung thu.
 HĐNT:“ Bày mâm ngũ quả”
 HĐC: Làm toán bằng nhau về số lượng.
I, Mục đích:
- Trẻ biết ngày 15/8 ( ÂL) hàng năm là ngày tết Trung thu, biết những món ăn trong ngày tết Trung thu, những hoạt động diễn ra trong ngày tết trung thu.
- Trẻ hào hứng tham gia cùng cô để chuẩn bị cho ngày Trung thu, phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định của trẻ.
- Trẻ chú ý lắng nghe cô, chơi đoàn kết cùng bạn bè
II, Chuẩn bị.
- Tranh về tết trung thu, đèn ông sao, mâm ngũ quả.
- Địa điểm quan sát.
- Một số đồ dùng đồ dùng đồ chơi phù hợp chủ đề.
- NDTH: Phát triển thẩm mỹ, phát triển tình cảm xã hội...
III, Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Đ/c
1, Hoạt động học
KPXH: 
Bé vui đón tết Trung thu.
a, Gây hứng thú:
 Cô trò chuyện cùng trẻ về tết trung thu và bản thân bé.
b, Trọng tâm:
* HĐ1: Quan sát đàm thoại.
- Cô cho trẻ quan sát tranh, vật thật và đàm thoại cùng trẻ.
- Cô đưa chiếc đèn ông sao ra và hỏi trẻ xem là cái gi? Dùng trong ngày gì?
- Trung thu có những loại bánh nào? Cho trẻ quan sát nhận xét từng loại bánh.
- Cô đưa mâm ngũ quả ra và hỏi: Đây là gì? Có những loại quả gì? Dùng cho ngày gì?
- Cô cho trẻ xem tranh về tết trung thu và đàm thoại.
- Hỏi xem trẻ được tìm hiểu về ngày gì?
- Ngoài ngày tết trung thu dành cho thiếu nhi còn có ngày sắp tới nữa gì nữa?
- Giáo dục trẻ biết ngày tết trung thu là ngày tết của thiếu niên, nhi đồng, vào ngày đó trẻ được rước đèn dưới trăng, vui phá cỗ.
c, luyện tập:
*HĐ2: Trò chơi luyện tập.
+ Trò chơi 1: Kể đủ 3 thứ.
 Cô cho trẻ kể đủ 3 thứ theo yêu cầu của cô.
+ Trò chơi 2: Nặn mâm ngũ quả mà trẻ thích.
*HĐ4: Kết thúc.
Cho trẻ hát múa bài “ Rước đèn dưới ánh trăng”
2, Hoạt động ngoài trời.
*Hoạt động có mục đích:
Bày mâm ngũ quả
- Cô trò chuyện cùng trẻ về ngày tết Trung thu và một số loại quả có trong ngày tết Trung thu.
- Cô chuẩn bị một số loại quả.
- Chia lớp thành 3 đội, cho 3 đội thi bày mâm ngũ quả, đội nào bày nhanh, bày đẹp sẽ nhận được quà của cô.
*Trò chơi vận động
Thi đi nhanh
- Cô hỏi trẻ luật chơi và cách chơi
- Cho trẻ chơi cùng bạn
*Chơi tư do:
Trẻ chơi vơid đồ chơi ngoài trời.
3, Hoạt động chiều.
* Làm toán:
Bằng nhau về số lượng (Trang 4)
- Cô giới thiệu trang và bài học
- Cho trẻ so sánh về số lượng một số đồ dùng đồ chơi trong lớp
- Hướng dẫn trẻ nối áo với quần và hỏi trẻ xem có cái nào bị thừa ra không?
- Không thừa ra thì số quần và áo như thế nào với nhau?
- Cho trẻ nối số bạn trai và số bạn gái vời nhau.
- Hỏi trẻ về số bạn trai và gái như thế nào với nhau? vì sao con biết?
*Chơi tự do:
 Cho trẻ vào góc chơi trẻ thích
 Cô bao quát trẻ chơi
* Vệ sinh- trả trẻ: 
Cô cho trẻ chỉnh lại quần áo, đầu tóc và vệ sinh sạch sẽ trước khi về.
Trẻ trò chuyện cùng cô.
Trẻ quan sát.
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời.
Trẻ lắng nghe cô nói.
Trẻ chơi cùng bạn.
Trẻ hát cùng bạn.
Trẻ trò chuyện cùng cô.
Trẻ thi đua
Trẻ trả lời.
Trẻ chơi cùng bạn.
Trẻ chơi.
Trẻ thực hiện.
 Bằng nhau ạ.
Trẻ hứng thú chơi.
Đánh giá
Nội dung đánh giá
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Những thay đổi tiếp theo:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*-----------------------------------------------*
Thứ 4 ngày19 tháng 09 năm 2012
.
 HĐH: LQVT: So sánh nhận biết sự bằng nhau về
 Số lượng giữa hai nhóm đồ vật.
 HĐNT: “ Chơi với lá cây”
 HĐC: TC: Tìm bạn thân.
I, Mục đích:
- Trẻ biết so sánh nhân biết sự bằng nhau về số lượng giữa 2 nhóm đồ vật
- Trẻ nói được cảm nhận của mình về thời tiết.
- Biết tên một số loại lá cây.
- Biết dùng lá cây xếp một số hình yêu thích.
- Chơi trò chơi đúng luật.
II, Chuẩn bị:
- Mỗi trẻ một rổ đồ dùng gồm: 4 tờ giấy làm thiếp, 4 bông hoa, 4 bạn nhỏ.
- Một số nhóm đồ dùng đồ chơi có số lượng bằng nhau từng cặp 2 nhóm được xếp cách nhau hoặc đã ghép đôi để xung quanh phòng học.
- Địa điểm quan sát.
- Một số đồ chơi ở các góc.
III, Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Đ/c
1,Hoạt động học
LQVT
So sánh nhận biết sự bằng nhau về số lượng giữa 2 nhóm đồ vật.
a, Phần 1: Ôn kĩ năng ghép tương ứng 1-1.
 Cho cả lớp chơi trò chơi “ Thi xem ai nhanh”.
- Luật chơi: Khi có hiệu lệnh mỗi cháu ngồi vào một ghế.
- Cách chơi: Từng nhóm 4-6 bạn lên chơi, với mỗi nhóm cô thay đổi số ghế ít hơn hoặc bằng số cháu chơi. 
- Trẻ vừa đi vừa hát. Khi có hiệu lệnh phải chạy nhanh về ghế ngồi.
b, Phần 2: So sánh nhận biết sự bằng nhau về số lượng giữa 2 nhóm.
+ Làm thiệp tặng các bạn trong lớp của mình.
- Phát cho mỗi trẻ một rổ đồ dùng.
- Cho trẻ dán vào mỗi tấm thiệp một bông hoa có sẵn trong rổ.
- Bạn nào có nhận xét về số thiệp và số hoa?
- Kiểm tra xem trong rổ còn hoa hay thiệp không?
- Số thiệp và hoa thế nào với nhau?
- Có thừa ra bông hoa hay cái thiệp nào không? 
+ Cho trẻ so sánh thiệp vừa làm với các bạn búp bê trong rổ.
- Liệu số thiệp con vừa làm có bằng số bạn búp bê không nhỉ? 
- Làm thế nào để kiểm tra?
- Cho trẻ xếp tương ứng 1-1.
- Cho trẻ nhận xét 2 nhóm.
c, Phần 3: Luyện tập
- Cho trẻ tìm xung quanh lớp những nhóm đồ vật nhiều bằng nhau.
- Cho trẻ tìm và ghép đôi nhóm đồ vật nhiều bằng nhau.
- Cho trẻ kiểm tra và nhận xét.
2, Hoạt động ngoài trời:
* Hoạt động có mục đích:
Chơi với lá cây
- Trò chuyện cùng trẻ về mùa thu và ngày tết trung thu.
- Mùa thu đến cây cối thế nào?
- Cô cho trẻ đi nhặt lá cây, hỏi trẻ con nhặt được lá loại cây nào? 
- Nó có màu gì? con có biết tại sao nó lại rụng xuống đất không?
- Con nhặt lá cây này làm gì?
*Trò chơi: Xếp hình bằng lá cây.
- Con xẽ sếp hình gì từ những lá cây này?
- Cô quan sát trẻ làm 
*Chơi tự do.
Cô cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời.
3, Hoạt động chiều.
*Trò chơi:
“Tìm bạn thân”
Cô nói cách chơi và tổ chức cho trẻ chơi.
*Chơi tự chọn
Cho trẻ vào góc chơi trẻ thích.
* Vệ sinh- trả trẻ: 
Cô cho trẻ chỉnh lại quần áo, đầu tóc và vệ sinh sạch sẽ trước khi về.
Trẻ chơi cùng bạn theo hiệu lệnh.
Trẻ thực hiện.
Trẻ nêu nhận xét.
Trẻ trả lời.
Trẻ nêu ý kiến.
Trẻ tìm các nhóm đồ dùng quanh lớp.
Trẻ trả lời.
Trẻ xếp hình trẻ thích bằng lá cây.
Trẻ chơi
Trẻ chơi
Trẻ chơi tự do.
Đánh giá
Nội dung đánh giá
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Những thay đổi tiếp theo:
.....................................................................................

File đính kèm:

  • docchu_de_1_truong_mam_non_cua_be_tet_trung_thu.doc
Giáo án liên quan