Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Hiện tượng thiên nhiên - Đề tài: Mưa từ đâu đến

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 - Trẻ biết một số hiện tượng tự nhiên ( gió, mây, mưa, sấm sét, sơ đồ vòng tuần hoàn của mưa ) và trẻ biết được lợi ích, tác hại của mưa. Trẻ biết chọn và sắp xếp tranh đúng trình tự của quá trình diễn ra mưa.

 - Rèn luyện kĩ năng quan sát hình ảnh.Dự đoán các hiện tượng sắp diễn ra.Và xếp đúng vòng tuần hoàn của mưa.

 - Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khỏe, ăn mặc phù hợp khi đi ngoài mưa: mặc áo mưa, che dù và tích cực tham gia vào các hoạt động cùng cô và bạn.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 1242 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Hiện tượng thiên nhiên - Đề tài: Mưa từ đâu đến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Trẻ biết một số hiện tượng tự nhiên ( gió, mây, mưa, sấm sét, sơ đồ vòng tuần hoàn của mưa) và trẻ biết được lợi ích, tác hại của mưa. Trẻ biết chọn và sắp xếp tranh đúng trình tự của quá trình diễn ra mưa.
 - Rèn luyện kĩ năng quan sát hình ảnh.Dự đoán các hiện tượng sắp diễn ra.Và xếp đúng vòng tuần hoàn của mưa.
 - Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khỏe, ăn mặc phù hợp khi đi ngoài mưa: mặc áo mưa, che dù và tích cực tham gia vào các hoạt động cùng cô và bạn.
 II. CHUẨN BỊ :
Trò chơi “Trời mưa”.
Hình ảnh và âm thanh của trời mưa, gió.
Hình ảnh mây trắng,mây đen, mặt trời,mặt nước.
Sơ đồ vòng tuần hoàn của mưa.
Một số hình ảnh người đi ngoài mưa: mặc áo mưa, che dù.
Hình ảnh cỏ cây, hoa lá tươi tốt.
Một số câu hỏi đàm thoại.
Video “Cho tôi đi làm mưa với”.
Tranh có đánh số về quá trình mưa cho trẻ sắp xếp.
 - Một số đồ dùng cho cháu hoạt động nhóm: bao nilon, giấy bìa cứng.
Trò chơi “ xếp tranh”.
 III.TIẾN TRÌNH HỌAT ĐỘNG:
Mở đầu họat động: 
Hoạt động cô
Hoạt động trẻ
Cô và trẻ cùng chơi trò chơi “Trời mưa”(2-3) lần.
Cô hỏi trẻ con biết gì về mưa hãy kể lại?
Cô giới thiệu bài và cho trẻ lặp lại .
- Trẻ chơi cùng cô.
- Trẻ kể tự do.
- Trẻ đồng thanh.
 2.Hoạt động trọng tâm:
 *Hoạt động 1: Quan sát trời mưa.
- Cô hỏi trẻ : các con có biết trước khi trời mưa thì không khí thế nào không?Khi mưa thì không khí rất là nóng bức. 
- Và mặt trời chiếu ánh nắng chói chang xuống mặt nước (slide 4)
 - Cô nói: khi mặt trời chiếu ánh nắng chói chang xuống mặt nước thì mặt nước bốc hơi ngưng tụ thành những đám mây trắng ( slide 5 ).
 - Sau đó cho quan sát slide 6: những đám mây trắng gặp gió chuyển dần thành mây đen và những giọt nước bắt đầu rơi xuống tạo thành cơn mưa.
 - Cô nhắc lại quá trình tạo thành mưa và cho trẻ xem sơ đồ mưa và cho trẻ lặp lại quá trình mưa theo cô.
- Cô nói mưa có mặt ở khắp mọi nơi : mưa ở đất liền,mưa ở ao, hồ ,sông, suối( side 8,side 9).
 - Cô hỏi trẻ về lợi ích của mưa: vậy mưa có lợi ích gì nào?
 - Cô cho trẻ xem các hình ảnh về lợi ích của mưa qua slide 10.
 - Bên cạnh những lợi ích đó thì mưa to sẽ gây ra một số tác hại.Các con biết tác hại đó là gì không?
 - Cô cho trẻ xem các hình ảnh về tác hại của mưa qua slide 11.
 -Mưa còn có thể gây bệnh cho con người nữa đó,vì vậy phải làm gì khi đi ngoài mưa mà không bị bệnh?
- Cô giáo dục cháu khi di ngoài mưa phải biết mặc áo mưa che dù,không đứng dưới gốc cây to qua hình ảnh ở slide 12.
 *Hoạt động 2: Trò chơi “xếp tranh” (slide 13 )
- Cô chia lớp ra làm 4 đội xếp tranh theo thứ tự quá trình tạo thành mưa dưới hình thức thi đua.Đội nào xếp hình nhanh nhất và đúng sẽ được tuyên dương.
- Cô hướng dẫn cách xếp.
- Quan sát cháu xếp.
Nắng chiếu mặt nước
Mưa
Nước bốc hơi thành mây
Mâây đen
2
3
1 Trẻ
4
- Cô nhận xét kết quả và tuyên dương đội nhanh nhất.
* Hoạt động 3: Hoạt động nhóm ( slide 14).
- Cho trẻ chia thành 2 nhóm:
+ Nhóm 1: tạo thành hình chiếc ô(cây dù).
+ Nhóm 2: tạo thành áo mưa.
- Cô quan sát nhận xét sản phẩm.
* Hoạt động kết thúc: vận động bài hát “cho tôi đi làm mưa với”( slide 15).
- Cô và trẻ cùng vận động bài hát: “cho tôi đi làm mưa với”.	
- Trẻ trả lời.
- Trẻ quan sát .
- Trẻ quan sát nhận xét và lắng nghe cô.
-Trẻ xem tranh. 
-Trẻ lắng nghe, quan sát và lặp lại.
- Trẻ lắng nghe và quan sát.
- Trẻ trả lời theo hiểu biết.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ trả lời theo hiểu biết.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ trả lời theo sự hiểu biết của mình.
- Trẻ lắng nghe quan sát.
- Trẻ chia nhóm thực hiện.
- Cháu thực hiện xếp tranh theo yêu cầu của cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chia nhóm và thực hiện.
-Trẻ lắng nghe.
- Trẻ vận động cùng cô.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_hien_tuong_thien_nhien_de_t.doc
Giáo án liên quan