Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Nghề nghệp (5 tuần)
NỘI DUNG:
-Công nhân, nông dân, nghề may, nghề thủ công mĩ nghệ, thợ mộc.
-Tên gọi của nghề và của người làm nghề. Trang phục, một số đồ dùng, sản phẩm đặc trưng của từng nghề. Trong mỗi nghề có nhiều công việc khác nhau, nơi làm việc của một số nghề.
-So sánh, phân biệt một số điểm giống, khác nhau trong công việc, đồ dùng, dụng cụ, trang phục của những người làm trong mỗi nghề.
-Mối quan hệ của nghề này với nghề khác
(công nhân sản xuất ra máy gặt lúa, cho người nông dân, sản phẩm của các nghề sẽ đuợc đưa đến cửa hàng bán ).
-Qúi trọng những người lao động, quí trọng các sản phẩm, giữ gìn và tiết kiệm khi sử dụng.
MẠNG CHỦ ĐỀ NGHỀ NGHỆP. Thời gian 5 tuần: Từ ngày 15 tháng 11 đến 17 tháng 12 năm 2010. Tuần 1: NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11. Từ ngày 15/11-19/11. Tuần 2: NGHỀ SẢN XUẤT Từ ngày 22/11-26/11. Tuần 3: NGHỀ DỊCH VỤ Từ ngày 29/11-3/12. Tuần 4: NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở ĐỊA PHƯƠNG. Từ ngày 6/12-10/12. Tuần 5: NGHỀ PHỔ BIẾN QUEN THUỘC. Từ ngày 13/12-17/12. *NỘI DUNG: -Trẻ biết được ngày lễ của cô giáo là ngày 20-11, là ngày nhà giáo Việt Nam. -Giáo dục trẻ biết yêu quí, kính trọng thầy cô và công việc vất vả của cô giáo mình. -Trẻ biết thể hiện cảm xúc, tình cảm của mình với ngày lễ của các cô: Hát, múa, đọc thơ, kể chuyện, làm tranh để tặng cô giáo. HOẠT ĐỘNG 1.Phát triển thẩm mĩ: -Âm nhạc: Hát, vỗ tay theo phách: “Cô và mẹ”, nghe hát “Nhớ lời cô dặn”, trò chơi: Ai đoán giỏi. -Tạo hình: Vẽ bông hoa tặng cô. 2.Phát triển nhận thức: -KPKH: Trò chuyện về ngày nhà giáo Việt Nam. -LQVT: Nhận biết, gọi tên hình vuông, tròn, tam giác.Tạo nhóm đồ vật theo màu sắc. 3.Phát triển vận động: Ném đích nằm ngang-Bật xa 30 cm.ĐTHT: Tay2, Chân1. -TDBS: Thở1, Tay3, Chân2,Lườn1, Bật1.Tập kết hợp bài hát “Chú bộ đội”. 4.Phát triển ngôn ngữ: -LQVH:Thơ: “Cô giáo của con”. 5.Phát triển tình cảm-xã hội: -TCDG: Tập tầm vông. -TCVĐ: Thi xem ai nhanh. -TCPV: Tập làm cô giáo. *NỘI DUNG: -Công nhân, nông dân, nghề may, nghề thủ công mĩ nghệ, thợ mộc. -Tên gọi của nghề và của người làm nghề. Trang phục, một số đồ dùng, sản phẩm đặc trưng của từng nghề. Trong mỗi nghề có nhiều công việc khác nhau, nơi làm việc của một số nghề. -So sánh, phân biệt một số điểm giống, khác nhau trong công việc, đồ dùng, dụng cụ, trang phụccủa những người làm trong mỗi nghề. -Mối quan hệ của nghề này với nghề khác (công nhân sản xuất ra máy gặt lúa, cho người nông dân, sản phẩm của các nghề sẽ đuợc đưa đến cửa hàng bán ). -Qúi trọng những người lao động, quí trọng các sản phẩm, giữ gìn và tiết kiệm khi sử dụng. *HOẠT ĐỘNG: 1.Phát triển thẩm mĩ: -Âm nhạc: Hát, vỗ tay theo nhịp “Cháu yêu cô chú công nhân”,nghe hát “Hạt gạo làng ta”, trò chơi: Nghe âm thanh tìm đồ vật. -Tạo hình: Tô màu tranh các nghề. 2.Phát triển nhận thức: -KPKH: Làm quen một số nghề ( công nhân, nông dân, nghề may ) và vai trò, ý nghĩa của nghề đó. -LQVT: Dạy trẻ nhận biết rõ nét, khác biệt về số lượng của hai nhóm đồ vật sử dụng từ nhiều hơn, ít hơn. 3.Phát triển vận động: Ném xa bằng một tay, chạy nhanh 10 m. ĐTHT: Tay2, Chân1. -TDBS: Thở1, Tay3, Chân2,Lườn1, Bật1.Tập kết hợp bài hát “Chú bộ đội”. 4.Phát triển ngôn ngữ: -LQVH:Thơ: “Em làm thợ xây”. 5.Phát triển tình cảm-xã hội: -TCDG: Kéo cưa, lừa xẻ. -TCVĐ: Đàn chuột con. -TCXD: Công nhân xây dựng nhà. *NỘI DUNG-Nghề bán hàng, nghề dịch vụ thẩm mĩ, nghề hướng dẫn du lịch, lái xe taxi-xe khách. -Tên gọi của người làm nghề, trang phục, một số đồ dùng, nơi làm việc và đặc trưng công việc của nghề. -So sánh, phân biệt một số điểm giống và khác nhau trong công việc, đồ dùng, dụng cụ, trang phục của những người làm trong mỗi nghề. -Mối quan hệ giữa các nghề dịch vụ với nhau. -Qúi trọng người lao động, mỗi nghề đều có ích cho nghề khác và có ích cho mọi người. *HOẠT ĐỘNG: 1.Phát triển thẩm mĩ: -Âm nhạc: Hát, vỗ tay theo nhịp: “Em tập lái ô tô”,nghe hát “Nhớ lời cô dặn”, trò chơi: Ai đoán giỏi. -Tạo hình: Vẽ theo ý thích. 2.Phát triển nhận thức: -KPKH: Trò chuyện làm quen một số nghề (bán hàng, lái xe, thợ làm đầu) -LQVT: Tạo nhóm đồ vật theo nghề, so sánh nhiều-ít. 3.Phát triển vận động: Đi ngang, bước dồn trên ghế.ĐTHT: Chân1. Trò chơi: Về đúng nhà. -TDBS: Thở1, Tay3, Chân2,Lườn1, Bật1.Tập kết hợp bài hát “Chú bộ đội”. 4.Phát triển ngôn ngữ: -LQVH:Thơ: “Chơi bán hàng”. 5.Phát triển tình cảm-xã hội: -TCDG: Đi cầu, đi quán. -TCVĐ: Ô tô và chim sẻ. -TCPV: Đi siêu thị mua sắm. *NỘI DUNG: -Nghề nông (làm ruộng, làm nương, trồng cây công nghiệp: Tiêu, chè, cà phê, cao su ), nghề dệt thổ cẩm -Tên gọi của người làm nghề, đồ dùng, dụng cụ, công việc, sản phẩm của nghề. Hoạt động: Phát triển thẩm mĩ: -Âm nhạc: Hát, vỗ tay theo nhịp: “Cháu yêu cô thợ dệt”, nghe hát “Xe chỉ luồn kim”. trò chơi: Ai đoán giỏi. -Tạo hình: Đồ theo đường trâu cày và chuồng trâu. 2.Phát triển nhận thức: -KPKH: Tìm hiểu công việc và dụng cụ của nghề nông, nghề dệt. -LQVT: Tạo nhóm đồ vật theo nghành nghề. 3.Phát triển vận động: Chuyền bóng. ĐTHT: Lườn3. Trò chơi; Thi xem ai hái quả nhanh. -TDBS: Thở1, Tay3, Chân2,Lườn1, Bật1.Tập kết hợp bài hát “Chú bộ đội”. 4.Phát triển ngôn ngữ: -LQVH:Thơ: “Các cô thợ”. 5.Phát triển tình cảm-xã hội: -TCDG: Dệt vải. -TCHT: Cái gì biến mất. -TCPV: Cửa hàng bán lương thực, thực phẩm. *NỘI DUNG: -Bộ đội, công an, nghề dạy học, nghề y, nghề lái xe. -Tên gọi của người làm nghề, trang phục, một số đồ dùng đặc trưng của từng nghề. -Trong mỗi nghề có nhiều công việc khác nhau. -So sánh, phân biệt một số điểm giống và khác trong công việc, đồ dùng, dụng cụ, trang phục của những người làm trong mỗi nghề. -Thể hiện tình cảm quí trọng đối với mỗi người lao động trong nghề và công việc của họ. *HOẠT ĐỘNG: 1.Phát triển thẩm mĩ: -Âm nhạc: Hát, múa minh họa bài “Làm chú bộ đội”. nghe hát “Cháu thương chú bộ đội”, trò chơi: Nghe âm thanh tìm bạn. -Tạo hình: Nặn theo ý thích. 2.Phát triển nhận thức: -KPKH: Trò chuyện làm quen các nghề (nghề y, bộ đội, nghề giáo viên). -LQVT: Phân nhóm các dụng cụ theo nghề. 3.Phát triển vận động: Ném xa bằng một tay ĐTHT: Tay6. Trò chơi: Chó sói xấu tính. -TDBS: Thở1, Tay3, Chân2,Lườn1, Bật1.Tập kết hợp bài hát “Chú bộ đội”. 4.Phát triển ngôn ngữ: -LQVH:Thơ: “Làm nghề như bố”. 5.Phát triển tình cảm-xã hội: -TCDG: Nu na, nu nống -TCVĐ: Bắt chước, tạo dáng. -TCPV: Phòng khám bệnh.
File đính kèm:
- giao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_nghe_nghep_5_tuan.doc