Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình - Đậu Thị Nghiêm

I/ Mục tiêu chung:

1.Phát triển thể chất

*Giáo dục dinh dưỡng- sức khỏe:

 Trẻ làm quen với các món ăn trong gia đình và các thực phẩm cần thiết cho gia đình và ích lợi của các thực phẩm đó.

- Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe

+ Nhận biết dạng chế biến đơn giản của một số thực phẩm, món ăn trong gia đình

+ Nhận biết các bữa ăn trong ngày và lợi ích của ăn uống đủ lượng và đủ chất

+ Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật ( ỉa chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng )

- Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt

Tập đánh răng, rèn các thao tác rửa tay bằng xà phòng

-Đi vệ sinh đúng nơi quy định

- Giữ gìn sức khỏe và an toàn: Tập luyện một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe

Lợi ích của việc giữu gìn vệ sinh thân thể,vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người

 

doc78 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 12/02/2022 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình - Đậu Thị Nghiêm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tự hào về ngôi nhà của mình
- Cho cả lớp hát cùng cô 2-3 lần
Dạy trẻ hát dưới các hình thức tập thể,tổ nhóm, cá nhân, hát nối tiếp từng câu.
2/TCÂN: Ai nhanh nhất
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách , luật chơi và tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần.
3/Nghe hát: Niềm vui gia đình
- Cô giới thiệu bài hát : Gia đình là nơi tổ ấm che chở cho các con, là nơi các con được yêu thương nhất
Cô đọc: “tổ ấm gia đình.càng thêm mặn nồng” đó là lời bài hát “Niềm vui gia đình”
và hát cho trẻ nghe 2- 3 lần..
+ Lần 1: Hát kết hợp nét mặt cử chỉ
+ lần 2: Cho trẻ nghe đài và vận động theo bài hát
* Hoạt động3: Kết thúc
- Cho trẻ vẽ ngôi nhà của mình
- Cô nhận xét, tuyên dương, động viên
- Cô giáo dục trẻ
-Trẻ đọc thơ và trả lời các câu hỏi của cô giáo
Trẻ chú ý lắng nghe cô giáo hát và hưởng ứng theo giai điệu
Trẻ tập hát nhiệt tình
Trẻ chơi nhiệt tình
Trẻ hưởng ứng theo giai điệu bài hát cùng cô giáo
IV. Nhật ký ngày:
KẾ HOẠCH NGÀY
(Thứ4 ngày 27 tháng 10 năm 2010)
 HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH : LQVH
 Kể chuyện : Tích chu
I. Mục đích:
 *Kiến thức:
Trẻ hiểu nội dung, nắm trình tự nội dung truyện
,nhớ tên các nhân vật trong câu truyện
*Kĩ năng:
-Trẻ diễn đạt được tính cách,lời nói biểu cảm theo ngôn ngữ, tính cách nhân vật trong truyện tích chu
-Trẻ thể hiện được ngôn ngữ nhân vật một cách diễn cảm
*Thái độ
Giáo dục trẻ biết yêu quý, giúp đỡ, quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
II.    Chuẩn bị:
Khung sân khấu đơn giản
-Tranh truyện Tích Chu
-Rối tay các nhân vật trong truyện
III. Tiến hành:
 Hoạt động cuả cô
 Hoạt động của trẻ
 * Hoạt động1 :ổn định và giới thiệu bài
- Cô và trẻ cùng hát bài “ Cháu yêu bà” 
- Cô hỏi trẻ vừa hát về ai? 
- Nhà con có bà không? Hằng ngày bà con thường làm gì? 
- Con thường làm gì để giúp bà
 - Có một câu chuyện kể về một cậu bé ở với bà, được bà thương yêu chăm sóc nhưng cậu không biết thương bà mà ham chơi với bạn bè. Bà làm việc vất vả và bị ốm khát nước ma không ai mang nước cho bà uống nên bà phải hóa thành chim để bay đi kiếm nước và để biết cậu bé Tích Chu hối hận như thế nào thì hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện “Tích Chu”. Các con hãy lắng nghe cô kể nhe
* Hoạt động 2: Bài mới
* Cô kể lần 1: Không tranh , hỏi tên truyện?
 tên nhân vật?
- Kể lần 2: kết hợp tranh về nội dung câu chuyện
*Trích dẫn, đàm thoại 
 - Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện có tên là gì?
 -Trong câu chuyện này có những nhân vật nào?
 - Các con đếm xem có mấy người tất cả?.
 - Tích Chu sống với ai??
 - Bà ngoại thương Tích Chu như thế nào?
 - Còn Tích Chu đối với bà ngoại thì sao?
 - Vì sao bà ốm?
 - Bà biến thành chim bay đi đâu?
- Thấy bà biến thành chim Tích Chu như thế nào?
 - Ai đã giúp Tích Chu cứu bà trở lại làm người?
 - Về sau Tích Chu ở với bà như thế nào
- Qua câu chuyện này con rút ra được bài học gì?
=> Các con ạ! Qua câu chuyện Tích Chu các con nhớ là phải thương yêu và chăm sóc người thân, giúp đỡ người thân như ông bà, bố mẹ. các con nhớ chưa nào? 
Khi các con kể câu chuyện này thì các con kể giọng chậm rãi, giọng của bà thì mệt mỏi, giọng Tích Chu hốt hoảng ,to và nhanh, về sau giọng của bà hiền từ
. * Kể cho trẻ nghe lần 3 qua tranh, qua rối tay
* Hoạt động 3:Trò chơi: Lấy tăm cho bà
-Cô nêu luật chơi, cách chơi và cho trẻ chơi trong 3 phút
* Hoạt động 4: Kết thúc;
-Cho trẻ đọc bài thơ “Lấy tăm cho bà” và đi ra ngoài.
- Cô nhận xét, tuyên dương, động viên và giáo dục trẻ
-Trẻ hát và trả lời các câu hỏi
Trẻ chú ý nghe cô giáo kể chuyện một cách say sưa
Trẻ trả lời các câu hỏi của cô giáo
- Trẻ chơi nhiệt tình
IV. Nhật ký ngày:
 KẾ HOẠCH NGÀY
(Thứ5 ngày 28 tháng 10 năm 2010)
 HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH THỂ DỤC
 Ném trúng đích ngang xa 2m
I. Mục đích:
 1- Kiến thức:
- Hình thành ở trẻ vận động ném 
- Trẻ biết cầm bao cát và ném trúng đích nằm ngang
- Trẻ hứng thú, tự giác luyện tập
2- Kĩ năng:
- Trẻ biết và nhớ kĩ năng ném trúng đích nằm ngang ( đưa tay ngang tầm mắt và ném)
3. Thái độ : Ham thích tham gia tập luyện
II.    Chuẩn bị:
1, Đồ dùng của cô
Sân tập sạch sẽ, đảm bảo an toàn
Trang phục gọn gàng, thoải mái
2, Đồ dùng của trẻ
-5- 10 bao cát
- mũ cáo , thỏ Trang phục cho trẻ gọn gàng
III. Tiến hành:
 Hoạt động cuả cô
 Hoạt động của trẻ
Cô cùng trẻ tham quan thời tiết trong ngày, cô kiểm tra sức khỏe và nhắc nhở trẻ bỏ guốc dép ngay nắn đúng nơi quy định 
Trò chuyện với trẻ về cách luyện tập để tăng cường sức khỏe của gia đình trẻ.
* Hoạt động 1:ổn định tổ chức 
Cô và trẻ đi từ ngoài vào hát bài niềm vui gia đình
Cô giáo thiệu hội thi “ ở nhà chủ nhật” Gồm có nhiều gia đình tham dự trẻ vỗ tay chào các cô các bác đến để cổ vũ hội thi “ ở nhà chủ nhật”
* Hoạt động 2: Bài mới:
1/Khởi động
Cho trẻ làm đoàn tàu đi vòng tròn theo hiệu lệnh của cô
Trẻ đúng thành hai hàng dọc cô yêu cầu điểm số 1-2 và tách từ hai hàng dọc làm 4 hàng dọc( Các bạn số 2 bước sang trái 2 bước để 2 hàng dọc thành 4 hàng dọc)
2: Trọng động: 
*BT PTC: 
Tay: 2 tay thay nhau quay dọc thân
Chân: ngồi xổm dứng lên
Bụng:Đứng quay người sang hai bên
Bật: tiến phía
* VĐCB: 
Cô giới thiệu tên vận động
Cô làm mẫu lần 1 không phân tích 
Lần 2 cô vừa làm mẫu vừa phân tích động tác : tay cầm bao cát giơ ngang tầm mắt, đứng chân trước, chân sau, nhằm thẳng vào đích và ném
 - Cho 1.2 trẻ làm thử ®cả lớp nhận xét
 - Trẻ thực hiện:
 + Cả lớp mô phỏng động tác 1,2 lần 
-> từng tốp 4 trẻ
 - Những trẻ tập chưa đúng chưa mạnh dạn thi cô động viên và tập cùng trẻ
 +Cho đại diện 2 nhóm ở hai tổ lên thi đua 
 - Khi trẻ tập cô quan sát phát hiện để sửa sai và khuyến khích trẻ tập
* Hoạt động 3: TC vận động “Cáo và Thỏ”
-Cô nêu luật chơi, cách chơi và cho trẻ chơi 4 lần
3,Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng quanh sân tập(2,3 phút)
Cho trẻ làmchim bay, đi lại nhẹ nhàng hít thở sâu
* Hoạt động 4: Kết thúc:
- Cô nhận xét, tuyên dương, động viên và giáo dục trẻ
Trẻ tham quan thời tiết cùng cô giáo và trò chuyện cùng cô
Trẻ hát theo yêu cầu của cô
-Trẻ đi theo các yêu cầu của cô
Trẻ tập cùng cô giáo
-Trẻ chú ý nghe cô giáo giảng bài và làm mẫu
Trẻ thực hiện nhiệt tình
- Trẻ chơi trò chơi nhiệt tình
IV. Nhật ký ngày:
KẾ HOẠCH NGÀY
(Thứ 6 ngày 29 tháng 10 năm 2010)
 HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH: LQVT
 Nhận biết, phân biệt hình vuông, hình tròn, hình tam giác
I. Mục đích:
*Kiến thức Trẻ nhớ tên và nhận biết các tính chất cơ bản của các hình học : vuông, tròn, tam giác, chữ nhật; hình lăn được, không lăn được, có góc hay không có góc, có cạnh hay không có cạnhthông qua các kỹ năng sờ, lăn hình
*Kĩ năng: 
- Trẻ nhận biết các vật theo hình dạng
- Phát triển khả năng nhận thức của trẻ ( tư duy, so sánh, trí nhớ)
- Phát triển vận động và ngôn ngữ cho trẻ đặc biệt là các thuật ngữ : “lăn được,không lăn được, có góc, không có góc, có cạnh, không có cạnh”
*Thái độ: 
Giáo dục trẻ học ngoan, tập trung chú ý trả lời các câu hỏi
II.    Chuẩn bị:
- Các hình vuông, tròn, tam giác,
- Các đồ vật có dạng hình vuông, tròn, tam giác
III. Tiến hành:
 Hoạt động cuả cô
 Hoạt động của trẻ
 * Hoạt động 1: ổn định và giới thiệu bài
Cô và trẻ hát bài “Nhà của tôi” 
- Trò chuyện về ngôi nhà của trẻ và giới thiệu bài 
* Hoạt động 2:Bài mới
1/ Ôn gọi tên hình vuông, hình chữ nhật.
Trò chơi “ Chiếc túi kỳ lạ” : trẻ nghe nhạc, hát và chuyền tay nhau chiếc túi, khi ngưng hát, bé nào đang cầm chiếc túi thì lấy và gọi tên một hình : “ Đây là hình tròn, nó có màu gì ?”
Tương tự với hình vuông, hình tam giác
2/ Phân biệt tròn,hình vuông, hình chữ nhật.
a. Phân biệt hình tròn vưới hình vuông và hình tam giác
*Cho trẻ lăn hình.
Hỏi trẻ:
 - Hình nào lăn được?
- Hình nào không lăn được?
- Vì sao?
* Cho trẻ sờ đường bao của hình:
- Hình tròn có đường bao cong
- Hình vuông, hình chữ nhật có đường bao là các cạnh và các góc
- Cô tổng hợp lại : Hình tròn khác hình vuông và hình tam giác ở chỗ hình tròn lăn được vì cố đường bao cong, còn hình vuông và hình tam giác không lăn được vì có đường bao là các cạnh và các góc.
b/ Phân biệt hình vuông với hình tam giác
- Bây giờ các con hãy lấy cho cô hình vuông nào
- Cho trẻ nhận xét đặc điểm của hình vuông 
- Vậy hãy lấy cho cô hình tam giác và xem hình tam giác có đặc điểm gì.
- Như vậy, hình vuông và hình tam giác có đặc điểm gì giống nhau?
- Hình vuông và hình tam giác có đặc điểm gì khác nhau?
+ Hình vuông: có 4 cạnh 
+ Hình chữ nhật: có 3 cạnh dài 
=> Cô tổng hợp lại: Như vậy, hình vuông và hình tam giác giống nhau ở chỗ đều có đường bao là các cạnh và các góc và khác nhau ở chỗ hình tam giác có 3 cạnh còn hình vuông có 4 cạnh
* Luyện tập, củng cố:
Phát mỗi trẻ 1 rổ đựng nhiều thẻ có hình những đồ vật là các hình học: vuông, tròn, tam giác, chữ nhậtTrẻ sẽ lấy theo yêu cầu của cô: hình lăn được, không lăn được
Trẻ chọn những đồ vật có hình dạng giống như hình học dán sẵn trên bản để gắn vào các ô còn lại.
( Trẻ thực hiện trong vòng một đoạn nhạc )
* Hoạt động 3: Kết thúc
- Cô nhận xét, tuyên dương, động viên và giáo dục trẻ
Trẻ hát và trả lời các câu hỏi của cô
Trẻ chơi nhiệt tình
Trẻ trải nghiệm và trả lời các câu hỏi của cô
 - có đường bao là các cạnh và các góc, có 4 cạnh
có đường bao là các cạnh và các góc, có 3 cạnh
 - đều có đường bao là các cạnh và các góc
Trẻ chơi thực hành hứng thú
IV. Nhật ký ngày:
 VII: KẾ HOẠCH TUẦN 3: Nhu cầu gia đình ( 2 tuần)
 ( Từ ngày 01/11 – 05/11 năm 2010)
 Thứ 
Các hoạt động
Hai
Ba
Tư
Năm
Sáu
ĐÓN TRẺ
-Tập trên nền nhạc của trường các động tác hho hấp, tay, chân, thân, bật, tập bài tập airôbic.
*Hỏi trẻ trong gia đình mình có những đồ dùng gì ?
-Cho trẻ xem tranh về các đồ dùng trong gia đình( đồ dùng để ăn, đồ dùng để mặc 
, đồ dùng để uống).
-Hỏi trẻ bức tranh này vẽ gì?
-Bát đĩa , thìa dùng để làm gì ?
-Quần áo trong bức tranh có màu gì? dùng để làm gì?
- Cốc , chén, ly dùng để làm gì?
THỂ DỤC SÁNG
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH
KPKH:
Bé tìm hiểu về đồ dùng gia đình
Tạo hình
Cắt và dán đồ dùng gia đình từ tranh ảnh sưu tầm
Âm nhạc:
- DH: Mẹ đi vắng
- NH: Lý dĩa bánh bò
- TC:ô cửa bí mật
Văn học:

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_gia_dinh_dau_thi_nghiem.doc
Giáo án liên quan