Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề II: Bản thân - Nhánh 2: Cơ thể tôi

Cô đến sớm, mở cửa thông thoáng phòng học và niềm nở đón trẻ, nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ và cất đồ dùng đúng nơi qui định.

- Cô trao đổi với phụ huynh về sức khoẻ của trẻ ở nhà.

- Cô cùng trẻ sắp xếp đồ dùng lớp học gọn gàng ngăn nắp, sau khi dọn xong cô cho trẻ nhận xét xem lớp học có khác hơn trước khi chưa dọn không? Vì sao?

- Cô hỏi trẻ một số các bộ phận trên cơ thể như mắt, mũi, chân, tay, mồm miệng, và các con có biết chúng có tác dụng gì đối với cơ thể con người không ?

- Cô giáo dục trẻ phải luôn biết giữ gìn các bộ phận trên cơ thể.

- Cho trẻ chơi ở các góc

- Cô hướng dẫn trẻ vào các góc chơi theo nhóm, nhắc nhở trẻ biết giữ gìn đồ chơi và nhường nhịn nhau khi chơi.

- Chơi xong nhắc trẻ thu dọn đồ chơi gọn gàng và ngăn nắp.

doc28 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 12/02/2022 | Lượt xem: 371 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề II: Bản thân - Nhánh 2: Cơ thể tôi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ục bác sĩ, y tá, thuốc, kim
- Dụng cụ âm nhạc
- Giấy , bút màu, hồ dán cho trẻ 
- Tranh các giác quan chưa tô màu
- Cây, đồ chơi với đồ chơi chìm, nổi, nước
 Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Thoả thuận chơi:
- Cô giới thiệu trò chơi mới.
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề chơi.
- Thoả thuận với trẻ về vai chơi, cách chơi, thái độ chơi, cách sử dụng đồ chơi.
Ví dụ: cầm đồ chơi nhẹ nhàng, không quăng ném. Biết nhường nhịn bạn khi chơi và biết chơi theo nhóm.
- Cho trẻ lấy ký hiệu tên trẻ và về góc chơi trẻ thích.
* Quá trình chơi:
- Trẻ về góc chơi lấy đồ chơi ra theo sự hướng dẫn, gợi ý của cô giáo.
- Trẻ nhập vai các bác xây dựng và làm việc trong nhóm, biết phân chia công việc cho nhau.
- Rèn kỹ năng xem tranh truyện và tập kể truyện theo các bức tranh.
- Rèn kỹ năng vẽ, tô màu và nặn, giúp trẻ tạo ra được các sản phẩm mà trẻ thích.
- Cho trẻ ôn luyện những kiến thức toán học.
- Cho trẻ biểu diễn lại nhưng bài hát trong chủ điểm
- Trong quá trình trẻ chơi cô luôn bao quát tham gia chơi cùng trẻ, gợi ý để trẻ liên kết với nhóm khác khi chơi. Hướng trẻ cách giao tiếp và thái độ, cử chỉ thân thiện trong khi chơi; luôn động viên, khuyến khích kịp thời.
* Kết thúc chơi:
- Cô nhận xét về quá trình chơi của trẻ, thái độ và cách ứng xử trong nhóm chơi. Nhận xét về sản phẩm của trẻ tạo ra.
- Động viên khuyến khích trẻ lần sau cố gắng.
- Cho trẻ cất đồ chơi gọn gàng
- Trẻ trò chuyện và kể được tên các góc chơi, một số công việc trong nhóm chơi.
- Trẻ được lấy đồ chơi ra theo sự gợi ý của cô.
- Trẻ nhập vai chơi thể hiện hành động, thái độ của vai chơi.
- Trẻ tô vẽ, nặn tạo ra sản phẩm về chủ điểm.
- Trẻ biết giữ gìn sản phẩm mình tạo ra và nhận xét những việc mình làm.
- Trẻ cất đồ chơi gọn gàng theo nhóm.
Tổ chức các hoạt động
Hoạt động chiều
Nội dung hoạt động
Mục đích yêu cầu
 Chuẩn bị
 - Cho trẻ ôn lại các kiến thức đã học
- Cho trẻ làm tranh về cơ thể bé, sử dụng thêm các nguyên vật liệu để làm
- Biểu diễn văn nghệ các bài hát: bàn tay cô giáo, cái mũi.
- Trẻ kể chuyện" Gấu con bị đau răng, đọc thơ: Tâm sự của cái mũi
- Cho trẻ chơi ở các góc
- Nhận xét nêu gương bé ngoan cuối ngày
- Củng cố và cung cấp thêm cho trẻ các kiến thức về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể trẻ .
- Trẻ biết phối hợp cùng với cô giáo để tạo nên bức tranh về bản thân trẻ
- Trẻ biết biểu diễn các bài hát về chủ đề một cách vui tươi
- Trẻ biết kể diễn cảm câu truyện, đọc thơ lưu loát
-Trẻ chơi theo ý mình ở các góc
- Trẻ biết tự nhận xét bản thân mình, nhận xét bạn
- Tranh ảnh .
- Giấy tô ky bút màu, hồ dán
- Đàn, đài, các bài hát về chủ đề
- Tranh truyện, thơ
- Đồ dùng đồ chơi phong phú về chủng loại
- Bảng bé ngoan
- Cờ
 Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
- Cho trẻ xem tranh ảnh . Trò chuyện với trẻ về các yếu tố cần thiết cho sự phát triển cơ thể trẻ :
+ Đây là gì ?
+ Nó có ích lợi gì ?................
- Cô và trẻ cùng phối hợp làm bức tranh về các bộ phận cơ thể bé. Cô hướng dẫn trẻ cầm bút bằng tay phải và chọn màu phù hợp để tô màu như tô tóc màu đen, môi màu đỏ...
- Tổ chức cho trẻ biểu diễn văn nghệ những bài mà trẻ đã được học trong chủ đề, dưới nhiều hình thức lớp, tổ, nhóm, cá nhân
- Cô tổ chức cho trẻ đọc thơ và kể chuyện dưới nhiều hình thức khác nhau như lớp, tổ, nhóm, cá nhân.
- Cô hướng dẫn cho trẻ chơi ở các góc, liên kết các góc chơi với nhau, tránh gây ồn ào, quăng ném đồ chơi, chơi xong cất đồ chơi gọn gàng.
- Cho trẻ tự nhận xét về mình và về bạn, cô nhận xét chung và cho tre cắm cờ. Cuối tuần kiểm tra xem trẻ nào được 4 cờ trở lên thì được thưởng phiếu bé ngoan. Cô luôn động viên, tuyên dương trẻ.
- Vệ sinh, trả trẻ
- Trẻ quan sát tranh ảnh, trò chuyện cùng cô
- Trẻ hào hứng tích cực để tạo nên bức tranh
-Trẻ biểu diễn văn nghệ hào hứng
- Trẻ đọc thơ, kể chuyện diễn cảm
- Trẻ chơi hào hứng
- Trẻ nhận xét mình và các bạn .
 Thứ 2 ngày 3 tháng10 năm 2011
 Tên hoạt động : Phát triển vận động
 VĐCB : Bò trong đường rích rắc qua 5 điểm
 Ôn: Đi bước lùi
 Hoạt động bổ trợ : - Phát triển nhận thức 
 - Phát triển thẩm mỹ
 I. Mục đích yêu cầu
 1. Kiến thức:
 - Trẻ biết bò liên tục, phối hợp chân tay khéo léo nhịp nhàng khi bò. biết bò qua 5 
 khối hộp để ở 5 điểm khác nhau, bò không chạm vào các khối hộp
 - Biết giữ thăng bằng khi đi các bước lùi, không chạm vào vạch kẻ
	2. Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng bò khéo léo không chạm vào các vật
 - Biết đi bước lùi một cách thành thục
 - Rèn khả năng quan sát , ghi nhớ ở trẻ
 3. Giáo dục thái độ: 
 - Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khỏe cho bản thân
 - Trẻ hứng thú với hoạt động và có ý thức tập thể dục
 II. Chuẩn bị: 
1. Đồ dùng cho giáo viên và trẻ: 
 - Sơ đồ sân tập
 - 5 khối hộp, 
 - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng
2. Địa điểm tổ chức
- Sân ngoài trời 
 Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.ổn định lớp, gây hứng thú
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề : Cơ thể tôi
- Cô cho trẻ hát bài “ Cái mũi”
- Bài hát nói về bộ phận nào trên cơ thể của chúng mình?
- Cái mũi giúp các con làm gì?
-> Cô giáo dục trẻ: Chiếc mũi có vai trò rất quan trọng, nó giúp chúng ta hít thở được không khí, giúp ta ngửi được mùi hương, mùi của các loại thức ăn. Vì vậy chúng mình phải biết giữ gìn và bảo vệ chiếc mũi.
2. Nội dung : 
 a) Hoạt động 1: Khởi động
- Cho trẻ đi các kiểu đi: Đi bằng gót bàn chân, đi bằng mũi bàn chân, đi khom lưng, chạy nhanh , chạy chậm  xung quanh sân tập
- Cho trẻ về đứng thành 2 hàng ngang và dãn cách đều
 b) Hoạt động 2: Trọng động
* Bài tập phát triển chung: 
- Động tác tay: Hai tay thay nhau quay dọc thân
 ( 2 lần x 4 nhịp)
- Động tác chân: Ngồi xổm đứng lên liên tục
 ( 4 lần x 4 nhịp)
- Trẻ hát 
 - Cái mũi
- Để thở, ngửi .
- Lắng nghe cô 
- Trẻ thực hiện theo hiệu lệnh của cô
- Đứng 2 hàng ngang dãn cách nhau
- Trẻ thực hiện theo hiệu lệnh của cô
 Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
- Động tác bụng: Đứng quay thân sang hai bên
 ( 2 lần x 4 nhịp)
- Động tác bật : Bật tại chỗ ( 2 lần x 4 nhịp)
* Vận động cơ bản : Bò trong đường rích rắc qua 5 điểm
- Cô làm mẫu lần 1 : Không giải thích
- Cô làm mẫu lần 2: Kết hợp phân tích động tác
TTCB: Cô cúi sát người xuống dưới , hai bàn tay và hai đầu gối cô chạm xuống đất.
TH : Khi có hiệu lệnh cô bắt đầu bò, cô bò phối kết hợp chân nọ tay kia, cô bò theo đường rích rắc đi qua 5 điểm, và khi bò cô luôn quan sát chú ý các khối hộp để bò sao cho không chạm vào các khối hộp đó, và sau đó cô đứng dậy và đi về phía cuối hàng. 
- Cô làm mẫu lần 3: Nhấn mạnh động tác
- Cô mời 1 trẻ lên thực hiện.
- Cô quan sát và sửa sai cho trẻ
* Trẻ thực hiện :
Lần 1 : Mời 2 trẻ ở 2 đội lên thực hiện .
 Lần lượt 2 trẻ tiếp theo ở 2 đội lên thực hiện cho đến hết . 
- Cô quan sát và sửa sai cho từng trẻ.
+ Lần 2 : Hai đội tập với tốc độ nhanh hơn. Cô nhận xét sau khi hai đội tập xong.
- Trẻ tập theo hiệu lệnh của cô
- Trẻ chú ý lắng nghe và quan sát cô tập mẫu 
- Cả lớp nhận xét
- Lần lượt trẻ hai đội tập
- Hai đội thi đua
 Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Ôn đi bước lùi:
 Vừa rồi cô thấy các con đã bò rất khéo léo rồi, vâỵ bây giờ các con hãy cùng nhau thực hiện đi bước lùi nhé.
- Bạn nào giỏi lên thực hiện lại cho cô và các bạn cùng xem nào
- Cô mời 1 trẻ lên thực hiện vận động " Đi bước lùi ´cho cả lớp cùng quan sát
- Cô mời cả lớp cùng quan sát và nhận xét.
- Lần lượt trẻ ở hai hàng lên thực hiện một lần
- Cô nhận xét động viên trẻ.
* Củng cố: Hôm nay cô cho các con thực hiện bài tập gì ? 
c) Hoạt động 3: Hồi tĩnh
- Cô cho trẻ giả làm những chú mèo đi nhẹ nhàng rình chuột
3. Kết thúc: 
- Nhận xét- Tuyên dương
- Khen cá nhân, khen tập thể
- 1 trẻ thực hiện
- Cô và các bạn nhận xét
- Trẻ thực hiện
- Bò ríc rắc qua 5 điểm
 Đi bước lùi 
- Trẻ đi lại nhẹ nhàng 
 Thứ 3 ngày 4 tháng 10 năm 2011
 Tên hoạt động : phát triển ngôn ngữ
 	 Thơ : Em vẽ 
 Hoạt động bổ trợ : - Phát triển thẩm mỹ
 - Phát triển tình cảm xã hội
 I. Mục đích yêu cầu
	 1. Kiến thức : 
	 - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả 
 - Trẻ thuộc thơ, hiểu nội dung bài thơ " Em vẽ "
 - Cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ.
	 2. Kĩ năng:
 - Rèn cho trẻ kĩ năng đọc thơ diễn cảm
 - Biết ngắt giọng thể hiện nhịp điệu nhanh chậm khi đọc thơ
 - Phát triển khẳ năng ghi nhớ có chủ đích, phát triển ngôn ngữ.
 3. Giáo dục thái độ
 - Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống
 - Ham thích được vẽ
 II. Chuẩn bị: 
Đồ dùng cho giáo viên và trẻ: 
- Tranh minh hạo bài thơ “ Em vẽ”
2. Địa điểm tổ chức:
- Trong lớp học
 Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. ổn định lớp, gây hứng thú 
- Cho trẻ hát bài hát: “ Năm ngón tay ngoan”
- Bài hát nói về điều gì?
- Tay giúp chúng mình làm gì?
-> Cô giáo dục trẻ biết giữ gìn đôi tay sạch sẽ
2. Nội dung
a. Giới thiệu bài thơ và đọc mẫu:
- Các con biết không ?
+ Có một bạn nhỏ rất thích vẽ, bạn vẽ rất đẹp và vẽ bằng trí tưởng tượng của mình, bạn vẽ tất cả các cảnh vật xung quanh mình bằng tình yêu thiên nhiên cuộc sống và bằng tình yêu đó bạn đã tạo nên một bức tranh vô cùng đẹp.
- Vậy các con có muốn nghe bài thơ đó không ?
* Cô đọc thơ lần 1:(làm điệu bộ minh hoạ)
- Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả
Giảng giải nội dung bài thơ
* Cô đọc thơ lần 2: Kết hợp tranh thơ minh họa
-Cô tóm tắt nội dung bài thơ: Bạn nhỏ đã vẽ rất nhiều cảnh vật, con vật ở xung quanh mình và các cảnh vật đó vô cùng dễ thương và đáng quý các con ạ
b. Đàm thoại và đọc trích dẫn:
+ Bài thơ có tên là gì? Do ai sáng tác
+ Bài thơ nói về ai?
- Trẻ hát
- Năm ngón tay .
- Để cầm, nắm, xúc cơm..
- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu
- Trẻ trả lời cô
- Lắng nghe cô đọc
- Em vẽ- Tác giả thanh hà
- Nói về bạn nhỏ
Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
 + Câu thơ đầu bạn nhỏ vẽ con gì ?
+ Tiếp theo bạn nhỏ vẽ con gì nữa ?
- Cô đọc trích dẫn :
Em vẽ con gà trống
Mào đỏ tươi
Em vẽ con mèo lười 
Nằm sưởi nắng
- Tiếp theo em bé còn vẽ đến con gì nữa?
- Em 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_ii_ban_than_nhanh_2_co_the.doc