Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình thân yêu của bé (Bản đẹp)

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

- Trẻ biết gọi tên các thành viên trong gia đình: Ông bà, bố mẹ, anh chị,em

- Trẻ biết được các công việc của từng thành viên trong gia đình

- Biết một số người trong họ hàng của mình: Cô, gì, chú , bác.

2. Kỹ năng:

- Rèn cho trẻ gọi đúng tên các thành viên trong gia đình: Ông, ba, bố, mẹ, anh, chị, em và một số thành viên là người thân của gia đình: Cô, gì, chú, bác.

- Phát triển trí nhớ, ngôn ngữ, xúc cảm, tình cảm gia đình cho trẻ.

- Hình thành và rèn luyện sự quan tâm, chia sẻ của trẻ đôi với những người thân trong gia đình.

 

doc52 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 12/02/2022 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình thân yêu của bé (Bản đẹp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ò chuyện về tết trung thu:
 I: Yêu cầu:
 1. Kiến thức:
 - Giúp trẻ hiểu hơn ý nghĩa của ngày tết trung thu, tết dành cho các bé, tết có chị Hằng, chú Cuội, có quà bánh trung thu.
 - Khuyến khích tinh thần mong muốn háo hức đón tết trung thu của bé
 - Trẻ biết được đêm tết trung thu có mâm cỗ, có múa sư tử,có đèn lồng,rước đèn ông sao và hứng thú hát cùng cô
 - Qua tranh trẻ biêt gọi tên và hành động của mọi người trong tranh.
 - Phát triển trí nhớ, ngôn ngữ, tưởng tượng cho trẻ
 2. Kĩ năng:
 - Trẻ nói rõ ràng trọn câu 5-6 từ.
 - Trẻ biết bắt chước một vài hành động của người trong tranh.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục trẻ có tình yêu thiên nhiên,yêu quê hương.
 - Giáo dục trẻ biết ngoan ngoãn vâng lời mọi người.
 II: Chuẩn bị:
 - Tranh vẽ cảnh tết trung thu.
 - Đàn ghi bài hát rước đèn. 
 - Sân bãi sạch sẽ, an toàn cho trẻ
 - Vị trí sân chơi hợp lý, thuận lợi cho việc trò chuyện vè ngày tết trung thu. 
III: Tiến hành:
 Hoạt động của cô
 Dự kiến HĐ của trẻ
* Hoạt động1: ổn định – giới thiệu bài
- Cô thu hút, dẫn trẻ đi tham quan và giới thiệu tranh về ngày tết trung thu.
- Cô trò chuyện với trẻ 1 số hình ảnh trong tranh,
Dẫn dắt vào nội dung chính: “Trò chuyện về ngày tết trung thu”.
- Cô hỏi trẻ 1 số câu hỏi và động viên , giúp đỡ trẻ trả lời.
- Đố các con sắp đến ngày tết gì mà có chị hằng, chú cuội xuống chơi. 
- Ngày tết trung thu sẽ có những gì?( bánh trung thu, đèn ông sao, đèn lồng).
- Bố mẹ đã mua gì cho các con?
- Các con có thích tết trung thu không? vì sao?
- Cô cho trẻ hát bài “Rước đèn dưới trăng” cùng cô.
* Họat động 2 : Cho trẻ chơi trò chơi.
 Múa sư tử và hát những bài hát có nội dung về ngày tết trung thu.
- Trẻ đi tham quan .
- Trẻ quan sát và biết được 1 số hình ảnh trong tranh theo gợi ý của cô.
- Trẻ chú ý lắng nghe cô giới thiệu.
- Trẻ trả lời 1 số câu hỏi cô đưa ra
- Trẻ chơi trò chơi.
 Hoạt động ngoài trời
HĐCMĐ: “ Quan sát cây xoài”
 TCVĐ: Gieo hạt 
 * Chơi tự do: Cô bao quát trẻ chơi.
 Hoạt động góc
Hoạt động chiều.
 Cho trẻ làm quen bài : “Rước Đèn”
1. Yêu cầu:
 - Trẻ hứng thú hát theo cô., biết được tên bài hát.
2. Chuẩn bị:
 - Cô hát thuộc bài hát, hát diễn cảm
 - Đàn ghi bài hát
3. Chuẩn bị:
- Cô cho trẻ xem chiếc đèn ông sao
- Hỏi trẻ: Cái gì đây? 
- Các con có bíêt sắp đến ngày gì không?Đó là ngày gì?
- Vào đêm rằm trung thu bố mẹ thường mua gì cho các con.
- Đó cũng là nôin dung bài hát: “Rước đèn”mà hôm nay cô cho các con làm quen đấy, các con có thích không?
- Cô hát trẻ nghe 2 lần
- Cho cả lớp hát theo cô nhiều lần.
- Quá trình trẻ hát cô động viên khuyến khích trẻ hát to, hát rõ lời.
- Các con vừa hát bài gì?
- Cho cả lớp hát lại lần cuối.
* Kết thúc: Cho trẻ chơi T/c: “Lộn cầu vồng”
 Vệ sinh- trả trẻ
 Đánh giá các HĐ cuối ngày của trẻ
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ 5 ngày 23 tháng 9 năm 2010
 Hoạt động có chủ đích
Phát triển tình cảm – xã hội
 Âm nhạc: DH: “Rước Đèn”
 NH: Rước đèn dưới trăng
 Chơi: Rước đèn.
I. Yêu cầu:
1. Kiến thức: - Trẻ hứng thú nghe cô hát, nhớ tên bài hát và thích hưởng ứng cùng cô.
 - Trẻ hát được theo cô bài “Rước Đèn” hứng thú hát.
2.Kỹ năng: - Trẻ biết kỹ năng vận động nhịp nhàng theo nhịp lời bài hát (1 tay duỗi thẳng ,1 tay cong nhấc lên nhấc xuống giống rước đèn ông sao , chân dậm đều.
3. Giáo dục: - Giáo dục trẻ, có tình yêu quê hương ngoan ngoãn vâng lời cô giáo, người lớn tuổi.
II. Chuẩn bị:
 - Đàn ghi các bài hát
 - Đèn ông sao
 - Cô vận động tốt bài: “Rước đèn”
III. Tiến hành:
 Hoạt động của cô
 Dự kiến HĐ của trẻ.
* HĐ1: Vận động: Bài “Rước đèn”
- Cô đưa đèn ông sao ra giới thiệu với trẻ.
- Cô có gì đây?
- Đèn ông sao có đẹp không?
- Đèn có màu gì?
- Thế chúng mình có biết đèn ông sao để rước vào ngày gì không?
- Vào ngày 15 /8 ( âm lịch) hàng năm là ngày tết trung thu, ban đem trăng rất sáng, các bạn đều có đèn ông sao, đèn lồng được bố mẹ đưa đi đến để rước đèn. Thế các con có thích rước đèn trong đêm trung thu không?
- Hôm nay cô sẽ dạy các con cách vận động bài: “Rước đèn” để đem trung thu sắp tới các con rước đèn thật giỏi nhớ chưa nào?
* Cô vận động mẫu cho trẻ xem: 2 lần
L2: Có phân tích cách vận động rõ ràng.
- Chân cô đứng tự nhiên, 1 tay thẳng, 1 tay cong khuỷu tay, chân dậm đều kết hợp lời bài hát, đồng thời tay đưa lên, đưa xuống.
* Cho trẻ vận động theo cô 
- Cô cho cả lớp vận động cùng cô nhiều lần.
- Cho tổ , nhóm , cá nhân vận động cùng cô
- Quá trình trẻ vận động, cô động viên và sửa sai cho trẻ
* Các con vừa vận động bài gì ?
- Giáo dục trẻ biết phối hợp cùng bạn vận động không xô đẩy 
* HĐ2 : Nghe hát : “Rước đèn dưới ánh trăng“
- Cô hỏi trẻ : Đố các bạn đèn ông sao có mấy cánh . Trẻ không nói để cô đếm cho trẻ nói theo và cô cũng có bài hát rước đèn dưới ánh trăng , giờ cô sẽ hát tặng các con ...
- Cô hát lần 1, không ming hoạ 
- Hát lần 2-3 , minh hoạ theo động tác, khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng cô
Kết thúc : Cho trẻ vận động đi ra ngoài
Đèn ông sao
 Có ạ
Màu đỏ, xanh...
Đêm trung thu
Có ạ
Trẻ chú ý xem cô vận động.
Cả lớp vận động cùng cô.
Bài rước đèn.
5 cánh
Chú ý nghe cô hát
 Hoạt động ngoài trời.
 HĐCMĐ: “Quan sát đồ chơi có màu xanh”
 TCVĐ : Dung dăng dung dẻ
 CTD : Cô bao quát trẻ chơi
Hoạt động góc
 Hoạt động chiều
* Cho trẻ xem tranh về gia chủ đề
Cô trò chuyện với trẻ, hỏi trẻ trong gia đinh mình có những ai.
Thế hàng ngày ông thường làm gì?
Bà của con làm gì?
Cô có tranh vẽ về cảnh sinh hoạt gia đình các con xem đây là ai?
Bé đang làm gì?
Lần lượt cho trẻ xem tranh cô đã chuẩn bị
Đàm thoại cùng trẻ 
Giáo dục trẻ biết ngoan ngoãn, lễ phép với mọi người lớn tuổi, người thân trong gia đình.
Kết thúc : Cô và trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau”
* Chơi tự do với đồ chơi ( Cô bao quát trẻ chơi)
 Vệ sinh – Trả trẻ.
Đánh giá các HĐ trong ngày của trẻ. 
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 --------------------------------------------------------------------
 Thứ 6 ngày 24 tháng 9 năm 2010
 Hoạt động có mục đích
 Phát triển tình cảm – Xã hội.
 Xâu vòng tặng chị Hằng
 I. Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: Trẻ biết tay phải cầm dây, tay trái cầm hạt, để xâu các hạt vào dây thành vòng tặng chị Hằng.
- Kỹ năng: 	Luyện kỹ năng xâu
- Giáo dục: Trẻ thích được chơi xâu vòng 
 II. Chuẩn bị: 
 - Mỗi trẻ 1 rổ, 1-2 dây, hạt các màu
- Nơi bày sản phẩm có tranh chị Hằng
III. Tiến hành:
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1:
 - Trò chuyện với trẻ: Sắp đến ngày trung thu, ngày tết trung thu có ai? Các con có muốn xâu vòng tặng chị Hằng không?
* Hoạt động 1: Xâu vòng
- Cô làm mẫu 1 lần cho trẻ quan sát và đàm thoại các câu hỏi.
- Muốn xâu vòng cần có những gì?
- Tay phải cầm gì?
- Tay trái cầm gì ? hạt màu gì?
- Khi xâu vòng cô làm gì?
- Vòng này để tặng ai?
- Cho 1 trẻ lên xâu trước.
- Trẻ thực hiện
- Cho cả lớp cùng chơi, cô quan sát hướng dẫn trẻ chơi, kết hợp hỏi trẻ câu hỏi: Con chơi gì đây? Con xâu vòng tặng ai?
Trẻ xâu vòng cô giúp trẻ buộc lại thành vòng. Khuyến khích trẻ xâu nhanh, xâu được nhiều vòng.
* Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm
Kết thúc cho trẻ đưa vòng lên tặng Chị Hằng
-Trẻ kể tên
- Có ạ!
- Trẻ xem cô xâu và đàm thoại theo câu hỏi của cô.
- Dây, hạt
- Cầm dây
- Cầm hạt...
- Cô buộc dây lại
- Tặng chị Hằng ạ!
- 1 trẻ lên xâu trước
- Trẻ chơi xâu vòng.
- Xâu Vòng
- Tặng chị Hằng
- Trẻ đưa vòng lên tặng chị Hằng
 Hoạt động ngoài trời
 HĐCMĐ: Quan sát tranh về tết trung thu
 TCVĐ: Dung dăng dung dẻ
 Chơi tự do : Cô bao quát trẻ chơi
 Hoạt động góc
 Hoạt động chiều:
 Vui tết trung thu. 
 vệ sinh - trả trẻ
 Đánh giá các HĐ trong ngày của trẻ.
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 --------------------------------------------------------------------
 Kế hoạch giáo dục chủ đề: gia đình thân yêu của bé 
 Tuần 3: (Từ ngày 27/9 đến ngày 1/10)
 Thứ 2 ngày 27 tháng 9 năm 2010
 Đón trẻ
 - Cô trò chuyện với trẻ về những người thân trong gia đình bé có Ông, bà, bố mẹ, anh, chị......
 -Trẻ biết được công việc của các thành viên trong gia đình
- ở nhà, mẹ các con thường phải làm gì? Bố làm gì?
- Ngày nghỉ bố mẹ thường đưa các con đi chơi ở đâu
- Cô trò chuyện với trẻ về tên một số bạn trong lớp, đặt một số câu hỏi gợi mở chủ đề của hoạt động chơi tập có chủ đích.
- Hàng ngày đến lớp các con làm những gì?
- Khi chơi các con chơi với ai? Nhiều bạn chơi có thích không?
 Thể dục sáng:
 Tập với bài: “ồ sao bé không lắc”
1. Khởi động: 
 - Cho trẻ nối đuôi nhau đi thành vòng tròn, kết hơp các kiểu đi..
2. Trọng động: 
+ Động tác Hô hấp " Ngửi hoa"
 - Đưa 2 tay lên mũi hít thật sâu để " ngửi hoa"rồi thở mạnh ra 2-3 lần 
+ Động tác tay:
 - TTCB: Đứng tự nhiên,

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_gia_dinh_than_yeu_cua_be_ba.doc