Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề nhánh: Nghệ sỹ rừng xanh

I. Yêu cầu

- Trẻ có khả năng thực hiện được một số vận động và phối hợp vận động:

- Biết tên các con vật , đặc điểm nổi bật về cấu tạo, vận động thức ăn của một số loài vật sống trong rừng.

- Biết quan sát , nhận xét những điểm giống nhau và khác nhau rõ nét giữa 2 con vật.

- Nhận ra mối liên hệ giữa cấu tạo với môi trường sống với vận động hoặc cách kiếm ăn của một số con vật sống trong rừng.

- Biết vì sao phải bảo vệ các loài vật quí hiếm, chống nạn phá rừng, săn bắt thú.

- Biết sử dụng các con số từ 1 đến 4 để chỉ số lượng, số thứ tự của các con vật.Biết sử dụng các từ nhiều hơn, ít hơn, cao hơn thấp hơn, nhỏ hơn, to hơn để so sánh các nhóm con vật.

- Thấy được vẻ đẹp đa dạng của các con vật sống trong rừng. Thể hiện những cảm xúc phù hợp qua câu chuyện, bài thơ, bài hát và các sản phẩm tạo hình về các con vật.

 

doc22 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề nhánh: Nghệ sỹ rừng xanh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nhưng gấu trúc thì lại có màu trắng và đen. Gấu có 2 mắt, có mũi, có miệng. Gấu có 4 chân nhưng gấu có thể đi bằng 2 chân sau. Đuôi gấu ngắn. Gấu là loại động vật ăn thịt và rất thích ăn mật ong. Gấu đẻ con và nuôi con bằng sữa.
 * Cho trẻ xem tranh con khỉ
 - Cô đố, cô đố?
 “Con gì chân khéo như tay
 Đánh đu đã giỏi lại hay leo trèo?”
 Đố con gì?
 - Cô cho trẻ quan sát tranh con khỉ và hỏi trẻ:
 + Con khỉ có mấy chân?
 + Lông con khỉ màu gì?
 + Con khỉ có mấy mắt, mấy mũi, mấy miệng?
 + Con khỉ thích ăn gì?
 + Khỉ đẻ gì?
 - Khỉ là con vật rất khéo léo, nhanh nhẹn và hay bắt chước. Nó có mắt, mũi, miệng, có đuôi rất dài. Lông có nhiều màu (đen, hoặc nâu hoặc cam hoặc ghi xám, trắng). Khỉ đẻ.
ra con và nuôi con bằng sữa.
 * So sánh con khỉ và con voi
 - Bé nào cho cô biết giữa con voi và con khỉ có điểm nào giống và khác nhau?
 * Giống nhau: đều có 4 chân, có 2 mắt, 2 tai, có mũi, miệng và đuôi dài, là động vật đẻ con, nuôi con bằng sữa và là động vật sống trong rừng.
 * Khác nhau:
+ Con khỉ + Con voi
- Bé nhỏ - To lớn
- Nhanh nhẹn - Chậm chạp
- Không có vòi - Có vòi
- Leo trèo rất giỏi - Không leo treo
- Thích ăn chuối - Thích ăn mía
- Không có ngà - Có 2 ngà
- Lông rậm rạp - Lông lưa thưa 
 - Ngoài những con vật cô và các con vừa được quan sát, còn có những động vật sống trong rừng nào nữa?
 - Cô cho trẻ xem tranh con tê giác, con thỏ.
 - Trong rừng còn có nhiều loài vật khác nhau, chúng đều tự kiếm ăn. Các con vật này có thể được đưa về vườn thú hay rạp xiếc để con người nuôi và thuần chủng, dạy dỗ để cho mọi người xem.
 - Giáo dục: hiện nay, có rất nhiều loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng vì con người đã đốt phá rừng, săn bắn bừa bãi. Các con cần bảo vệ, không đốt phá rừng, không săn bắn bừa bãi.
3. Hoạt động 3: Cùng nhau thi tài
 - Hôm nay,cô thấy các con học rất là ngoan. Để thưởng cho các con, cô sẽ cho các con chơi trò chơi, các con có thích không? 
 * Trò chơi 1: “thi xem ai chọn nhanh”
 - Cô và trẻ cùng hát bài “đố bạn”.
 - Phát cho mỗi trẻ một bộ lô tô đã chuẩn bị. Cô yêu cầu trẻ nhìn kĩ xem mình có những con vật gì.
 - Cô yêu cầu trẻ chọn nhanh những con vật theo yêu cầu của cô để ra phía trước. Cô động viên trẻ thi xem ai chọn nhanh.
 - Trò chơi được tiếp tục 2 – 3 lần
Trò chơi 2: “thi xem đội nào nhanh”
 - Cô chia trẻ tham gia thành 4 đội (mỗi đội 9 trẻ.
 - Yêu cầu: hãy chọn những con vật sống trong rừng.
 - Luật chơi: hết thời gian, đội nào chọn đúng và nhiều con vật hơn là đội đó thắng cuộc.
 - Cách chơi: mỗi đội xếp thành 1 hàng dọc, khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ đứng đầu sẽ chạy lên chọn trong rổ của đội mình một con vật sống trong rừng rồi chạy về cuối hàng. Cứ như thế, cho đến hết thời gian. 
 - Trò chơi được tiếp tục 2 – 3 lần.
* Kết thúc: 
 Chơi trò chơi “uống nước”.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Khi trẻ ngủ dậy cô cho trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, cô cột tóc cho trẻ nữ gọn gàng.
- Cô sắp xếp cho trẻ ngồi vào bàn ngay ngắn để cho trẻ ăn xế.
- Cô hát cho trẻ nghe bài hát: Chú voi con ở Bản Đôn
- Cô hỏi trẻ bài hát nói về gì?
- Cô cùng trẻ trò chuyện về các con vật sống trong rừng.
- Cô hướng dẫn trẻ thêm bớt để tạo sự bằng nhau trong phạm vi 4
- Cô gợi ý cho trẻ nhắc lại các góc chơi. Cô hỏi trẻ xem những góc chơi ấy sáng nay chơi những gì? Cô hướng dẫn trẻ vào các góc chơi. Cô chơi cùng trẻ động viên khuyến khích trẻ kịp thời.
- Kết thúc các góc chơi cô nhắc trẻ cất đồ chơi vào đúng nơi qui định
Đánh giá cuối ngày: 
- Hoạt động chung: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Hoạt động ngoài trời: ......................................................................................................................................................................................................................................................
- Hoạt động vui chơi: ......................................................................................................................................................................................................................................................
- Hoạt động chiều: ......................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ 3 ngày 20 tháng 12 năm 2011
MÔN: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
 Đề tài: Thêm bớt để tạo sự bằng nhau trong phạm vi 4.
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU::
Kiến thức: Ôn nhận biết số lượng 4, ôn kĩ năng đếm từ 1 – 4 .Ôn mối quan hệ số lượng bằng nhau, hơn kém nhau trong phạm vi 5. Biết đếm số lượng 5, nhận biết các nhóm có 5 đối tượng
Kĩ năng: Củng cố kĩ năng xếp tương ứng 1><1. So sánh, thêm bớt, tạo nhóm có 4 đối tượng. Kí hiệu hoà bằng chữ số. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, phát triển tư duy so sánh .Gọi tên chữ số và trả lời được các câu hỏi bao nhiêu và như thế nào?. Biết sử dụng thuật ngữ toán học: nhiều hơn, ít hơn
Giáo dục: Trẻ biết lắng nghe, chăm phát biểu, giờ học có nề nếp, ngoan ngoãn
CHUẨN BỊ:
Giáo cụ cô: Gấu và hủ mật ong có số lượng từ 1 đến 4
Thỏ và cà rốt số lượng từ 1 đến 4
Thẻ chữ số từ 1 đến 4
Tranh Voi và hổ và các thẻ số lượng từ 1 đến 3
- Đồ dùng của cháu
Thỏ và cà rốt số lượng từ 1 đến 4; mỗi trẻ 1 bộ
NỘI DUNG KẾT HỢP:
Văn học: Câu chuyện về buổi tiệc của anh em nhà Gấu
Trò chơi đồng dao
TIẾN HÀNH:
1.Hoạt động 1: Trò chuyện và gây hứng thú.
- Cô cho trẻ xem đoạn vi deo về một số con vật sống trong rừng.
2. Hoạt động 2: Hoạt động nhận thức.
* Phần 1: Ôn số lượng trong phạm vi 3.
- Cho trẻ đếm xem có bao nhiêu con vật sống trong rừng rồi gắn số tương ứng.
* Phần 2: Cô kể câu chuyện:
Cô: “Ngày xửa ngày xưa! Xưa ơi là xưa trong một khu rừng nọ, có các anh em Gấu: (cô vừa kể vừa gắn hình Gấu lên bảng nỉ)
Cô: “Các con giúp cô đếm xem có bao nhiêu bạn Gấu nào?
Sau khi trẻ đếm xong, tương ứng cô gắn thẻ số 4 bên cạnh
- Cô: “Ngày hôm nay, các anh em Gấu quyết định đi siêu thị Cống Quỳnh mua mật ong để chuẩn bị bữa tiệc mật ong. (cô vừa nói vừa gắn các loại mật ong có số lượng từ 1 đến 4 lên bảng). Nhưng, mật ong thì có nhiều loại. Các con hãy giúp anh em Gấu chọn một loại mật ong nào mà số lượng chai vừa đủ với số lượng người trong nhà Gấu
Sau khi trẻ chọn
Cô: “Tại sao con chọn loại này?”
*Trò chơi nhỏ chuyển tiếp
Cung cấp: so sánh thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 4
- Cô kể tiếp: “cũng trong khu rừng đó, cũng có anh em Thỏ sống rất vui vẻ, anh em Gấu đã mời anh em Thỏ đến cùng dự tiệc. (vừa kể vừa gắn 4 Thỏ lên bảng)
- Cô: “Các con hãy giúp cô đếm xem có bao nhiêu bạn Thỏ?” “Và để chỉ 4 bạn Thỏ, nào lên gắn thẻ số tương ứng?”
Cô: “Và khi đến dự tiệc mỗi bạn Thỏ được tặng 1 củ cà rốt”
Cô: “Các con giúp cô đếm xem có bao nhiêu củ cà rốt?” “Và tương ứng có thẻ số mấy?”
Cô: “Số bạn Thỏ và cà rốt như thế nào so với nhau?” “Vì sao con biết?”
Cô: “Số bạn Thỏ nhiều hơn hay ít hơn số cà rốt?”
 “Số bạn Thỏ nhiều hơn số cà rốt là mấy?”
Cô: “Số cà rốt ít hơn hay nhiều hơn số bạn Thỏ?”
Cô: “Số cà rốt ít hơn số Thỏ là bao nhiêu?”.
Cô: “Vậy muốn số cà rốt và số Thỏ bằng nhau con phải làm gì?”
Cho trẻ lên thêm vào 1 hoặc lấy bớt 1
- Lấy đi 2
- Cô: “Trong buổi tiệc hôm đó, các chú Thỏ ăn cà rốt rất ngon và ngủ rất say. (trẻ cùng ngủ với Thỏ và cô lấy đi 2 củ cà rốt)
- Cô: “Con hãy đếm xem số cà rốt là mấy?”
- “Số bạn Thỏ là bao nhiêu?”
- Cô: “Số bạn Thỏ nhiều hơn số cà rốt là mấy?”
- “Số cà rốt ít hơn Thỏ mấy?”
- Cô: “Nếu muốn đủ cà rốt cho các chú Thỏ con phải làm sao?”
- Tương tự: Lấy đi 3
- *Thế là đủ cà rốt cho Thỏ rồi, và anh em Thỏ, Gấu cùng nhau đi dự tiệc rất vui
3, Hoạt động 3: Luyện tập:
Cá nhân:
Chơi trò chơi nhỏ chuyển tiếp, sau trò chơi mỗi trẻ tự lấy cho mình một rổ giáo cụ
Cô gợi ý và lần lượt yêu cầu trẻ lấy 5 Mèo – 3 Dù hoặc lấy 3 Mèo và lấy số Dù nhiều hơn 2. sau mỗi yêu cầu có gắn thẻ số và so sánh số lượng của 2 nhóm
Tương tự chơi với các yêu cầu : 4 hổ – 2 voi
	4 hổ – 3 voi
*Trò chơi tập thể:
Cô cùng trẻ chơi trò chơi: đàn Gà con và sau trò chơi trẻ xếp thành 2 đội sau theo sơ đồ sau:
Mỗi con vật được ấn định thẻ số và cô lần lượt yêu cầu:
“Đội con Vịt lần lượt chọn những thẻ số có số lượng nhiều hơn 3. đội con Cá chọn những thẻ số có số lượng ít hơn 3”. Tương tự chơi 2 – 3 lần.
Kết thúc: Cô và trẻ làm những chú Thỏ và đi ra ngoài.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Khi trẻ ngủ dậy cô cho trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, cô cột tóc cho trẻ nữ gọn gàng.
- Cô sắp xếp cho trẻ ngồi vào bàn ngay ngắn để cho trẻ ăn xế.
- Cô đọc câu đố về các con vật sống trong rừng
- Cô cho trẻ lấy rổ đồ chơi và để trẻ thêm bớt để tạo sự bằng nhau trong phạm vi 4
- Cô cho trẻ xem hình ảnh những con voi kéo gỗ
- Cô hát lần 1 bài: Chú voi con ở bản Đôn
- Cô dạy trẻ hát từng câu.
- Khi trẻ nhớ lời cô dạy trẻ hát cả bài và vận động cùng với nhạc.
- Cô hát cho trẻ nghe bài: Đố bạn
- Cô hướng dẫn trẻ trò chơi: Hãy làm theo hiệu lệnh
 Cô gợi ý cho trẻ nhắc lại các góc chơi. Cô hỏi trẻ xem những góc chơi ấy sáng nay chơi những gì? Cô hướng dẫn trẻ vào các góc chơi. Cô chơi cùng trẻ động viên khuyến khích trẻ kịp thời.
- Kết thúc các góc chơi cô nhắc trẻ cất đồ chơi vào đúng nơi qui định
Đánh giá cuối ngày: 
Hoạt động chung: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Hoạt động ngoài trời: ...........................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_nhanh_nghe_sy_rung_xanh.doc