Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề nhánh: Mùa hè của bé

I/ Mục đích yêu cầu :

 - Trẻ biết thời tiết mùa hè rất nóng, có nắng và có mưa rào

 - Rèn luyện khả năng trả lời mạch lạc, trả lời trọn câu.

 - Phát triển khả năng ghi nhớ vốn từ cho trẻ.

 - Giáo dục trẻ biết bảo vệ thân thể khi mùa hè đến.

 II/ Chuẩn bị:

 - Tranh về mùa hè,quần áo trang phục mùa hè.

 - Tranh lô tô về mùa hè

 III/ Tiến trình tổ chức hoạt động học có chủ đích :

 1- Hoạt động 1:

 - Cô cho cả lớp hát bài “ Mùa hè đến” → Cả lớp đi vòng tròn và hát.

 2- Hoạt động 2 :

 - Cô hỏi trẻ vừa hát bài hát gì? → Cả lớp trả lời.

 - Các con thấy thời tiết hôm nay thế nào?( nắng ,nóng)

 - Nắng nóng biểu hiện của mùa nào vậy? → Trẻ trả lời

 

doc14 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 612 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề nhánh: Mùa hè của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hát.
 2- Hoạt động 2 :
 - Cô hỏi trẻ vừa hát bài hát gì? → Cả lớp trả lời.
 - Các con thấy thời tiết hôm nay thế nào?( nắng ,nóng)
 - Nắng nóng biểu hiện của mùa nào vậy? → Trẻ trả lời
 3- Hoạt động 3:
 - Cô cho trẻ quan sát tranh về mùa hè,vừa xem tranh vừa đàm thoại cùng trẻ:
 + Con có nhận xét gì về mùa hè?
 + Tranh vẽ mọi người mặt trang phục như thế nào?(mỏng , ngắn)
 + Mọi người đang làm gì?( tắm biển)
 + Mùa hè có mưa không nhỉ?
 +Mưa mùa hè gọi là gì?( mưa rào)
 * Cô tóm ý :Trong năm có 4 mùa,mùa hè là mùa khô, nóng nhất,có nắng nhiều,thỉnh thoảng có mưa rào.
 * Cho trẻ đọc thơ : “Mưa rào vừa tạnh”,chuyển đội hình
 *Trò chơi1 :Ai chọn đúng hơn
 - Cách chơi:3 nhóm thi đua chọn những tranh vẽ về mùa hè và gắn lên thành một khung rồi trang trí cho phù hợp.
 - Nhóm nào chọn đúng và trang trí đẹp, nhanh được khen.
 - 3 tổ thi đua nhau
 * Trò chơi 2 : Biểu diển trang phục mùa hè.
 - Cách chơi :Mổi cháu chọn cho mình mổt trang phục rồi hoá trang cho đẹp. 
 * Khi hoá trang xong trẻ được ra biểu diển cho mọi nười cùng xem,trẻ có thể cầm theo một số dụng cụ thể thao như vợt, cầu lông,phao bóng Trẻ vừa đi vừa nhún theo tiếng nhạc.
 - Cô nhận xét tuyên dương. 
 4- Hoạt động 4:
 Cô giáo dục trẻ 
 Cô dặn dò trẻ và cho trẻ hát bài: “Giờ ăn đến rồi” và chuyển hoạt động ra ngoài.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
 Thứ 3 Ngày19 tháng 04 năm 2011
Chủ đề nhánh : MÙA HÈ CỦA BÉ
Tên hoạt động :Thể Dục
Đề tài : NÉM XA BẰNG 2 TAY
 I/ Mục đích yêu cầu :
 - Củng cố và rèn luyện kỹ năng ném bằng 2 tay .
 - Biết dùng sức của 2 tay, vai để đẩy vật ném đi xa.
 - Phát triển sự khéo léo, tố chất vận động và định hướng của bé .
 - Giáo dục tính tập thể, hợp tác cùng bạn.
 - Rèn luyện nhóm cơ bàn tay, cơ bàn chân cho trẻ
 II/ Chuẩn bị:
 - Sân tập sạch sẽ, gọn gàng và thoáng mát.
 - Túi cát hoặc bóng. 
 - Thuộc bài đồng dao, mũ cáo, mũ thỏ.
 III/ Tiến trình tổ chức hoạt đông học có chủ đích:
 Cô nói : 
 - Mùa hè các con thường được đi đâu?Ăn mặc thế nào? 
 - Buổi sáng con có tập thể dục không? Vì sao? Tập thể dục để làm gì? 
 - Con người chúng ta ai cũng đều xem sức khoẻ là hàng đầu, do vậy để có một cơ thể khoẻ mạnh ta phải tập thể dục đều đặn giúp cho cơ thể phát triển tốt nhé
 1- Hoạt động 1:
 - Cô cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi: đi bình thường, đi nhanh, đi chậm, đi bằng mũi bàn chân, đi bằng gót chân
 - Sau đó về xếp 3 hàng ngang theo tổ → Cả lớp khởi động cùng cô.
 2- Hoạt động 2:
 - Cô giới thiệu bài học.
 - Cô cho cháu tập bài tập phát triển chung:
 + Tay : Hai tay đưa ngang gập khuỷu tay.
 + Chân : Ngồi xổm đứng lên liên tục.
 + Bụng : Đứng cúi gập người về phía trước.
 + Bật : Bật tại chổ.
 → Cả lớp tập bài tập phát triển chung theo nhịp cô hô.
 VẬN ĐỘNG CƠ BẢN :
 Ném xa bằng 2 tay
 - Cô làm mẫu lần 1 ( Hoàn chỉnh)
 - Cô làm mẫu lần 2 và giải thích
 Phân tích: Khi có hiệu lệnh của cô ,chân đứng rộng bằng vai hoặc chân trước chân sau. Tay cầm bóng đưa lên cao hơi ngả người về phía sau. Dùng sức của tay, vai để đẩy bóng đi xa. Sau khi ném xong, người hơi ngả về phía trước → Trẻ im lặng lắng nghe.
 - Cô làm mẫu lần 3.
 - Mời cháu khá lên thực hiện → 1,2 trẻ xung phong.
 * Lớp thực hiện:
 - Đội hình 2 hàng ngang đứng đối diện nhau.
 - Cô mời 2 trẻ ở hai đầu hàng lên thực hiện cho đến hết lớp → Trẻ thực hiện lần lượt cho đến hết lớp.
 - Trong khi trẻ thực hiện cô đi xung quanh bao quát trẻ, động viên trẻ tập, gợi ý giúp trẻ yếu kém và sữa sai kịp thời cho trẻ
 * Trò chơi: “ Mưa to mưa nhỏ”.
Cách chơi : Khi nghe cô gõ xắc xô to, dồn dập, kèm theo lời nói “ Mưa to”, trẻ phảp chạy nhanh, lấy tay che đầu. Khi nghe cô gõ xắc xô nhỏ, thong thả và nói “Mưa tạnh”, trẻ chạy chậm, bỏ tay xuống. Khi cô dừng tiếng gõ thì tất cả đứng im tại chổ.
 	- Cho trẻ chơi 3,4 lần.
 3- Hoạt động 3:
Hồi tỉnh: Trẻ đi quanh hít thở nhẹ nhàng. Nghe nhạc thả lỏng các cơ
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Thứ 3 ngày 19 tháng 04 năm 2011
Chủ đề nhánh : MÙA HÈ CỦA BÉ
Tên hoạt động Tạo Hình
Đề tài : XÉ DÁN ÔNG MẶT TRỜI
 I/ Mục đích yêu cầu :
 - Trẻ biết dùng các kỹ năng đã học để xé được sản phẩm.
 - Biết sắp xếp hài hoà về màu sắc, tạo khung cảnh thiên nhiên đẹp.
 - Khuyến khích trẻ sáng tạo.
 - Giáo dục trẻ tập trung, kiên nhẫn hoàn thành sản phẩm. 
 II/ Chuẩn bị:
 - Tranh mặt trời, mây, gió. 
 - Máy, băng nhạc,
 - hồ, giấy màu
 III/ Tiến trình tổ chức hoạt động học có chủ đích:
 1- Hoạt động 1:
 - Cô bắt cho cả lớp hát bài “Cháu vẽ ông Mặt Trời”→ Cả lớp hát 1 lần.
 - Mặt Trời mọc vào lúc nào? Lặn lúc nào? Mặt Trời có hình gì? 
 - Nếu không có mặt trời chúng ta sẽ thế nào? Cả cây cối con vật nữa? 2Hoạt động 2:
 - Cô hỏi trẻ : Vừa hát xong bài hát gì? → Cả lớp trả lời.
 - Trong bài hát bạn vẽ gì ? Trẻ trả lời.
 - Cô hỏi trẻ thích xé dán mặt trời không?→ Cả lớp trả lời
 - Cô và trẻ cùng khám phá về ông mặt trời
 3- Hoạt động 3:
 Cô cho trẻ xem tranh về ông mặt trời
 - Tranh 1: Cô đố trẻ trong tranh có những gì? Trẻ kể
 - Tranh 2 : Còn tranh này có gì?
 - Mặt Trời có hình gì? Màu gì?
 - Xé cách nào? Còn tia nắng xé thế nào? 
 - Sau khi xé xong con sẽ làm gì? Ai nói cách phết hồ và dán? 
 → Một vài trẻ nói lên ý thích của mình.
 - Cô tóm lại ý trẻ
 Mời trẻ ngồi vào bàn thực hiện → Trẻ đọc thơ “ Em yêu nhà em” và ngồi vào bàn.
 * Lớp thực hiện:
 - Cô mở máy cho trẻ nghe
 - Trong trong khi trẻ xé cô đi xung quanh gợi ý động viên khuyến khích trẻ vẽ thêm chi tiết cho bức tranh thêm đẹp.
 * Trưng bày sản phẩm :
 - Cô cho trẻ lần lượt đem tranh của mình lên trưng bày.
 - Cô cho trẻ tập thể dục : bài “ Ô sao bé không lắc” → Trẻ tập thể dục.
 - Cô cho trẻ quan sát tất cả tranh của trẻ:
 Cô gọi một số trẻ và hỏi?
 + Con thích bài nào?
 + Vì sao con thích?
 → 2,3 trẻ trả lời theo ý thích của trẻ.
 - Cô chọn 2,3 bài nổi bật nhận xét cho cả lớp nghe.
 4- Hoạt động 4:
 - Giáo dục trẻ khi đi ra nắng nhớ đội mũ,nón để khỏi bị cảm
 - Cô cho cả lớp đọc bài thơ: “ Ông mặt trời”→ Cả lớp đọc và chuyển hoạt động.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Thứ 4 ngày 20 tháng 04 năm 2011
Chủ đề nhánh : MÙA HÈ CỦA BÉ
Tên hoạt động :GD Âm Nhạc
Đề tài : HÁT : “ NẮNG SỚM”
NGHE HÁT: “ LÝ CHIỀU CHIỀU”
 I/ Mục đích yêu cầu :
 - Trẻ hát thuộc bài hát, hát rõ, hát đúng lời, đúng nhịp.
 - Trẻ biết vỗ tay theo nhịp bài hát.
 - Rèn luyện tài nghe âm nhạc và trí nhớ âm nhạc.
 - Giáo dục trẻ khi đi ra nắng nhớ phải đội mũ.
 - Biết bảo vệ thân thể trong mùa hè...
 II/ Chuẩn bị:
 - Đàn Organ (nếu có)
 - Máy Cattset. Cô hát tốt bài : “ Lý chiều chiều”
 - Trống con, phách tre, xắc xô.
 - Mũ múa.
 III/ Tiến trình tổ chức hoạt động học có chủ đích:
 1- Hoạt động 1:
 - Cô cho cả lớp chơi trò chơi “ Pha nước chanh” → Cả lớp chơi 2 lần.
 2- Hoạt động 2:
 - Cô hỏi trẻ chơi trò gì? → Trẻ trả lời 
 - Nước chanh uống tốt nhất vào mùa nào? ( mùa hè )
 - Mùa hè nắng như thế nào ?
- Có gió,có mưa không ?
Cô nói : Mùa hè có nắng gắt có mưa rào, có gió nồm rất mát,thỉnh thoảnh có mưa rào làm diệu đi cơn nắng gắt,còn vào buổi sáng có nắng dịu và dể chịu.Và cô cũng có bài hát “ Nắng sớm” các con có thuộc không? → Trẻ trả lời : Dạ có.
Cả lớp hát cùng cô nhé 
3- Hoạt động 3:
a) Dạy hát: Nắng sớm
- Cô dạy cho trẻ hát từng câu một đến hết bài hát 4 lần → Cả lớp hát 4 lần, mỗi tổ hát 1 lần.
- Cô mời bạn trai → Bạn trai hát.
- Cô mời bạn gái → Bạn gái hát.
- Cô mời nhóm, cá nhân → Nhóm, cá nhân xung phong.
Cô nói : Mùa hè thường có mưa rào rất mát,các con có thích làm mưa không?
- Cô cho cả lớp hát bài “ Cho tôi đi làm mưa với” → Lớp hát 1 lần, từng tổ 1 lần, nhóm, cá nhân xung phong.
b) Nghe hát : “Lý chiều chiều”
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1.
- Lần 2 : Cô mở máy cho trẻ nghe kết hợp minh họa theo lời bài hát ( mời hai trẻ minh họa cùng cô) 
→ 2 trẻ minh họa cùng cô.
c) Trò chơi : “ Nghe tiếng hát tìm đồ vật”
Cách chơi : Gọi 1 cháu A lên bảng đội mũ chóp kín. Gọi 1 cháu b đi dấu đồ vật sau lưng 1 bạn trong lớp. Cả lớp hát, cháu hát nhỏ, nhẹ nhàng, bạn A bỏ mũ đi tìm đồ vật ( đi trước mặt các bạn). Khi tới đồ vật cả lớp hát to để bạn tìm.
-Nếu bạn đó tìm không được thì bị nhảy lò cò quanh lớp.
Cho trẻ chơi 3-4 lần.
4- Hoạt động 4:
- Cho trẻ hát lại bài “ Nắng sớm” 1 lần → Cả lớp hát 1 lần.
- Giáo dục trẻ yêu yêu quí ngôi nhà, biết giữ gìn ngôi nhà sạch sẽ gọn gàng, ngăn nắp.
- Cho trẻ đọc bài thơ “ Ông mặt trời” → Trẻ đọc thơ và nghỉ. 
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Thứ 5 ngày 21 tháng 04 năm 2011
Chủ đề nhánh : MÙA HÈ CỦA BÉ
 Tên hoạt động :LQ Với Toán.
Đề tài NHẬN BIẾT,GỌI TÊN KHỐI CẦU, KHỐI TRỤ
 I/ Mục đích yêu cầu :
 - Trẻ nhận biết khối cầu, trụ, và những đặc điểm, tính chất của chúng.
 - Phát triển khả năng liên tưởng, suy đoán, cũng cố kỷ năng xếp xen kẻ và kỷ năng tạo hình
 - Giáo dục trẻ tính tự tin trong khi hoạt động.
 - Trẻ biết lắng nghe ý kiến của cô, ý kiến của bạn.
 II/ Chuẩn bị:
 - Đất nặn .Mỗi trẻ có đủ các khối :Cầu, trụ,
 - Đồ dùng của cô giống trẻ nhưng kích thước lớn hơn.Giấy vẽ các hình khối, bút màu
 III/ Tiến trình tổ chức hoạt động học có chủ đích :
 1- Hoạt động 1:
 - Cho cả lớp hát bài : “Qủa bóng” → Cả lớp hát 1 lần.
 2- Hoạt động 2:
 - Cô hỏi trẻ : Vừa hát bài gì? → Trẻ trả lời.
 - Cô giới thiệu quả bóng và cho trẻ chơi lăn bóng qua lại dưới sàn. 
 3- Hoạt động 3:
 a) Cô hỏi :Các con có nhận xét gì khi chơi với bóng?Trẻ trả lời (tròn,lăn dể) 
 - Các con thấy quả bóng có dạng khối gì ? → Trẻ trả lời
 - Cô yêu cầu trẻ chọn khối giống quả bóng. Trẻ chọn. 
 - Cả lớp đồng thanh ( khối cầu )
 - Các con có nhận xét gì về khối cầu?→ Trẻ trả lời
 - Cô tóm ý:khối cầu lăn được nhiều phía,cho trẻ lăn
 Cô cho trẻ chồng 2 khối cầu lên và xem điều gì xảy ra( không chồng lên được)
 - Cô hỏi :Vì sao không chồng lên được.( không có mặt phẳng )
 * Ngoài ra trong rổ còn có gì nữa ?
 - Cô cho trẻ chọn khối trụ và đồng thanh( khối trụ )
 - Các con có nhận xét gì về khối trụ?→ Trẻ trả lời
- Yêu cầu trẻ chồng 2 khối trụ lên nhau?
-Cô hỏi : Vì sao 2 khối trụ chồng lên nhau được ??→ Trẻ trả lời
- Cô nói : Vì khối trụ có 2 mặt phẳng
- 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_nhanh_mua_he_cua_be.doc