Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề nhánh: Các con vật sống dưới nước

1. Mục đích- yêu cầu

- Trẻ biết tên gọi và một số bộ phận của loài cá

- Biết kể tên một số con vật sống dưới nước

- Có thái độ bảo vệ môi trường, yêu quí và biết tầm quan trọng của cá mang lại cho sức khỏe con người.

2. Chuẩn bị

Tranh cá chép, cá quả, tôm, cua.

3. Tổ chức thực hiện

Hoạt động 1:

Cô cho trẻ đọc cùng cô bài thơ “ Rong và cá”

- Chúng mình vừa đọc xong bài thơ gì?

- Bài thơ nói về loài vật nào?

- Cá sống ở đâu?

 

doc11 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 562 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề nhánh: Các con vật sống dưới nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
on vật
Cô cho trẻ về góc chơi. Khi chơi cô đến gợi hỏi con đang làm gì, con cầm kéo như thế nào
Góc xây dựng
Xây ao cá, bể cá
Trẻ biết cách sử dụng các khối, miếng ghép để ghép mô hình cái ao, bể cá
Bộ khối, bộ lắp ghép các con vật 
Cô cho trẻ về góc chơi, đến trò chuyện cùng trẻ về nội dung của góc chơi, kích thích tính tò mò của trẻ để trẻ vừa chơi vừa khám phá.
Góc phân vai
Chế biến các món ăn từ thit, cá.
Cửa hàng bán cá
Trẻ biết cách chế biến làm sạch,..
Biết cách giao tiếp khi mua hàng
Bộ đồ nấu ăn.
Các loại đồ chơi, tôm cua
Cô đến góc hỏi trẻ các con đang đóng vai gì? Làm những công việc gì? Ai đi chợ? Ai là chủ cửa hàng?....
Góc nghệ thuật
Nặn vẽ con cá
Trẻ có kỹ năng tô, nặn,..
Đất nặn, bảng, bút chì, màu, giấy A4
Cô đến quan sát trẻ làm gợi hỏi và hướng dẫn trẻ cách nhồi đất, lăn đất,
Góc học tập
Phân loại tranh, chơi với thẻ số
Trẻ biết phân loại tranh theo từng nhóm, đọc được các thẻ số.
Tranh lotô cá con vật sống dưới nước.
Thẻ số 1,2,3,4
Cô trò chuyện cùng trẻ về các con vật.
Gợi trẻ phân theo từng nhóm con vật cho cô xem và đọc các thẻ số.
Góc thiên nhiên
Cho cá ăn
Trẻ biết được cách cho cá ăn, cá ăn gì? Chăm sóc bảo vệ chúng như thế nào?...
Chậu cá. Cám , rong,..
Cho trẻ về góc trò chuyện về cách chăm sóc chúng. Hướng dẫn cho trẻ cách cho cá ăn,..
Thứ 2 ngày 2 tháng 1 năm 2012
I TRÒ CHUYỆN ĐẦU TUẦN
Sáng nay ai đưa các con đi học?
Buổi sáng chúng mình ăn gì?
ở nhà ai là người nấu cho các con ăn?
II. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
KPKH
1. Mục đích- yêu cầu
- Trẻ biết tên gọi và một số bộ phận của loài cá
- Biết kể tên một số con vật sống dưới nước
- Có thái độ bảo vệ môi trường, yêu quí và biết tầm quan trọng của cá mang lại cho sức khỏe con người.
2. Chuẩn bị
Tranh cá chép, cá quả, tôm, cua.
3. Tổ chức thực hiện
Hoạt động 1:
Cô cho trẻ đọc cùng cô bài thơ “ Rong và cá”
Chúng mình vừa đọc xong bài thơ gì?
Bài thơ nói về loài vật nào?
Cá sống ở đâu?
Hoạt động 2:
Cô giới thiệu bài học
Cô lần lượt đưa tranh ra và hỏi trẻ
Cô có tranh vẽ gì đây?
Cá sống ở đâu?
Đây gọi là cá gì?
Cá có những bộ phận nào?
Cái gì đây?
Cá thở bằng bộ phận nào?
Cá bơi được nhờ bộ phận nào?
Cá dùng để làm gì?
Cô nói từng đặc điểm của mỗi loại cá cho trẻ nghe, cấu tạo, tác dụng của cá.
Cho trẻ kể tên nột số loại cá mà trẻ biết và các con vật sống dưới nước.
So sánh sự giống và khác nhau giữa 2 loại cá
Cô tổng hợp nói rõ sự giống và khác 
ngoài một số loài cá cung cấp chất dinh dưỡng thì còn một số loài cá dùng làm cảnh như cá vàng. Chúng ta phải bảo vệ và chăm sóc cá.
Hoạt động 3
Trò chơi “ Chọn tranh theo yêu cầu của cô”
Về góc xếp bể cá.
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Tham quan nhà bếp
TCVĐ: Mèo đuổi chuột
1. Mục đích- yêu câu
- Trẻ biết tác dụng của nhà bếp
- Biết chơi trò chơi.
2. Chuẩn bị
Địa điểm tham quan
3. Tổ chức thực hiện
Cô dặn trẻ vừa đi vừa giới thiệu nội dung hoạt động
Đây là phòng gì?
Ai là cô nuôi?
Các cô đang làm gì?
Trong phòng bếp có những gì?
Nhà bếp dùng làm gì?
=> Giáo dục trẻ biết yêu quí, kính trọng cô nuôi, không được xuống khu vực bếp.
TCVĐ: Mèo đuổi chuột
Cho trẻ chơi, cô bao quát trẻ.
III. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Làm quen trò chơi “ Cắp cua”
Cho trẻ chơi thành nhóm, mỗi nhóm 2-4 trẻ. Mỗi trẻ 5- 10 viên sỏi.
Bắt đầu cho trẻ chơi “ oẳn tù tì” ai thắng thì đi trước các hạt sỏi tung ra, 2 bàn tay úp vào nhau, các ngón tay đan vào nhau, 2 ngón tay trỏ duỗi ra làm càng cua “ Cắp cua”. Cắp từng hạt sỏi bỏ sang một bên, khi cắp hạt sỏi không để cho ngón tay chạm vào hạt sỏi bên cạnh nếu chạm nnhư mất lượt đi, đến lượt các bạn khác chơi.
Cứ lần lượt từng trẻ chơi cho đến hết sỏi chơi. Mỗi trẻ đếm số cua của mình đã cắp được, ai căps được nhiều cua hơn là người đó thắng cuộc.
- Cho trẻ chơi, cô chú ý sửa sai.
IV. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Thứ 3 ngày 3 tháng 1 năm 2012
I.HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PTTC
1. Mục đích – yêu cầu
- Trẻ biết chuyền bóng qua đầu, không làm rơi bóng
- Hứng thú học
- Phát triển khả năng nhanh nhẹn, khéo léo cho trẻ.
2. Chuẩn bị
Sân bãi, bóng
3. Tổ chức thực hiện
Cô trò chuyện dẫn dắt trẻ vào nội dung bài học.
Khởi động
Cho trẻ vừa đi vừa làm chim mẹ chim con đến cuối bài hát.
Trời sáng rồi! gà gáy trẻ thực hiện làm động tác gà gáy
Cho trẻ đi kết hợp các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh,..
Trọng động
Bài tập PTC
- Hô hấp: làm gà gáy
- Động tác tay: Tay dang ngang, đưa lên cao (4lần 8 nhịp)
- Động tác bụng: 2 tay đưa lên cao cúi gập người xuống (2 lần 8 nhịp)
- Động tác bật: bật tách chân (2 lần 8 nhịp)
Vận động cơ bản
Chuyền bóng qua đầu
Hoạt động 1:
Cô trò chuyện về dinh dưỡng, luyện tập dẫn dắt trẻ vào bài tập
Giới thiệu tên vận động
Cô làm mẫu lần 1 không giải thích
Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích
Cô đứng ở sát vạch khi cô hô chuẩn bị cô cúi xuống 2 tay cầm bóng cô đưa bóng từ dưới lên cao và ra phía sau cô Tình bắt bóng và cứ tiếp tục như thế cho đến hết.
Cho 3 trẻ khá lên làm mẫu
Cho lớp nhận xét
Cho trẻ tập cô chú ý sửa sai
Hoạt động 2: 
TCVĐ Mèo và chim sẻ
Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
Hoạt động 3:
Hồi tĩnh 
Cho trể đi lại nhẹ nhàng
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát con tôm
TCVĐ: Gà trong vườn rau
1. Mục đích- yêu cầu
- Trẻ biết gọi tên và các bộ phận cấu tạo nên con tôm
Trẻ có thái độ hứng thú học
Biết tác dụng dinh dưỡng mà tôm mang lại
2. Chuẩn bị
Tranh con tôm
3. Tổ chức thực hiện
Cô dặn dò trẻ trước lúc ra sân
Trời tối! trời tối!
Cô đưa tranh ra cho trẻ quan sát
Cô có bức tranh vẽ gì đây?
Con tôm có hình dáng như thế nào?
Con tôm có cái gì đây?
Tôm có tác dụng gì?
=> Cô tóm tắt đặc điểm của tôm, Tôm cung cấp cho ta rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất đạm rất quan trọng. Thế nên chúng ta cần biết cách chế biến các món ăn từ tôm để có sức khỏe tốt nhé.
TCVĐ: Gà trong vườn rau
Tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần
Trẻ chơi cô bao quát.
III. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Tạo hình: Vẽ con cá
1. Mục đích- yêu cầu
- Trẻ biết cách vẽ, vẽ đúng các nét
- Biết cầm bút đúng ngồi đúng tư thế
- Trẻ hứng thú học
2. Chuẩn bị
Giấy A4, bút màu, bút chì.
3. Tổ chức thực hiện
Cô cho trẻ đọc thơ “ con cá vàng”
Cô đưa bức tranh ra cho trẻ quan sát, đàm thoại về bức tranh
Cô vẽ cho trẻ xem, vừa vẽ cô vừa nói các bước và cách vẽ.
Cho trẻ nhắc lại
Phát đồ dùng cho trẻ
Trong khi trẻ thực hiện cô quan sát và sửa sai cho trẻ. Động viên những trẻ còn yếu, lúng túng.
Nhận xét sản phẩm, cô treo tranh lên giá.
Cho 3-4 trẻ nhận xét
Cô nhận xét bổ sung cho trẻ
Tuyên dương những trẻ có bức tranh đẹp, động viên trẻ yếu.
Cho trẻ về chơi ở các góc.
IV. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Thứ 5 ngày 5 tháng 1 năm 2012
I. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
GDÂN
NH: Tình ta biển bạc đồng xanh
1. Mục đích- yêu cầu
- Trẻ thuộc lời bài hát, hiểu nội dung bài hát. Biết vỗ tay theo nhịp 
- Biết lắng nghe cô hát
- Chơi thành thạo trò chơi
2. Chuẩn bị
Xắc xô, phách gõ
3. Tổ chức thực hiện
Hoạt động 1: 
Ổn định lớp, cô cho trẻ đọc bài thơ “ con cua”. Trò chuyện cùng trẻ về các con vật sống dưới nước.
Hoạt động 2: Giới thiệu về bài hát “ cá vàng bơi”, tác giả
Cô hát cho trẻ nghe lần 1
Cô vừa hát bài gì?
Do ai sáng tác?
Cho trẻ hát cùng cô 3 lần
Cho trẻ hát theo tổ, nhóm, cá nhân.
Thi đua hát giữa các tổ.
Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
=> Cá vàng là loại cá được nuôi để làm cảnh nên chúng ta phải biết chăm sóc cá, bảo vệ loài cá này.
Hoạt động 3: Nghe hát
Cô thấy giờ học hôm nay các con hát rất giỏi thế nên cô sẽ thưởng cho chúng mình nghe một bài hát các con hãy lắng nghe khi cô mở nhạc nhé.
Cô mở cho trẻ nghe 2 lần, cô giúp trẻ hiểu nội dung bài hát.
Hoạt động 4: Trò chơi 
TC: Đoán âm thanh tiếng nhạc cụ
Cô cho 1 trẻ lên đội mũ chóp. Gọi 1 số trẻ đứng dậy hát dùng xắc xô, phách tre,.. cho trẻ đội mũ chóp đoán tên nhạc cụ.
Cho trẻ chơi 3-4 lần
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát cô làm mô phỏng món ăn từ cua
TCVĐ: Dung dăng dung dẻ
1. Mục đích- yêu cầu
- Trẻ quan sát được cô làm
- Thái độ học tập ngoan ngoãn, ra sân không lộn xộn.
2. Chuẩn bị
Tranh con cua, con cua nhựa
3. Tổ chức thực hiện
Cô dặn dò trẻ trước lúc ra sân
Cho trẻ ngồi thành vòng tròn, cô cùng cả lớp hát bài “ Cá vàng bơi”
Các con vừa hát bài gì?
Bài hát nói về con gì? 
Ngoài con cá sống dưới nước còn có con cua nữa đấy các con ạ.
Con cua cung cấp cho chúng ta chât dinh dưỡng rất cao, thế nên các con hãy nhìn cô giáo làm mô phỏng món ăn từ con cua nhé.
Cô làm cho trẻ xem từng bước, sau đó hỏi lại trẻ cách cô làm.
Giáo dục trẻ cách vệ sinh ăn uống
TCVĐ: Dung dăng dung dẻ
Cho trẻ chơi, cô bao quát.
III. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Luyện kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ
1. Mục đích- yêu cầu
- Trẻ biết đọc thơ diễn cảm cùng cô
- Biết lắng nghe
2. Chuẩn bị
Tranh thơ
3. Tổ chức thực hiện
Cô đưa bức tranh vẽ minh họa bài thơ “ Rong và cá” ra. Hỏi trẻ bức tranh của cô vẽ về bài thơ gì?
Cô đọc diễn cảm qua tranh thơ cho trẻ nghe.
Cho trẻ đọc cùng cô
Cho từng nhóm, cá nhân trẻ đọc.
Cô chú ý sửa sai cho trẻ
Cho trẻ chơi ở các góc
IV. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Thứ 6 ngày 6 tháng 1 năm 2012
I. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
LQVT
1. Mục đích- yêu cầu
- Trẻ biết so sánh con vật to- nhỏ
- Biết gọi tên và biết tô màu con vật có kích thước to hơn vở LQVT trang 30
2. Chuẩn bị
Tranh vẽ về con vật có kích thước to nhỏ
Mô hình con vật to- nhỏ
Vở LQVT
3. Tổ chức thực hiện
Hoạt động 1: Ổn định lớp
Cô cho trẻ hát bài “ Đố bạn”. cùng trẻ trò chuyện về bài hát.
Dẫn dắt trẻ đi tham quan mô hình các con vật
Đây có những con vật nào? 
Co nào có kích thước to hơn, con nào có kích thước nhỏ hơn?
Hoạt động 2: Vào bài
- Cô cho trẻ về chỗ ngồi. hôm nay có 2 bạn búp bê tới thăm lớp chúng mình các con chào 2 bạn búp bê nào!
- Các con nhìn xem 2 bạn búp bê này như thế nào với nhau?
- Búp bê mẹ như thế nào với búp bê con? ( to hơn)
- Búp bê con như thế nào so với búp bê mẹ?( nhỏ hơn)
- Gọi 1 số trẻ lên chỉ à so sánh 2 búp bê.
- Các con nhòn xem cô có con gì đây? ( cá và tôm)
- Con cá như thế nào với con tôm?
- Cho trẻ đứng lên so sánh.
=> Các con hãy chọn con vật to hơn tặng cho búp bê mẹ và con vật nhỏ hơn tặng cho búp bê con nào!

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_nhanh_cac_con_vat_song_duoi.doc