Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề nhánh: Lớp MGNB2 thân yêu

 I. MỤC TIÊU:

 1. Thái độ:

- Vui thích khi kể về lớp học của mình cùng cô và các bạn.

- Yêu thích về lớp học của mình đang học.

- Có ý thức giữ gìn, yêu quý trường, lớp.

- Biết chơi cùng các bạn, không giành đồ chơi của bạn, chơi xong biết dọn đồ chơi ngăn nắp.

 - Tự hào về các sản phẩm của mình làm ra có ý thức giữ gìn, bảo vệ.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng vận động thông qua hoạt động vận động: “Đi khụy gối”.

- Rèn cho trẻ kỹ năng diễn tả về lớp học của mình bằng những câu ngắn gọn, đủ câu.

- Rèn kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay thông qua hoạt động âm nhạc: “Cô giáo”.

- Rèn cho trẻ kỹ năng nặn thông qua hoạt động tạo hình: “Nặn đồ chơi trong lớp”.

 

doc13 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 584 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề nhánh: Lớp MGNB2 thân yêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.......
.........................................................................................................................................................................................................................................................................
 	Thứ 3 /20 / 9 /2010
NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HĐTH: “ Nặn đồ chơi trong lớp”.
HĐNT:
HĐCCĐ: QS “Lớp
GNB1”
- TC:
+ Tìm bạn thân.
+ Tập tầm vông.
HĐC:
- Tập cho trẻ làm quen với các bạn trong lớp.
- Hoạt động tự chọn: Chơi tự do ở các góc
- Trẻ tự hào về sản phẩm của mình làm ra, có ý thức giữ gìn, bảo vệ.
- Rèn cho trẻ kỹ năng nặn: véo đất, lăn đất, ấn lõm để tạo thành sản phẩm.
- Trẻ biết nặn một số đồ chơi trong lớp.
- Trẻ nhận xét được một số đặc điểm nổi bật của lớp MGNB1.
- Nắm được cách chơi và luật chơi.
- Trẻ biết tên , giới tính của các bạn trong lớp.
- Trẻ mạnh dạn, thích thú khi được làm quen với các bạn.
- Mẫu nặn, vật thật về đồ chơi trong lớp.
- Đất nặn, bảng lăn, khăn lau tay. 
- Lớp học MGNB1.
- Lớp học thông thoáng, sạch sẽ.
* Hoạt động 1: Gây hứng thú
 Cô cùng trẻ mỡ hộp quà có đựng một số đồ chơi trong lớp. Quan sát và nhận xét về những đồ chơi đó.
*Hoạt động 2: “Bé nào khéo tay?”
- Cho trẻ quan sát vật mẫu mà cô đã nặn về một số đồ chơi trong lớp ( Con lật đật, cái bái, cái ly, đôi đũa). Cho trẻ nói tên đồ chơi đó.
- C/c có nhận xét gì về các đồ chơi này? 
- Để nặn được con lật đật () theo c/c cô phải làm gì?
- Cô khái quát lại và cho trẻ nhắc lại một số kỹ năng nặn: Véo đất, lăn đất, ấn lõm.
- Trong các đồ chơi này con thích nặn đồ chơi nào? Con nặn như thế nào?
*Cho trẻ nặn:
 Cô gợi ý, hướng dẫn trẻ. Nhắc trẻ yếu, khuyến khích trẻ nặn sáng tạo.
*Hoạt động 3: “Đồ chơi nào đẹp nhất?”
- Cho trẻ lên trưng bày sản phẩm và tự giới thiệu sản phẩm của mình (3-4 trẻ).
- Cho trẻ nhận xét những bài trẻ thích. Vì sao con thích sản phẩm ấy?
- Cô nhận xét sản phẩm tuyên dương sản phẩm đẹp, nhắc nhở sản phẩm chưa đẹp.
- Giáo dục trẻ: Giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn.
*Hoạt động 1: QS Lớp MGNB1
- Cô dặn dò và cho trẻ xuống lớp 
MGNB1.
- Cho trẻ quan sát lớp học MGNB1. Cô gợi ý cho trẻ tự nhận xét.
- Cho trẻ nói những gì mình đã được quan sát.
- Cô khái quát lại, mỡ rộng nội dung giáo dục.
* Hoạt động 2: TCVĐ: 
- TC1:Tìm bạn thân.
- TC2: Tập tầm vông.
Hướng dẫn cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi 2-3 lần.
Nhận xét trẻ chơi.
- Cho trẻ chơi xích đu, cầu trượt. Cô bao quát trẻ chơi.
- Cô ổn định lớp. 
- Cô gọi 1 – 2 trẻ lên tự giới thiệu bản thân mình cho cô và cả lớp nghe. ( Kiểm tra khả năng của trẻ).
- Cô hướng dẫn trẻ cách giới thiệu về mình và cách làm quen với các bạn.
- Cho trẻ tự giới thiệu về mình và làm quen các bạn. Cô quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ trẻ.
- Cho trẻ chơi tự chọn ở các góc, cô bao quát trẻ chơi.
 III. ĐÁNH GIÁ.
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 4 / 21 / 9 /2011
NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HĐLQVT: Thêm, bớt trong phạm vi 2.
HĐNT:
HĐCCĐ: QS “ Lớp MGBC2”
- TC: 
+ Chuyền bóng cho bạn.
+ Cây cao cỏ thấp.
HĐC: 
- Đọc đồng dao “Rềnh rềnh ràng ràng”.
- Vẽ theo ý thích.
- Trẻ nắm được cách chơi và tham gia tích cực vào trò chơi cũng cố.
 - Phát triển kỹ năng xếp tương ứng 1 -1.
- Trẻ biết thêm, bớt trong phạm vi 2.
- Trẻ nhận xét được một số đặc điểm nổi bật của lớp MGBC2.
- Trẻ tham gia tích cực vào trò chơi.
- Trẻ hiếu được nội dung và đọc thuộc bài đồng dao.
- Rèn kỹ năng vẽ.
- Mỗi trẻ có các đồ chơi có số lượng 2; thẻ số 1,2.
- Đồ dùng đồ chơi xung quanh lớp.
- Lớp học MGBC2.
- Sân bãi sạch sẽ.
- Phấn vẽ.
- Tranh minh hoạ bài đồng dao.
- Giấy vẽ, bút màu.
*Hoạt động 1: Ôn nhận biết số lượng 2.
Cho trẻ chơi trò chơi: 
- Tìm các đồ dùng, đồ chơi trong lớp có số lượng 2.
- Kết bạn có số lượng 2.
*Hoạt động 2: Thêm, bớt trong phạm vi 2.
- C/c nhẹ nhàng xếp cho cô tất cả những bạn mèo thành một hàng ngang nào.
- Tiếp tục c/c xếp 1 bạn voi ra nào. C/c nhớ xếp dưới mỗi bạn mèo là một bạn voi. Cho trẻ đếm bạn mèo và bạn voi.
- C/c có nhận xét gì về số bạn mèo và bạn voi?
- Nhiều hơn mấy? Ít hơn mấy?
- Vì sao con biết?
- Để bạn voi và bạn mèo bằng nhau chúng ta phải làm gì?
- 1 bạn voi thêm 1 bạn voi nữa thì được mấybạn voi? C/c đếm xem nào. 
- Bây giờ c/c xem số bạn voi và bạn mèo như thế nào? C/c hãy đặt số tương ứng vào cho cô xem có đúng chưa nào.
- 2 bạn voi bớt 1 bạn voi thì còn mấy mấy bạn voi? ( Trẻ đếm và tìm số tương ứng đặt vào).
- Lần này số bạn mèo như thế nào so với số bạn voi? Số bạn voi ntn so với số bạn mèo? Ít hơn mấy?
- Muốn có 2 bạn voi chúng ta phải thêm mấy bạn voi nữa? Đặt thẻ số tương ứng.
- Cất 2 bạn voi, còn mấy bạn voi c/c?
- Còn mấy bạn mèo? Cất 1bạn mèo, còn mấy bạn mèo? 
- Cất 1 bạn mèo nữa, còn mấy bạ mèo c/c?
*Hoạt động 3: Luyện tập
- Trò chơi " Ai giỏi hơn" 
+ Cô cùng trẻ chơi tập tầm vong và cùng nhau thêm, bớt số sỏi trong phạm vi 2.
+ Cho 2 đội lên thêm, bớt số lượng 2 theo yêu cầu của cô.
- Hoạt động nhóm: Cho trẻ ngồi vào bàn thực hiện gạch bớt cho đủ số lượng 2. Gắn thêm cho đủ số lượng 2.
*Hoạt động 1: Qs Lớp MGBC2.
- Cô dặn dò và cho trẻ qua lớp 
MGBC2.
- Cho trẻ quan sát lớp học MGBC2. Cô gợi ý cho trẻ tự nhận xét.
- Cho trẻ nói những gì mình đã được quan sát.
- Cô khái quát lại, mỡ rộng nội dung giáo dục.
* Hoạt động 2: TCVĐ: 
- TC1: Chuyền bóng cho bạn.
- TC2: Cây cao cỏ thấp.
Hướng dẫn cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi 2-3 lần.
Nhận xét trẻ chơi
*Hoạt động3: Vẽ các bạn trong lớp.
- Cho trẻ vẽ trên sân trường với những gì mà trẻ thích về các bạn trong lớp của mình.
- Cô bao quát, hướng dẫn trẻ vẽ.
- Cô ổn định lớp.
- Cô giới thiệu bài đồng dao sau đó đọc cho trẻ nghe vài lần.
- Hỏi trẻ tên bài đồng dao và các loại đồ dùng nào được kể trong bài đồng dao.
- Cho trẻ đọc cùng cô.
- Cho trẻ vẽ theo ý thích về đồ dùng đồ chơi mà trẻ thích.
Cô bao quát hướng dẫn trẻ vẽ.
 III. ĐÁNH GIÁ
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ 5 / 22/ 9 /2011
NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
HĐÂN:
Hát, vỗ tay theo nhịp “ Cô giáo”
NH: Nhạc dân ca không lời “ Cây trúc xinh”.
TC:
Đoán xem bao nhiêu bạn hát.
HĐNT: 
Chơi trò chơi “ Ném bóng vào rổ”
HĐC:
- Hướng dẫn trẻ cách lau mặt.
- Cho trẻ hát múa bài “ Cô giáo”.
- Trẻ yêu thích, phấn khởi khi hát về cô giáo.
- Cảm nhận được giai điệu của bài nghe hát.
- Trẻ vận động nhịp nhàng theo lời bài hát.
- Trẻ biết tên bài hát, hiểu nội dung bài hát, hát đúng nhạc.
- Trẻ biết vổ tay theo nhịp một cách nhịp nhàng.
- Nắm được cách và luật chơi.
- Trẻ tham gia tích cực vào trò chơi.
- Trẻ thực hiện đúng các thao tác lau mặt.
- Trẻ thích thú khi hát múa.
- Đàn, băng đĩa.
- Mũ chóp.
- Bóng, rổ.
- Đồ chơi ngoài trời.
- Nước sạch.
- Khăn lau mặt.
*Hoạt động 1: Trò chuyện cùng trẻ.
- Hàng ngày, buổi sáng c/c được đi đâu?
- Vậy đến trường, đến lớp các con gặp ai nào?
- Cô giáo của c/c thường làm những việc gì?
Hôm nay cô cháu chúng mình cùng hát, vận động về cô giáo nhé!
*Hoạt động 2: “Bé nào hát hay, múa đẹp nhất”
- Cô mỡ một đoạn nhạc cho trẻ nghe, và nói tên bài hát.
- Cô và trẻ hát bài: Cô giáo(1 lần)
 - Để bài hát sinh động hơn, hôm nay cô sẽ hướng dẫn c/c vừa hát vừa vỗ theo nhịp nhé!
- Cho trẻ nhắc cách gõ theo nhịp.
- Cô và trẻ hát, gõ theo nhịp "Cô giáo" (2 lần)
- Cho trẻ hát, gõ nhịp theo tổ, nhóm, cá nhân.
*Hoạt động 3: " Bé nghe nhạc cùng cô”
- Cô giới thiệu tên bài hát.
- Cô hát cho trẻ nghe nhạc không lời bài hát “ Cây trúc xinh" (1 lần) 
- Lần 2 cho trẻ nghe và vận động theo nhạc cùng cô.
*Hoạt động 4: TC: “Đoán xem bao nhiêu bạn hát”
 - Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi, cho trẻ chơi 2- 3 lần.
- Cho cả lớp hát, múa “Cô giáo”
*Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Ném bóng vào rổ’
- Cô nhắc nhở trẻ trước khi xuống sân chơi.
- Cho trẻ nhận xét đồ dùng để chơi trò chơi.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi.
- Cho trẻ chơi.
- Nhận xét trẻ chơi.
- Cho trẻ chơi xích đu, cầu trượt. Cô bao quát trẻ chơi.
- Hỏi trẻ về các lau mặt.
- Cho trẻ nhắc lại cách lau mặt.
- Cô khái quát lại và hướng dẫn trẻ lau mặt đúng thao tác.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn khuôn mặt (cơ thể) sạch sẽ.
- Cho trẻ đứng thành vòng tròn và hát múa bài “ Cô giáo”.
III. ĐÁNH GIÁ
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_nhanh_lop_mgnb2_than_yeu.doc