Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề nhánh: Nghề xây dựng
Khởi động: Cho trẻ thực hiện các kiểu đi chạy khác nhau
Trọng động: Các cháu tập các động tác theo nhạc
+ Hô hấp( 2): Thổi bóng bay
- TTCB : Đứng tự nhiên , đầu không cúi.
- Thực hiện : đưa hai tay khum trước miệng và thổi mạnh, đồng thời đưa 2 tay ra ngang.
+ Tay vai (3 )
- TTCB: Đứng thẳng hai tay buông xuôi, đầu không cúi.
- Nhịp 1 : bước chân trái sang ngang1 bước, đưa 2 tay ra ngang, lòng bàn tay ngửa.
- Nhịp 2 : gập khủy tay, bàn tay để sau gáy.
- Nhịp 3 : như nhịp 1.
- Nhip 4: về TTCB, sau đổi chân.
ật liệu ( Cát, đá, xi măng, gạch, sắt) đồ dùng ( bay, bàn xoa, thước, xẻng, xô) sản phẩm ( nhà, trường học, cầu) công việc của nghề xây dựng. - Phân loại được vật liệu, đ.dùng , sản phẩm nghề xây dựng. Phát triển ngôn ngữ qua đàm thoại. - Giáo dục trẻ yêu mến người lao động ,biết quí trọng và giữ gìn các sản phẩm xây dựng. Trẻ hứng thú và tích cực hoạt động. Rèn tính tập thể. 2. Chuẩn bị: - Bài soạn powerpoint: bài tập chọn đồ dùng và vật liệu xây dựng. Clips nghề xây dựng. - Hình ảnh dụng cụ lao động, vật liệu và sản phẩm của nghề xây dựng. - Hộp sữa , gạch cho trẻ chơi xây nhà. Tích hợp : hát về nghề xây dựng. 3. Tiến trình hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động trẻ 1/ Ổn định: Cho trẻ chơi: Cuộc hành trình Nam – Bắc. Chúng ta sẽ đi bằng ô tô nhé, phía trước có một cây cầu dài quá kìa, xe lăn bánh qua cầu nào! Đã đến điểm dừng chân rồi, xin mời quí khách nghỉ giải lao trong chốc lát. Các bạn có biết ai là người xây cây cầu hồi nãy không? Hôm nay, trong điểm dừng chân này, chúng ta cùng tìm hiểu về nghề xây dựng nhé! 2/ Nội dung: 2.1 Hoạt động 1: Tìm hiểu và khám phá. - Chia trẻ thành 2 đội: Ngôi nhà xanh và ngôi nhà vàng. - Đội trưởng cầm lắc nhịp để lắc tín hiệu trả lời - Cô đưa tranh cho trẻ quan sát và đặt câu hỏi: + Bức tranh 1: - Bức tranh nói về nghề gì? - Các cô chú công nhân xây dựng làm những công việc gì? * Nghề xây dựng rất vất vả và nguy hiểm , các chú công nhân phải đội mũ bảo hộ để bảo đảm an toàn khi lao động. - Cô cho trẻ quan sát những bức tranh và nói về quy trình làm nên ngôi nhà của các chú công nhân: ( Trộn hồ, xây tường, tô tường, sơn nhà ). Hát tặng cô chú công nhân - Cho trẻ liên hệ thực tế các vật liệu làm nên ngôi trường. - Đây là ai vậy? Các chú đang làm gì vậy? (đang xây nhà) - Công việc của chú thợ xây là xây nên nhà cửa cho c/c ở,xây trường học cho c/c học và chú còn xây gì nữa đây?(xây cầu, xây công viên) - Chú cầm gì để xây? (pay, thứơc đo, xẻng để trộn hồ, bàn chà) Cô cho cháu xem vật thật -Và để xây nên những ngôi nhà cần có những vật liệu gì nữa? (cát, đá, xi măng, gạch) Trò chơi : làm thợ xây Cho c/c cùng xem lại clip về nghề xây dựng một lần nữa. -> Khái quát: Chú công nhân xây dựng làm việc rất vất vả, làm ngoài nắng, mưa. Tạo ra nhiều công trình phục vụ cho mọi người, vì vậy, các nhớ phải yêu mến các chú thợ xây, không vẽ bậy lên tương nhà, c/c có đồng ý không nào? 2.2 Hoạt động 2: Nghề xây dựng và nghề sản xuất. Bây giờ, cô đố các con biết: nghề xây dựng và nghề sản xuất nông sản có điểm nào giống nhau và khác nhau? + Khác: về nơi làm việc, đồ dùng, sản phẩm của nghề. + Giống: Đều là những người làm công việc phục vụ cho nhu cầu sinh sống của mọi người. Mời hai trẻ lên thực hiện rê chuột bài tập trên máy tính: + Chọn những đồ dùng cho chú thợ xây. + Chọn vật liệu của chú công nhân xây dựng. 2.3 Hoạt động 3: Trò chơi: Bé làm thợ xây. - Cho trẻ xây nhà theo nhóm và trang trí ngôi nhà cho đẹp. Trong vòng một bản nhạc( bài hát bài ca xây dựng), nhóm nào thực hiện xong công trình đẹp thì được tuyên dương. Nhận xét trẻ sau khi chơi. 3/ Kết thúc: Nhận xét tuyên dương lớp, cá nhân Cho c/c cùng hát theo nhạc bài hát: Cháu yêu cô chú công nhân. Trẻ nghe cô giới thiệu. Đi trong đường hẹp theo cô. Trẻ chia nhóm, chú ý quan sát và nêu ý kiến của mình theo những gọi mở của cô và theo ý trẻ. Hát chú công nhân xây cầu. Cháu chú ý quan sát và nêu ý kiến. Trẻ chơi mô phỏng. Xem clip lần nữa. Nghe cô giáo dục. Trẻ suy nghĩ và trả lời được sự giống và khác nhau của nghề xây dựng và nghề sản xuất. Trẻ lên thực hiện bài tập trên máy tính. Trẻ nghe cô giới thiệu cách chơi. Hứng thú tham gia và chơi tốt theo yêu cầu cô đưa ra. Nghe cô nhận xét và hát theo nhạc. Hoạt động chuyển tiếp Đọc bài vè: xây dựng. Hoạt động ngoài trời Hoạt động có mục đích: Quan sát Công việc và dụng cụ của bác thợ mộc. - Trẻ cùng hứng thú tham gia vào hoạt động một cách hứng thú, Cô gợi ý thêm một số câu hỏi cho trẻ tham gia trả lời. - Trẻ tập trung và hứng thú tham gia vào hoạt động. Trò chơi vận động: chơi tả Cô giới thiệu cho trẻ nắm rõ luật chơi và cách chơi. Tổ chức và tạo hứng thú cho trẻ chơi. Chú ý bao quát và nhận xét trẻ. Chơi tự do: Trẻ chơi tự do với các đồ chơi trong sân trường và các trò chơi dân gian. Hoạt động góc Góc trọng tâm: Góc Phân vai : Cửa hàng bán vật liệu xây dựng. Yêu Cầu: Cháu biết công việc của người bán, người mua, nhân viên và người làm chủ, biết nhận vai và thể hiện một vài hành động chơi phù hợp. Biết phối hợp với bạn khi chơi. Khi chơi không gây ồn ào trong góc chơi. Góc kết hợp: -Góc xây dựng, lắp ghép: Siêu thị. - Góc tạo hình: Vẽ, dán tranh tạo hình các đồ dùng nghề xây dựng.Cắt dán tranh làm allbum từ các họa báo. - Góc thư viện: Đọc sách, làm sách theo chủ đề nhánh: Nghề xây dựng Góc âm nhạc: Hát múa các bài hát có trong chủ đề. Vệ sinh Ăn trưa Ngủ trưa Ăn xế Giới thiệu những món ăn mà trẻ thường được ăn ở trường . Dạy trẻ biết thu dọn, vệ sinh sau khi ăn xong. Dạy trẻ biết giúp cô chuẩn bị chỗ ngủ, biết vệ sinh trước khi đi ngủ Mở nhạc dân ca cho trẻ ngủ. Ngủ dậy biết làm vệ sinh, phụ cô dọn bàn ăn. Ăn hết xuất của mình. Hoạt động chiều - Nha học đường: Cách bảo vệ răng không bị sâu. + Cho c/c nghe câu chuyện: Gấu con bị đau răng. + Cho trẻ nêu ích lợi của răng. Và cách bảo vệ răng không bị sâu. + Kể một số thức ăn có hại, có lợi cho răng. - Làm quen kỹ năng vẽ ngôi nhà. + Cho trẻ xem clip về cơn bão ở ngoài Miền Trung. + Giới thiệu hoạt động và tập cho c/c vẽ theo cô. + Tạo hứng thú cho trẻ cùng tham gia. - Chơi tự do với đồ dùng đồ chơi. Vệ sinh Trả trẻ Hướng dẫn trẻ chơi tự do ở các góc. Kiểm tra quần áo, đầu tóc trẻ trước khi trả trẻ. Trao đổi với PH về tình hình học tập, sức khoẻ của c/c trong ngày. Thông báo phụ huynh cho cháu đi học đều để trong tháng có tổ chức cân đo lần 2 cho cháu. Đánh giá hoạt động trong ngày: Bài thơ: Chiếc Cầu Mới. “ Trên dòng sông trắng Cầu mới dựng lên” Nhân dân đi bên Tàu xe chạy giữa Tu tu xe lưả Xình xịch qua cầu Khách ngồi trên tàu Đoàn người đi bộ Cùng cười hớn hở Nhìn chiếc cầu dài Tấm tắc khen tài Công nhân xây dựng” ( Thái Hoàng Linh) KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ tư, ngày 03 tháng 12 năm 2014 Hoạt động Nội dung Đón trẻ Trò chuyện Điểm danh Cô đón trẻ tận tay PH. Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. Nhắc trẻ thực hiện bảng theo dõi bé đến lớp, trò chuyện để c/c tự điểm danh xem bạn nào vắng. Cho trẻ chơi các trò chơi dân gian trong lớp mà trẻ thích chơi. Điểm danh : Sĩ số: / Vắng: Thể dục sáng Tập theo kế hoạc tuần. Hoạt động học có chủ đích Nghe: “Bài ca xây dựng” (CS 80) Dạy hát bài “ Chú công nhân xây cầu”. TCÂN: Hát Chuyền gạch. 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhớ tên bài hát ,tên tác giả của bài hát. Trẻ biết chơi trò chơi và chơi hứng thú. - Trẻ cảm nhận được giai điệu, nhịp điệu của bài nghe hát, hát thuộc lời bài hát: Chú công nhân xây cầu. - Trẻ hát sôi nổi hào hứng , nghe cô hát và biết hưởng ứng cùng cô. Hứng thú tham gia hoạt động. 2. Chuẩn bị: + Chuẩn bị của Cô: Cô thuộc và hát đúng giai điệu các bài hát, nắm vững phương pháp tổ chức, cách tổ chức cho trẻ cùng chơi. Nhạc nền cho các bài hát. Gạch góc chơi xây dựng. + Chuẩn bị của cháu: Một số nhạc cụ gõ đệm: phách tre, phách dừa, trống lắc, ... Tích hợp + lồng ghép: Trò chuyện nghề xây dựng. 3. Tiến trình hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động trẻ 1/ Ổn định: Cô trò chuyện với trẻ về nghề xây dựng: + Chú thợ xây tạo ra sản phẩm là gì? + Chú cần những vật liệu nào để xây? + Công việc của các chú như thế nào? Có một bài hát nói về nghề xây dựng rất hay của tác giả Hoàng Vân đó là bài hát: Bài ca xây dựng. Hôm nay cô sẽ cho c/c cùng nghe nhé. 2/ Nội dung: 2.1 Hoạt động 1: Nghe hát: Bài ca xây dựng. - Cô hát 1 lần có nhạc đệm. - Cô vừa hát cho c/c nghe bài hát gì? Do ai sáng tác? - Cô hát thêm một lần và kết hợp giảng nội dung bài hát: Bài hát nói lên niềm vui của những người làm thợ xây khi đã xây dựng nên những ngôi nhà cho mọi người hôm nay, mai sau và mãi mãi. Mong ước của người thợ xây là mong mọi người hãy tin, yêu mến mình. Có như vậy, dù họ có làm việc tuy vất vả nhưng họ vẫn sẵn lòng và luôn vui vẻ, yêu đời. -Cô hát lại cho trẻ nghe một lần( Kết hợp múa minh họa). Trẻ đứng lên hưởng ứng minh hoạ cùng cô, cùng nhạc hoặc thể hiện theo ý thích của trẻ. 2.2 Hoạt động 2: Dạy vận động bài: Chú công nhân xây cầu. - Cô cho c/c nghe nhạc bài hát một lần. - Cô hát cho trẻ nghe và giới thiệu tên bài hát: Chú công nhân xây cầu. - Cho cả lớp hát 2 lần.( Cô có chú ý sửa sai). -Cho bạn trai, bạn gái hát. - Cho trẻ hát theo nhóm, cá nhân ( Có sử dụng nhạc cụ kèm theo). Làm việc không quản nắng mưa, chú thợ xây luôn mong ước sớm xây xong những công trình hữu ích để phục vụ cho mọi người, c/c có yêu quý chú thợ xây không ? Giáo dục c/c yêu mến chú công nhân xây dựng, giữ gìn sản phẩm nghề xây dựng. 2.3 Hoạt động 3: trò chơi “ Hát Chuyền gạch” Cô giới thiệu tên trò chơi . Hướng dẫn cách chơi cho trẻ nắm. Cho c/c ngồi vòng tròn, Tổ chức cho c/c chơi 2-3 lần. Chú ý bao quát và nhắc trẻ chơi tốt. 3/ Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương trẻ sau trò chơi. Cho c/c cùng hát: Chú công nhân xây cầu và đi ra ngoài. Trẻ mạnh dạn và hứng thú tham gia vào hoạt động, trả lời được các câu hỏi gợi mở của cô. Trẻ trả lời theo hiểu biết. Chú ý nghe cô nói. Lắng nghe cô hát. Tham gia phát biểu. Nghe và nắm nội dung bài hát. Hưởng ứng cùng cô. Lắng nghe nhạc dạo. Chú ý nghe cô hát. Trẻ hát theo nhiều hình thức khác nhau. Chú ý lắng nghe và trả lời. Nắm được cách chơi và luật chơi, hứng thú tham gia theo sự hướng dẫn của cô. Nghe cô nhận xét, hưởng ứng theo lời cô. Hoạt động chuyển tiếp Chơi: Tìm nhà. Hoạt động ngoài trời Hoạt động có mục đích: Công việc và dụng cụ của kiến trúc sư. + Trẻ ra sân hít thở không khí trong lành. + Trẻ tham quan và gọi tên các đồ dùng của kiến trúc sư qua tranh môi trường. + Khuyến khích c/c hứng thú tham
File đính kèm:
- giao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_nhanh_nghe_xay_dung.doc