Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề nhỏ: Mùa đông - Ngô Thị Hồng Hạnh
A. Hoạt động sáng :
1. Đón trẻ:.
- Cô đến sớm dọn vệ sinh thông thoáng phòng học.
- Cô đón trẻ vào lớp với thái độ vui tươi thoải mái niềm nở tạo cho trẻ có cảm giác gần gũi với cô và thích tới trường.
- Cô hướng dẫn trẻ cất dồ dùng đúng nơi quy định
- Tranh thủ trao đổi với phu huynh về hình hình của trẻ.
- Nhắc trẻ chào cô, bố mẹ trước khi vào lớp .
2. Điểm danh:
- Cô điểm danh trẻ theo hình thức gọi tên trẻ theo sổ.
3. Họp mặt đầu tuần:
- Cô trò chuyện với trẻ về hai ngày nghỉ cuối tuần.
- Cô trò chuyện với trẻ về chủ điểm “Tết - mùa xuân” và hướng trẻ vào tuần học mới.
- Động viên khuyến khích trẻ để trẻ có hướng thú tham gia vào hoạt động học tập và vui chơi.
cao hơn - thấp hơn. 2. Kỹ năng : - Củng cố và phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định. - Bước đầu phát triển khả năng tư duy của trẻ . 3. Ngôn ngữ : - Củng cố, mở rộng và phát triển vốn từ cho trẻ. 4. Giáo dục : - Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học, giữ gìn đồ dùng đồ chơi. - Lấy và cất đồ dùng đúng nơi quy định. II. Chuẩn bị : - Mỗi trẻ có một cây nấm to, một cây nấm nhỏ, một cái kẹo, một cái bánh. - Cô có hai hộp một hộp có kích thước nhỏ hơn cái bánh và một hộp có kích thước to hơn cái bánh. Hai con gấu bông to nhỏ khác nhau, một số hình tròn có kích thước khác nhau. - Nội dung tích hợp : tạo hình III.Phương pháp tiến hành : Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1 : Trò chuyện cùng bé. - Trong đình nhà chúng mình thường nuôi những con vật gì bạn nào giỏi kể cho cô và các bạn cùng nghe nào? Ngoài những con vật được nuôi ở trong gia đình ra bạn nào còn biết những con vật gì nữa nào? Bạn nào cho cô biết những con vật mà các bạn vừa kể thường sống ở đâu? Những con vật đó được dùng để làm gì? * Hoạt động 2 : Thi bé giỏi. - ở góc học tập cô có rất nhiều bức tranh vẽ về các con vật. Bây giờ các cháu cùng cô đến đó để tham quan nhé! Cả lớp cùng quan sát xem ở góc học tập có gì nhỉ? Bây giờ cả lớp mình cùng nhảy lên để bắt quả bóng này nào! Có bạn nào với tới quả bóng không? Cả lớp cùng quan sát xem cô có với tới quả bóng này không nhé! Cô có với tới quả bóng không? Vì sao cô lại với tới quả bòng mà cả lớp lại không với tới quả bóng? Bây giờ cả lớp cùng quan sát xem có đúng là cô cao hơn các bạn trong lớp không nhé! Cả lớp nhận xét xem cô và bạn ai cao hơn? Cô kết luận: Vì cô cao hơn các bạn nên cô đã với tới quả bóng còn bạn thì thấp hơn cô nên bạn không với tới quả bóng được. (Cô cho trẻ về vị trí ngồi ban đầu) Cô thấy lớp mình bạn nào cũng có một rổ đồ chơi rất đẹp bâ giờ các cháu hãy cầm hết rổ của mình ra phía trước nào . Trong rổ của các cháu có những gì? Bạn nào giổ nói cho cô và các bạn cùng nghe nào. Các cháu thấy những cây này thường có ở đâu? Những cây này thường làm chỗ ở cho những con vật gì nhỉ? Bây giờ các cháu cùng lấy hết số cây ra đặt cạnh nhau nào! Các cháu có nhận xét gì về hai cây này? Cây nào cao hơn. Cây nào thấp hơn. + Cả lớp cùng trả lời sau đó cô gọi một số trẻ trả lời. Cô kết luận: Cây màu xanh cao hơn cây màu vàng vì cây màu xanh có phần thừa ra. Cô cháu mình vừa làm gì nhỉ? Bạn nào giỏi nhắc lại cho cô và các bạn cùng nghe nào. Bây giờ các cháu cùng cô chơi trò chơi : "Thi ai nhanh" Cách chơi: Khi cô nói :"cây cao" thì các cháu tìm cây cao giơ nhanh lên đồng nói "Cao hơn". Khi cô nói : "cây thấp" thì các cháu tìm cây thấp giơ nhanh lên đồng nói "Thấp hơn". Cô tiến hành cho trẻ chơi. Trong khi trẻ chơi cô quan sát trẻ chơi và sửa cho những trẻ làm chưa đúng. *Hoạt động 3 : Bé cùng vui. - Cô đã chuẩn bị các cây cao thấp khác nhau để ở các góc chơi bây giờ các cháu sẽ đi tự do khi có hiệu lệnh "tìm cây" thì các cháu hỏi cây gì cô nói "cây thấp" thì các cháu cùng chạy về cây thấp để đứng. Và ngược lại. Cô tiến hành cho trẻ chơi. Sau đó cô sẽ đi kiểm tra. Vừa rồi cô thấy bạn nào cũng giỏi và chăm học đã khám phá được nhiều điều mới lạ nhưng lần sau các cháu cần cố gắng hơn nữa nhé! Bây giờ các bé cùng đi đến các góc chơi để thăm quan nào!. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ thực hiện - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời. - Trẻ quan sát. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ quan sát. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ thực hiện - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ thực hiện - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ thực hiện - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hứng thú tham gia cuộc chơi . - Trẻ lắng nghe. - Trẻ thực hiện C.Hoạt động góc: Góc xây dựng : Xếp khu vui chơi. Góc âm nhạc : Chơi với dụng cụ âm nhạc. Góc tạo hình : Tô màu phong cảnh ngày tết. I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết nhập vai chơi, có hứng thú chơi ở các góc - Đoàn kết giúp đỡ bạn bè, phối hợp giữa các nhóm chơi - Giữ gìn bảo vệ đồ dùng đồ chơi lấy và cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định. II. Chuẩn bị: Góc xây dựng: Các loại hình khối. Góc âm nhạc : Các dụng cụ âm nhạc . Góc tạo hình : Giấy, bút cho trẻ . III.Tiến hành . Hoạt động 1 : Thăm dò ý tưởng của trẻ. Phía tay trái của cô là góc xây dựng cô đã chuẩn bị rất nhiều các hình khối khác nhau. Các cháu có thể đến đó để xếp thành khu vui chơi. Những bạn nào thích về góc nhiên nhiên để chơi nào. Còn phía tay phải của cô là góc âm nhạc cũng có rất nhiều dụng cụ âm nhạc khác nhau. Bạn nào thích về góc âm nhạc để chơi nào. Cuối cùng là góc tạo hình ở phía trước mặt cô có rất nhiều tranh về phong cảnh ngày tết các cháu có thể đến đó để tô màu cho những bức tranh mà các cháu thích. Bạn nào thích về góc tạo hình để chơi nào. Bây giờ cô mời các cháu nhẹ nhàng về góc chơi của mình nào ! Hoạt động 2 : Bé hứng thú tham gia cuộc chơi. Trong khi trẻ chơi cô đi đến từng góc để thăm dò ý tưởng của trẻ và nhập vai chơi cùng trẻ. + Các bác đang làm gì thế ? + Để cho các cây này luôn xanh tốt thì các cháu phải làm những công việc gì? + Các cháu đang làm gì mà say sưa thế ? + Cháu đang vẽ gì vậy ? + Muốn cho bức tranh đẹp và cân đối thì các cháu phải làm gì nhỉ ? Khi chơi các cháu nhớ phải đoàn kết và cùng nhau giữ gìn và bảo vệ đồ dùng đồ chơi nhé. Cô chúc các cháu chơi giỏi nhé. Hoạt động 3 : Kết thúc cuộc chơi. Cô hớng dẫn cho trẻ tự nhận xét các góc chơi của mình sau đó cô tập chung trẻ để nhận xét góc chơi. + Hôm nay góc nhiên nhiên đã chăm sóc được những cây gì ? + Thế còn góc âm nhạc các cháu chơi với những gì ? + Cuối cùng là góc tạo hình các cháu đã vẽ được những bức tranh gì ? Giờ chơi hôm nay cô thấy lớp mình chơi rất say sưa và đoàn kết giúp đỡ nhau. Nhưng lần sau các cháu sẽ cố gắng nhiều hơn nữa nhé ! D. Hoạt động ngoài trời. Hoạt động 1: Hoạt động có chủ đích : Quan sát thời tiết Các cháu thời tiết hôm nay như thế nào ! + Bạn nào nói cho cô và các bạn cùng biết nào? + Các cháu cùng quan sát xem bầu trời hôm nay như thế nào? + Thế các cháu thấy cây cối như thế nào? + Thời tiết như vậy gọi là mùa đông đấy. + Thế các cháu thấy thời tiết mùa đông như thế nào? + Các cháu có thích mùa đông đến không? Khi mùa đông đến mang theo cái lạnh giá làm cho cây cối héo khô rụng hết lá các loài chim phải bay đi tránh rét làm cho con người cũng cảm thấy khó chịu vì lạnh. Hoạt động 2: Trò chơi vận động : Nhảy qua suối nhỏ. Cô nêu cách chơi, luật chơi. Cách chơi : Trẻ đứng thành nhóm theo hàng ngang đẻ nhảy ( khuyến khích trẻ cố gáng kẻo bị ngã ướt quần áo). Cô có thể vẽ các vòng tròn liên tục làm hố, trẻ giả làm "con ếch" nhảy từ "hồ" nọ sang "hồ" kia, vừa nhảy vừa kêu "ộp ộp". Luật chơi : Khi nhảy chụm 2 chân. Cô tiến hành cho trẻ chơi. Sau mỗi lần chơi cô động viên khen ngợi trẻ. Hoạt động 3: chơi tự do. Trẻ chơi với phấn, lá cây khô . Cô bao quát trẻ. E. Vệ sinh ăn trưa - ngủ trưa 1. Vệ sinh ăn trưa: - Cô cho trẻ đi vệ sinh, rửa tay sạch sẽ sau đó cô chia trẻ ngồi vào bàn ăn. - Cô nhắc trẻ ngồi gọn gàng, ngay ngắn, tay để lên bàn, không nói chuyện. - Cô chia cơm cho trẻ và nhờ một số trẻ giúp cô chia cơm cho các bạn. - Nhắc trẻ mời cô giáo và các bạn trước khi ăn. - Cô động viên trẻ ăn hết xuất . - Khi ăn xong nhắc trẻ cất bát, thìa đúng nơi quy định. 2. Ngủ trưa: - Cô đóng bớt cửa tạo không khí ấm cúng thoải mái cho trẻ. - Khi trẻ ngủ cô luôn có mặt ở trong phòng để theo dõi bao quát trẻ ngủ. - Nhắc trẻ không nói chuyện riêng làm ảnh hưởng đến những trẻ khác. - Cô cho trẻ ngủ đủ giấc. F. Hoạt động chiều. 1. Vệ sinh cá nhân: Cho lần lựơt trẻ đi vệ sinh rửa tay, rửa mặt , cô chỉnh trang lại quần áo đầu tóc gọn gàng sạch sẽ cho trẻ. Cô bao quát trẻ. 2. Thể dục chống mệt mỏi . Cô hướng dẫn cho trẻ tập thể dục nhẹ nhàng Cho trẻ đi lại tự do trong lớp. 3. Nội dung hoạt động chiều Hoạt động trò chơi dân gian Đề tài: kéo cưa lửa xẻ I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc và thực hiện theo cô. 2. Kỹ năng: Rèn khả năng chú ý của trẻ 3. Ngôn ngữ: Tăng vốn từ cho trẻ, giúp trẻ trả lời được một số câu hỏi đơn giản của cô rõ ràng, mạch lạc. 4. Giáo dục: Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học, chú ý lắng nghe. II. Chuẩn bị: Cô thuộc lời của trò chơi Nội dung tích hợp: môi trường xung quanh III. Phương pháp tiến hành: Cô đọc cho trẻ nghe 2 - 3 lần Cô chơi cùng trẻ 3- 4 lần Sau đó cho cô đọc lời cho trẻ tự thể hiện. 4. Nêu gương, cắm cờ: Cho trẻ tự nhận xét lẫn nhau Cô nhận xét chung cả lớp, động viên khen ngợi trẻ kịp thời. Tổ chức cho trẻ lên cắm cờ 5. Trả trẻ: Cô nhắc trẻ lấy đúng đồ dùng của mình Nhắc trẻ chào cô, các bạn trước khi về. ******************************************* Ngày soạn : 10/01/2011 Ngày dạy : T5/13/01/2011 A. Hoạt động sáng : 1. Đón trẻ:. - Cô đến sớm dọn vệ sinh thông thoáng phòng học. - Cô đón trẻ vào lớp với thái độ vui tươi thoải mái niềm nở tạo cho trẻ có cảm giác gần gũi với cô và thích tới trường. - Cô hướng dẫn trẻ cất dồ dùng đúng nơi quy định - Tranh thủ trao đổi với phu huynh về hình hình của trẻ. - Nhắc trẻ chào cô, bố mẹ trước khi vào lớp . 2. Điểm danh: - Cô điểm danh trẻ theo hình thức gọi tên trẻ theo sổ. 3. Thể dục sáng: Trẻ tập các động tác của bài tập phát triển chung. - Động tác hô hấp : 3 - Động tác tay : 2 - Động tác chân : 1 - Động tác bụng : 3 - Động tác bật : 1 B. Hoạt động có chủ đích: Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ Hoạt động âm nhạc Đề tài : em chơi đu ( Mộng Lân ) Nghe hát : Em đi chơi thuyền Trò chơi : Tai ai tinh I. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát, thuộc lời bài hát. - Có hứng thú khi nghe hát, biết chơi trò chơi. - Trẻ hát vui, hùng dũng, hát đúng, rõ lời. 2. Kỹ năng: - Củng cố và phát triển kỹ năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ. - Kỹ năng nghe, nói tiếng phổ thông
File đính kèm:
- giao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_nho_mua_dong_ngo_thi_hong_h.doc