Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Hiện tượng tự nhiên - Đề tài: Truyện: "Giọt nước tí xíu"

 I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên truyện, nhớ nội dung câu chuyện.

- Trẻ kể được tên các nhân vật trong truyện.

- Trẻ biết được quá trình tạo ra mưa.

2. Kỹ năng:

- Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, phân tích tổng hợp để trả lời được các câu hỏi của cô giáo.

- Phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ.

3. Thái độ:

- Hứng thú với những hình ảnh của truyện.

- Trẻ thích tham gia học bài.

II . Chuẩn bị:

- Tranh truyện: " Giọt nước tí xíu".

 

doc3 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 681 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Hiện tượng tự nhiên - Đề tài: Truyện: "Giọt nước tí xíu", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án hoạt động cho trẻ làm quen với văn học.
Chủ đề: Hiện tượng tự nhiên.
Tên đề tài truyện: " Giọt nước tí xíu".
Đối tượng: Lớp 4 Tuổi.
Số lượng:30 - 35 cháu.
Người soạn: Trần thị Quế.
Ngày soạn:
Người dạy: Trần thị Quế.
Ngày dạy:
 I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên truyện, nhớ nội dung câu chuyện.
- Trẻ kể được tên các nhân vật trong truyện.
- Trẻ biết được quá trình tạo ra mưa.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, phân tích tổng hợp để trả lời được các câu hỏi của cô giáo.
- Phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ.
3. Thái độ:
- Hứng thú với những hình ảnh của truyện.
- Trẻ thích tham gia học bài.
II . Chuẩn bị:
- Tranh truyện: " Giọt nước tí xíu".
- Máy tính có bài giảng điện tử câu chuyện: " Giọt nước tí xíu".
* Nội dung tích hợp: Âm nhạc, khám phá khoa học.
Hoạt động Học:
 Truyện : " Giọt nước tí xíu".
*HĐ 1: Gây hứng thú vào bài:
- Xúm xít! Xúm xít!
- Chúng mình lại đây với cô nào! Cô có điều thú vị dành tặng chúng mình đấy!( Cô mở Slide có hình ảnh mưa). Cô cho trẻ quan sát, đàm thoại dẫn dắt vào bài:
- Đây là hình ảnh gì?
- Chúng mình có biết quá trình tạo ra mưa như thế nào không?
- Hôm nay cô và các con cùng nhau tìm hiểu qua câu chuyện " Giọt nước tí xíu" của tác giả: Nguyễn Linh nhé!
*HĐ 2: Cô kể chuyện. 
- Cô kể chuyện cho trẻ nghe lần 1 cho trẻ nghe.
+ Đàm thoại: 
. Cô vừa kể cho chúng mình nghe câu chuyện gì? Do ai sáng tác?
. Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
. Bây giờ chúng mình cùng ngồi ngoan nghe cô kể câu chuyện này kết hợp tranh minh hoạ nhé!
- Cô kể chuyện lần 2 sử dụng tranh minh hoạ.
+ Đàm thoại: 
. Cô vừa kể câu chuyện gì?
. Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
. Ai đã rủ Tí Xíu đi chơi?
. Tí xíu có đi chơi không?
. Làm thế nào mà Tí Xíu bay lên được?
. Tí Xíu cùng các bạn của mình đã đi những đâu?
- Cuối cùng Tí Xíu có gặp lại mẹ được không?
( Cô gợi ý khi trẻ thấy lúng túng).
- Cô kể lần 3: Để hiểu sâu hơn nữa về quá trình tạo mưa cô mời các con cùng hướng lên màn hình nghe cô kể câu chuyện " Giọt nước tí xíu" một lần nữa nhé!
+ Đàm thoại: 
. Ông mặt trời đã nói với Tí Xíu những gì?
. Tí Xíu đã bay lên được nhờ điều gì?
. Trên đường đi chơi Tí Xíu gặp những ai?
. Qua câu chuyện này chúng mình học được điều gì?
( Những câu nào trẻ chưa trả lời được cô gợi ý để trẻ có thể tự tìm ra câu trả lời).
+ Giáo dục trẻ: Phải trải qua nhiềuquá trình như vậy mới tạo ra được hạt mưa vì vậy chúng mình phả biết tiết kiệm nước, không vứt rác xuống sông, kenh mương gây ô nhiễm nguồn nước, vứt rác đúng nơi quy định, giữ gìn và bảo vệ môi trường.
*HĐ 3: Kết thúc. 
- Cả lớp cầm tay nhau hát vang bài hát: “ Cho tôi đi làm mưa với”.
Cô nhận xét hoạt động, thưởng cờ cho trẻ hoạt động tích cực.
- Bên cô! Bên cô!
- Trẻ lại bên cô và ngồi quanh xốp.
- Trẻ chú ý nhìn lên màn hình quan sát.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời theo vốn hiểu biết của trẻ.
- Vâng ạ!
- Trẻ cú ý lắng nghe.
- Cảc lớp trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Vâng ạ!
- Trẻ chú ý lắng nghe cô kể.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời theo trí nhớ.
- Trẻ trả lời.
- Cá nhân trẻ trả lời.
- Trẻ nhìn lên màn ảnh và chú ý nghe cô kể chuỵện.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời theo trí nhớ.
- Trẻ rút ra bài học bnr thân.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ cầm tay nhau hát. 
- Trẻ vui vẻ nhận cờ.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_hien_tuong_tu_nhien_de_tai.doc