Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Nghề nghiệp - Nguyễn Thị Phương

Yêu cầu:

 - Biết được đặc điểm, tên gọi, dụng cụ làm việc, trang phục, sản phẩm của nghề bác sỹ. Ngoài bác sỹ ra còn có các y tá; hộ lý; hộ sinh, họ làm các công việc khác nhau, nhưng đều có chung mục đích là phục vụ và chăm sóc sức khỏe cho mọi người, và có chung tên gọi là Nghề y.

- Biết nơi làm việc của nghề này là bệnh viện, trạm xá, sản phẩm của họ là sức khỏe của mọi người, mong muốn mọi người luôn mạnh khỏe, không ai bị đau ốm.

 - Mở rộng thêm cho trẻ biết ngày 27 - 02 hàng năm là ngày thầy thuốc Việt nam.

 - Có thái độ yêu quý, tôn trọng các cô chú làm trong nghề y, từ đó có ý thức giữ gìn sức khỏe, giữ gìn vệ sinh thân thể của cá nhân mình.

 

doc13 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 14/02/2022 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Nghề nghiệp - Nguyễn Thị Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho trẻ quan sát. Nước, chai, phễu cho trẻ chơi.
	Tổ chức.
	* Quan sát dụng cụ của nghề y.
 Cho trẻ quan sát trao đổi cùng nhau về dụng cụ của nghề y, tác dụng của những dụng cụ đó: Tai nghe dùng để khám, kính hiển vi dùng để soi
	* Chơi: Chọn đồ dùng chp Bác sỹ.
 Cho đồ dùng của bác sỹ lẫn với một số đồ dùng khác, sau đó cho trẻ lựa chọn đồ dùng phù hợp với Bác sỹ
	* Chơi: Đong nước vào chai.
 Mỗi trẻ 1 chai, 1 ca, 1 phễu, ngồi đong nước vào chai, yêu cầu trẻ nói đúng số ca nước đong vào chai.
	Đánh giá cuối buổi:
**********========**********
 Thứ 3 ngày 22 tháng 11 năm 2011
	Yêu cầu:
 - Trẻ biết dùng sức đẩy của đôi tay để ném xa về phía trước bằng cả 2 tay. Sau đó chạy nhanh về phía trước.
 - Rèn kỹ năng ném đúng tư thế cho trẻ, chạy không lao người về phía trước. tinh thần
phối kết hợp với nhau khi tập luyện.
 - Giáo dục trẻ thể dục thường xuyên sẽ giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh, phát triển hài hòa.
	Chuẩn bị:
 - Sân tập - Túi cát cho trẻ - Một số tranh về công việc, trang phục của nghề y - Cờ ( hoa) - Phấn.
	Tổ chức thực hiện:
	Hoạt động 1:
 Đọc thơ “ Làm bác sỹ”. Trò chuyện về nghề y, về công việc của y, bác sỹ.
	Hoạt động 2: 
 * Khởi động; Đi chạy xung quanh sân kết hợp các tư thế rồi tách hàng đứng theo tổ, tập các động tác phát triển chung.
 * Trọng động:
	Bài tập phát triển chung.
 - Tay vai: Hai tay thay nhau quay dọc thân.
 - Chân: Đứng lên ngồi xuống liên tục.
 - Bụng: Tay gập sau gáy quay người sang hai bên.
 - Bật: Bật bước đệm trên một chân.
 ( Chú ý nhấn mạnh cho trẻ hai động tác Tay - Chân để bổ trợ cho bài tập)
	Bài tập cơ bản. 
 Tách trẻ làm 2 hàng đứng đối diện nhau, Dùng phấn vẽ 2 vạch làm vạch chuẩn, tập cho trẻ xem.
 Lần 1 cô không phân tích động tác.
 Lần 2 phân tích động tác cho trẻ: Đứng trước vạch, chân trước chân sau, cúi nhặt túi cát đưa ra trước vòng ra sau đưa cao qua đầu và ném mạnh về phía trước, tiếp tục chạy nhanh về phía trước lên điểm cắm cờ sau đó quay về đứng.
 Cho hai trẻ lên thực hiện lại bài tập, và nhắc lại nội dung của bài tập.
 Lần lượt từng đôi trẻ lên tập cho đến hết vòng 1 lượt.
 Tổ chức cho trẻ thi đua bằng cách chia thành đội xanh - đỏ. Mỗi người thực hiện đúng yêu cầu sẽ được lấy 1 tranh mang về cho đội của mình, sau mỗi vòng chơi cho trẻ đếm số tranh mang về của đội mình và ghi số, Sau 2 vòng chơi đội nào được nhiều kết quả là đội thắng cuộc.
 * Hỗi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân.
	Hoạt động 3: 
 Cho trẻ ra quan sát hình ảnh bác sỹ đang khám bệnh cho bệnh nhân.
********========********
.
Chơi: theo ý thích
	Yêu cầu:
 Quan sát các hình ảnh Bác sỹ khám bệnh cho bệnh nhân qua tranh, nói lên được tên của từng công việc của Bác sỹ
	Chuẩn bị:
 Tranh vẽ các hình ảnh Bác sỹ đang làm việc.
	Hướng dẫn:
	* Quan sát:
 Cho trẻ đứng quan sát và trao đổi cùng nhau về nội dung bức tranh, sau đó nêu nhận xét của cá nhân về bức tranh đó.
	* Trò chơi: Chuyển trứng.
 Chia trẻ ra làm hai đội, mỗi đội 1 cái thìa, một vỏ hến cho trẻ chơi
	* Chơi theo ý thích.
 Bao quát trẻ chơi, hướng trẻ chơi theo chủ đề .
	Đánh giá cuối buổi:
********========********
 Thứ 4 ngày 23 tháng 12 năm 2011
PTNN: 
 Lê Ngân
	Yêu cầu:
 - Thuộc toàn bộ bài thơ, hiểu nội dung bài thơ, nhớ tên bài thơ, tên tác giả của bài thơ. Thể hiện diễn cảm khi đọc thơ.
 - Qua nội dung bài thơ giáo dục trẻ hiểu ý nghĩa giáo dục của bài thơ, biết tự giữ gì bản thân để tránh bị ốm.
 - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, sự tự tin khi đọc trước đông người.
	Chuẩn bị:
 - Tranh, ảnh, hình ảnh minh họa tương ứng với nội dung của bài thơ.
 - Ảnh chụp hình ảnh bác sỹ đang khám bệnh, các tranh khác về chủ đề để cho trẻ chơi trò chơi.
 	Tổ chức thực hiện:
	* Hoạt động 1:
 Cho trẻ quan sát một số hình ảnh về công việc của bác sỹ, trò chuyện thảo luận cùng nhau.
 - Các bạn vừa được quan sát những hình ảnh nói về ai? 
 - Bác sỹ làm việc ở đâu? 
 - Đã ai được đến nơi bác sỹ làm việc và đươc xem bác sỹ khám bệnh cho bệnh nhân chưa?...
	* Hoạt động 2:
 Có một bạn nhỏ đã được đến xem bác sỹ khám bệnh nên bạn đã về nhà và tập làm bác sỹ để khám bệnh cho những người thân yêu của mình, các bạn hãy xem bạn nhỏ đó khám bệnh cho mẹ của mình như nào nhé.
 - Đọc cho trẻ nghe toàn bộ bài thơ, nói tên bài thơ tên tác giả.
- Đọc lần 2 kèm tranh ảnh minh họa, giảng qua nội dung cho trẻ hiểu.
	Trích dẫn - đàm thoại:
 -Bài thơ có tên là gì? Ai là tác giả cảu bài thơ?
 - Bạn nhỏ trong bài thơ khám bệnh cho ai? Bạn nhắc mẹ như nào? ( Bạn nhỏ tập làm bác sỹ nên đã tập khám bệnh cho mẹ của mình, bạn nhắc mẹ ngồi yên lặng để bạn khám đấy; mời Mẹ ngồi yên lặng, để bác sỹ khám cho)
 - Khám cho mẹ bạn đã đoán ra bệnh của mẹ, bạn kê thuốc và còn động viên bệnh nhân uống thuốc ? ( Chắc lại đi đầu nắng ...khóc nhè thôi).
 Tiếp tuc đàm thoại đoạn cuối của bài thơ.
 Cho trẻ đọc cùng cô bài thơ - đọc theo nhóm, tổ - nhóm bạn trai, bạn gái...khuyến khích trẻ thể hiện diễn cảm, ngữ điệu của bài thơ.
 Giáo dục: Nghề bác sỹ là một nghề rất quan trọng với xã hội, tuy không ai mong muốn mình bị ốm để phải đi bác sỹ, nhưng những người già nói riêng và mọi người bình thường cũng cần phải đến bác sỹ thường xuyên để kiểm tra sức khỏe, có như vậy mới phát hiện được bệnh sớm và điều trị cho kịp thời...
 Nếu sau này lớn lên con thích là nghề gì? Vì sao con thích làm nghề bác sỹ?
	* Hoạt động 3:
 Cho trẻ chơi trò chơi “ nóng quá lạnh quá”
 Chuyển hoạt động tiếp.
**********=========**********
chơi: Kéo co- vẽ tự do xuống sân.
	Yêu cầu:
 Biết quan sát và nêu nhận xét về trang phục của nghề y, so sánh trang phục của nghề y với nghề khác.
	Chuẩn bị: 
 Bộ trang phục của Bác sỹ: Áo Blue, mũ. Dây thừng, phấn
 	Hướng dẫn:
 	* Quan sát.
 Cho trẻ quan sát, gọi tên, màu sắc của trang phục so sánh với trang phục của nghề y với trang phục khác.
	* Chơi: Kéo co
 Cho trẻ chơi trò chơi cô làm trọng tài của cuộc chơi.
	* Vẽ tự do.
 Trẻ tự đến lấy phấn vẽ xuông nền sân theo ý thích của trẻ. Cô hướng trẻ vẽ về trang
 phcuj của Bác sỹ.
	Đánh giá cuối buổi:
**********=========**********
 Thứ 5 ngày 24 tháng 11 năm 2011
	Yêu cầu: 
 - So sánh nhận biết sự khác nhau về nhóm đồ vật có 3 đối tượng, nhận biết và gọi đúng số 3. 
 - Giúp trẻ ôn đếm đến 3, thêm bớt để tạo sự bằng nhau về số lượng 3..
 - Rèn cho trẻ sự tập trung chú ý ghi nhớ có chủ định, thói quen ngồi học nghiêm túc.
Chuẩn bị:
 Mỗi trẻ 1 rổ đựng 3 áo , 3 mũ của bác sỹ, thẻ số 1 – 3. Đồ dùng của cô tương tự của trẻ kích thước lớn hơn.
 Một số đồ dùng để xung quanh lớp có số lượng khác nhau. Vở toán cho trẻ hoạt động, bút chì, bút màu
 	Tổ chức thực hiện:
	* Hoạt động 1:
 Cho trẻ chơi trò chơi: “ Rồng rắn”.
 Trò chuyện về trò chơi, chủ đề khám phá
	* Hoạt động 2:
 * Ôn nhận biết sô 3.
 - Cho trẻ chơi các trò chơi để ôn đếm đến 3: Đếm số bơm kim tiêm, hộp thuốc, ống nghe
 Đọc đồng dao đi lấy đồ dùng về chỗ ngồi theo hàng ngang. 
 * So sánh nhận biết chiều rộng của hai đối tượng.
 Quan sát xem các bạn mua được gì? Đặt rổ sang phía phải và lắng nghe cô kể chuyện.
 Tự nghĩ ra nội dung của câu chuyện về “ Ước mơ của bé” để kể cho trẻ nghe
 Bích Lan luôn có mơ ước sau này mình sẽ trở thành Bác sỹ, chính vì vậy bạn rất thích chơi ở góc Bác sỹ, mỗi khi vào góc chơi bạ chuẩn bị cho mình và các bạn chơi cùng nhóm các đồ dùng, hãy xem bạn chuẩn bị đồ dùng gì? ( xếp áo và đếm). Nếu như trang phcuj của bác sỹ khi làm việc như này đã đủ chưa? Còn thiếu gì nữa? Hãy chon hai cái mũ và đặt xuống bên dưới mỗi cái áo
 - Cho trẻ đếm hai nhóm và so sánh nhận xét.
 - Ai có nhận xét gì về nhóm áo và nhóm mũ? Hai nhóm này nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy? nhóm nào ít hơn? Ít hơn là mấy? làm cách nào để hai nhóm bằng nhau?...
 - Cho trẻ thêm vào và đếm, nhận xét hai nhóm.
 - Bớt lần lượt từng đối tượng sau đó lại thêm vào, sau mỗi lần thêm bớt yêu cầu trẻ đếm, nhận xét hai nhóm.
 * Luyện tập so sánh nhóm đồ vật có 3 đối tượng.
 - Chơi trò chơi: “ Tìm bạn thân”
 Cô yêu cầu trẻ tìm nhóm bạn theo yêu cầu của cô.
 Nâng cao độ khó bằng cách tìm nhoms 32 bạn trong đó có 1 bạn trai.
 - Chơi: “ Ai tinh mắt”. Trẻ tìm các đồ dùng xung quanh lớp có số lượng khác nhau, sau đó thêm vào hoặc bớt đi theo yêu cầu của cô.
ng quanh lớp gọi tên.
	* Hoạt động 3:
 Cho trẻ hoạt động với vở toán, Cô hướng dẫn cho trẻ và trẻ về ngồi vào bàn thực hiện. 
**********========**********
Chơi: đoán tên thuốc qua vỏ lọ ( chai). Vận động trời nắng trời mưa
	Yêu cầu: 
 - Biết tên và gọi đúng tên của một số loại thuốc qua vỏ, có thể nói được công dụng của một số loại thuốc đơn giản: Bổ phế chữa ho, Panadol chữa đau đầu
 - Biết tự giữ gìn cơ thể, không tự ý dùng thuốc khi không có sự đồng ý giám sát của người lớn.
	Chuẩn bị: 
 - Một số vỏ lọ ( Hộp ) thuốc thông dụng mà trẻ hay được cha mẹ cho dùng: Thuốc ho, thuốc cảm, đau đầu.
	Tổ chức:
* Quan sát có mục đích.
 - Cho trẻ cầm các vỏ hộp, lọ thuốc và quan sát với bạn của mình, trao đổi về tên gọi, công dụng của loại thuốc mình quan sát, sau đó nêu nhận xét theo yêu cầu của cô.
 	* Trò chơi vận động: Trời nắng trời mưa.
 - Cho trẻ chơi trò chơi 2 – 3 lần.
	* Chơi: Đoán tên thuôc qua vỏ.
 Cô cầm vỏ thuốc trên tay, yêu cầu trẻ nói nhanh tên thuốc, có thể nói công dụng điều trị của loại thuốc đó.
	Đánh giá cuối buổi:
**********========**********
 Thứ 6 ngày 25 tháng 11 năm 2011
PTTM: 
	 Trần Hoàn
Yêu cầu:
 - Hát đúng lời đúng nhịp của bài hát, hiểu nội dung của bài hát, nhớ tên bài hát tên tác giả, kết hợp vỗ tay theo nhịp của bài hát.
 - Chú ý nghe cô hát, hát cùng cô hoặc vỗ đệm dụng cụ cho cô khi nghe hát.
 - Rèn cho trẻ sự tập trung chú ý ghi nhớ có chủ định, nói đúng âm thanh của dụng cụ âm nhạc khi chơi trò chơi.
 - Giáo dục trẻ ý thức giữ vệ sinh cá nhân, tự bảo vệ cơ thể của mình để không bị ốm.
	Chuẩn bị:
 Dụng cụ âm nhạc, băng đĩa, đài, xắc xô, phách gỗ
	Tổ chức thực hiện:
 * Hoạt động 1:
 Trò chuyện về chủ nhánh đang khám phá.
	* Hoạt động 2:
 Nghe cô hát bài hát “ Con chim chích”. Bài hát nói về ai? ( Chim chích).
 Chim chích đã nói gì với mọi người? Bởi vì chim chích lo lắng cho m

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_nghe_nghiep_nguyen_thi_phuo.doc