Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Bản thân - Hoàng Thị Thu Hương

Phát triển thể chất:

- Biết được lợi ích của việc ăn uống đầy đủ chất và nghỉ ngơi. Biết giữ gìn vệ sinh trong ăn uống.

- Biết sử dụng trang phục phù hợp theo thời tiết.

- Thực hiện được các bài tập thể dục buổi sáng, bài tập phát triển chung .

- Rèn luyện kĩ năng VĐ CB như: đi bằng gót chân, bật liên tục về phía trước, bò bằng bàn tay bàn chân, tung và bắt bóng với người đối diện

 

doc40 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 11/02/2022 | Lượt xem: 592 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Bản thân - Hoàng Thị Thu Hương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÂM NHẠC: ĐỀ TÀI: MỪNG SINH NHẬT
 Mục đích, yêu cầu:
Trẻ hiểu nội dung bài hát.
Trẻ biết vỗ tay theo nhịp.
Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
Trẻ biết được ngày sinh nhật của mình, ý nghĩa của ngày sinh nhật.
Chuẩn bị: Dụng cụ âm nhạc, đĩa cài sẵn bài hát.
Tiến hành hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Trò chuyện:
Trò chuyện với trẻ về chủ điểm đang học.
Con tên gì?
Con mấy tuổi?
Con có nhớ ngày sinh của con không?
Con có thường được ba mẹ tổ chức sinh nhật không?
Hoạt động 2: Học hát “ Mừng sinh nhật”.
Dẫn dắt vào hoạt động.
Cô hát lần 1.
Cô hỏi trẻ tên bài hát.
Cô hát lần 2.
Cô giảng giải nội dung bài hát kết hợp cho trẻ biết ý nghĩa của ngày sinh nhật.
Cô tập cho trẻ hát.
Cô cho trẻ hát theo hình thức cá nhân, nhóm, tập thể.
Cô cho trẻ vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu.
Hoạt động 3: Chơi trò chơi “ Ai đang hát”.
Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
Cô cho trẻ chơi.
Cô nhận xét, tuyên dương, kết thúc hoạt động.
Trẻ trò chuyện cùng cô.
Trẻ học hát.
Trẻ nghe hát.
Trẻ cùng chơi.
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: PHÁT TRIỂN THẨM MỸ.
TẠO HÌNH: ĐỀ TÀI: VẼ CHÂN DUNG BẠN
Mục đích, yêu cầu:
Trẻ biết dùng những kỹ năng đã học để vẽ bức tranh.
Trẻ biết phối hợp các màu vẽ để tô màu cho bức tranh của mình.
Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn, biết giữ gìn ngôi trường và khuôn viên quanh trường.
Chuẩn bị:
Tranh mẫu của cô.
Vở tạo hình cho trẻ.
Màu vẽ, bàn ghế cho trẻ.
Tiến hành hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: 
Trò chuyện với trẻ về đặc điểm của bạn trai và bạn gái.
Hôm nay cô và lớp mình sẽ cùng vẽ về bạn của mình nhé.
Hoạt động 2: Quan sát và đàm thoại
Quan sát tranh mẫu: Tranh vẽ gì? Trong tranh có ai? 
+ Bức tranh được vẽ bằng những nét nào? 
+ Bạn trai vẽ như thế nao? Bạn gái vẽ như thế nào?
Cho trẻ nhắc lại những kỹ năng đã học.
Hoạt động 3: Làm mẫu:
Cô đặt dọc tờ giấy. Vẽ nét tròn làm khuôn mặt ở chính giữa tờ giấy. Kéo 2 nét từ cổ sang 2 bên mép giấy làm bờ vai. Sau đó vẽ tóc ( Bạn trai tóc ngắn, bạn gái tóc dài), Vẽ mắt, mũi, miệng, lông mày. Sau đó tô màu bức tranh.
Hoạt động 4: Trẻ thực hiện
Bây giờ các con cùng vẽ để tặng bạn mình nhé.
Trong lúc trẻ vẽ cô bao quát, động viên, hướng dẫn trẻ vẽ, khuyến khích trẻ hoàn thành sản phẩm của mình.
Hoạt động 5: Trưng bày và nhận xét sản phẩm:
Cô cho trưng bày sản phẩm của trẻ và cung nhận xét sản phẩm ( chú ý về bố cục bức tranh và màu sắc).
Cô nhận xét, tuyên dương và kết thúc hoạt động.
Trẻ hát và trò chuyện cùng cô.
Trẻ quan sát và trả lời câu hỏi.
Trẻ vẽ tranh.
Trẻ nhận xét về sản phẩm của mình và của bạn cùng cô.
Nhận xét đánh giá cuối ngày:
Thứ Tư, Ngày 19/9/2012
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: BÉ TỰ GIỚI THIỆU VỀ MÌNH
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC.	
Đề tài: Nhận biết, phân biệt hình vuông, hình chữ nhật
Mục đích, yêu cầu: 
Trẻ biết phân biệt điểm giống và khác nhau giữa hình vuông và hình chữ nhật.
Trẻ thực hiện được kỹ năng xếp hình bằng que tính, kỹ năng đếm số cạnh, số góc, so sánh chiều dài.
Trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào hoạt động. Biết thu dọn đồ dùng đồ chơi.
Chuẩn bị:
Mỗi trẻ 2 que tính dài và 4 que tính ngắn.
Mỗi trẻ 1 hình vuông, 1 hình chữ nhật.
Đồ dùng của cô tương tự của trẻ, đồ dùng lớn hơn của trẻ.
Tiến hành hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Xếp hình vuông, hình chữ nhật bằng các que tính:
Cô dẫn dắt giới thiệu hoạt động xếp hình bằng que tính.
Cô phát đồ dùng, đồ chơi cho trẻ và để trẻ tự xếp hình vuông, hình chữ nhật bằng que tính.
Cô quan sát và sửa sai cho trẻ.
Sau khi trẻ đếm xong, cô yêu cầu trẻ đếm số cạnh số góc của mỗi hình.
Cô hỏi kết quả sau khi trẻ thực hiện:
+ Hình vuông được xếp bằng mấy que tính?
+ Hình vuông có mấy góc?
+ Các que tính để xếp hình vuông như thế nào với nhau?
Tương tự đối với hình chữ nhật.
Cô khái quát lại đặc điểm giống và khác nhau của hình vuông và hình chữ nhật.
+ Giống: đều có 4 cạnh, 4 góc.
+ Khác: Hình vuông được xếp bằng 4 que tính dài bằng nhau, còn hình chữ nhật được xếp bằng 2 que tính dài và 2 que tính ngắn hơn.
Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Kết bạn”.
Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
Cô phát cho trẻ hình vuông, hình chữ nhật.
Cô cho trẻ chơi 2-3 lần. Sau mỗi lần trẻ chơi, cô củng cố lại kiến thức cho trẻ.
Cô nhận xét, tuyên dương, kết thúc hoạt động.
Trẻ hạt động theo sự hướng dẫn của cô.
Trẻ trả lời câu hỏi.
Trẻ chơi.
Nhận xét, đánh giá cuối ngày:
Thứ Năm, Ngày 20/9/2012
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ - NGÀY HỘI ĐẾN TRƯỜNG.
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: KHÁM PHÁ KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: Trò chuyện về bản thân bé
Mục đích, yêu cầu:
Trẻ biết tên mình, ngày sinh, tuổi, địa chỉ, bạn trai hay bạn gái, sở thích.
Trẻ hiểu rõ đặc điểm giới tính của mình.
Trẻ biết yêu thương, quí trọng bản thân.
Chuẩn bị: Tranh bạn trai, bạn gái.
 Tiến hành hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Mở đầu:
Cô cho cả lớp hát bài bạn có biết tên tôi”
Cô dẫn dắt vào hoạt động.
Hoạt động 2: trò chuyện với trẻ về bản thân.
Cô cho trẻ nói lên đặc điểm của bản thân. Cô đưa ra câu hỏi để trẻ trả lời:
+ con tên gì?
+ Con mấy tuổi?
+ Con là bạn trai hay bạn gái?
+ Tóc con như thế nào?
+ Con thích mặc gì?
+ Con thích ăn gì hoặc chơi gì?
Cô gọi một vài trẻ lên cho trẻ giới thiệu về bản thân và so sánh điểm giống và khác nhau giữa mình và bạn.
Cô khái quát lại cho trẻ.
Cô dẫn dắt chuyển hoạt động.
Hoạt động 3: Chơi trò chơi “tìm bạn thân”
Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi.
Cô cho trẻ chơi. Trong quá trình trẻ chơi, cô bao quát xử lý tình huống.
Kết thúc trò chơi cô cho trẻ hát bài hát “tìm bạn thân”.
Cô nhận xét tuyên dương, kết thúc hoạt động.
Trẻ hát.
Trẻ trả lời
Trẻ choi trò chơi.
Trẻ hát.
Nhận xét, đánh giá:
Thứ Sáu, Ngày 21/9/2012
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: Bé tự giới thiệu về mình
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
ĐỀ TÀI: THƠ: Phải là hai tay
Mục đích, yêu cầu:
Trẻ thuộc bài thơ.
Trẻ đọc diễn cảm được bài thơ.
Trẻ hiểu được nội dung bài thơ.
Giáo dục trẻ biết kính trọng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
Chuẩn bị:
Tranh minh họa.
Tiến hành hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Mở đầu
Cô cho trẻ xem tranh và đàm thoại với trẻ về nội dung bức tranh.
+ Bức tranh vẽ cảnh một bạn nhỏ đang đưa tăm cho ông bà
+ Cô có một bài thơ nói về một bạn nhỏ có những thắc mắc và đã được mẹ giải đáp. Các con chú ý lắng nghe cô đọc nhé.
Hoạt động 2: Hoạt động trọng tâm
Cô đọc diễn cảm bài thơ cho trẻ nghe. Đọc 2 lần.
Cô hỏi trẻ về tên bài thơ.
Cô đọc cho trẻ nghe lần 3.
Cô hỏi nội dung bài thơ.( bài thơ nói về bản nhỏ thắc mắc là vì sao khi đưa tăm cho người lớn phải đưa bằng hai tay và mẹ của bé đã giải đáp thắc mắc cho bạn).
Cô dạy trẻ đọc từng câu một.
Cô cho trẻ tập đọc theo hình thức cá nhân, tập thể.
Cô kết hợp giáo dục trẻ.
Hoạt động 3: Cho trẻ nghe nhạc bài “ Cái mũi”
Cô nhận xét, tuyên dương, kết thúc hoạt động.
Trẻ xem tranh và trò chuyện cùng cô.
Trẻ chú ý lắng nghe.
Trẻ trả lời câu hỏi.
Trẻ tập đọc thơ.
Trẻ nghe nhạc.
Nhận xét, đánh giá:
MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NHÁNH 2
Phát triển thể chất:
Trẻ thực hiện được vận động: Tung và bắt bóng với người đối diện
Phát triển nhận thức:
Trẻ biết trung thu là ngày tết dành cho thiếu niên, nhi đồng, được tổ chức vào ngày 15-8 âm lịch.
Trẻ biết một số trái cây, bánh kẹo và hoạt động trong ngày tết trung thu.
Trẻ xác định được trên, dưới, trước , của người khác.
Phát triển ngôn ngữ:
Trẻ phát âm đúng, rõ ràng, mở rộng giao tiếp với những người xung quanh.
Trẻ biết miêu tả một số loại trái cây, đèn lồng trong ngày tết trung thu.
Phát triển thẩm mỹ:
Trẻ biết thể hiện được không khí vui tươi trong ngày tết trung thu thông qua một số hoạt động: Học hát, vẽ
Phát triển tình cảm xã hội:
Trẻ biết ơn những người tổ chức ngày lễ trung thu.
Trẻ biết sử dụng và giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
MÙA THU-TẾT TRUNG THU 
MẠNG HOẠT ĐỘNG NHÁNH 2
Phát triển thể chất:
VĐ: Tung và bắt bóng với người đối diện.
Phát triển nhận thức:
Toán:Xác định trên, dưới, trước, sau của người khác
KPKH:Trò chuyện và đàm thoại về đặc điểm của bản thân so với bạn.
Phát triển thẩm mỹ:
Âm nhạc: Dạy trẻ hát “ Đêm trung thu”.
Tạo hình: Xé dán theo ý thích.
Phát triển tình cảm xã hội:
Chơi đóng vai: gia đình, bán hàng, bác sĩ, cô giáo.
Xem tranh truyện về chủ điểm.
MÙA THU-TẾT TRUNG THU
Phát triển ngôn ngữ:
Kể cho trẻ nghe “ Thỏ trắng biết lỗi”.
CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG NHÁNH 2
Tranh truyện.
Đồ dùng dạy toán đủ cho cô và trẻ.
Đồ dùng âm nhạc.
Một số đồ dùng đồ chơi.
NHÁNH 2: MÙA THU-TẾT TRUNG THU
( Từ ngày 24 đến 28/9/2012)
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN:
Hoạt Động
Thứ Hai
Thứ Ba
Thứ Tư
Thứ Năm
Thứ Sáu
Đón trẻ, trò chuyện với trẻ, với phụ huynh:
Cô đến lớp trước, thông thoáng, dọn dẹp phòng lớp sạch sẽ.
Đón trẻ vui vẻ, trao đổi với phụ huynh những điều cần thiết.
Thể dục buổi sáng.
Hoạt động có chủ đích
Thể dục: Tung và bắt bóng với người đối diện.
Âm nhạc: Dạy trẻ hát: Đêm trung thu.
Tạo hình: Xé dán theo ý thích.
Toán: Xác định trên, dưới, trước, sau của người khác.
Khám phá khoa học: Trò chuyện và đàm thoại về đặc điểm của bản thân so với bạn
Văn học: Kể chuyện: Thỏ trắng biết lỗi.
Hoạt động ngoài trời
Cho trẻ đi dạo quanh sân trường.
Hát, đọc thơ theo chủ đề.
Trò chơi vận động: Chuyền bóng.
Trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng.
Trò chơi tự do: Chơi theo ý thích (có sự hướng dẫn của cô)
Chơi trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột.
HOẠT ĐỘNG GÓC:
Tên hoạt động
Nhiệm vụ phát triển
Chuẩn bị
Phương pháp hướng dẫn
Góc phân vai
Trẻ tái hiện lại những công việc hàng ngày.
Đồ dùng đồ chơi trong gia đình.
Lọ thuốc, kim tiêm, sổ khám bệnh.
Bàn, ghế, bút, sách vở.
Cô giới thiệu các góc chơi, trẻ tự chơi ở góc chơi và thỏa thuận vai chơi
Cô gợi ý, hướng dẫn trẻ chơi.
Góc xây dựng: Xây trường mầm non
Trẻ xây trường mẫu giáo.
Trẻ dùng các khối gỗ để xây hàng rào xung quanh trường.
Các vật liệu dùng để xây dựng: gạch, cây xanh, bộ lắp ráp.
Trẻ tự phân vai chơi và cùng chơi.
Cô quan sát, gợi ý cho trẻ.
Góc họ

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_ban_than_hoang_thi_thu_huon.doc