Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình - Nguyễn Thị Kim Thúy

Mục tiêu:

XÁC ĐỊNH 5 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN

I. Phát triển thể chất

 * Dinh dưỡng và sức khỏe

- Biết tên một số thực phẩm quen thuộc, một số món ăn hằng ngày trong gia đình và cách chế biến đơn giản.

- Biết ích lợi của việc luyện tập, ăn uống và bữa ăn đa dạng thực phẩm đối với sức khỏe.

- Biết làm làm một số công việc tự phục vụ đơn giản ( đánh răng, rửa mặt, rửa tay bằng xà phòng, mặc quần áo).

- Có một số hành vi tốt trong việc giữ gìn sức khỏe: gọi người lớn khi ốm, đau, mặc quần áo phù hợp với thời tiết.

- Biết sử dụng hợp lí các dụng cụ ăn uống và một số vật dụng trong gia đình.

* Vận động:

- Biết phối hợp thực hiện các vận động cơ bản: Ném xa bằng hai tay, bò chui qua cổng; Thực hiện được một số vận động khéo léo của bàn tay, ngón tay.

 

doc47 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 521 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình - Nguyễn Thị Kim Thúy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 râu, nét mặt, nếp nhăn, quần áo ) 
 2. Kỹ năng: Trẻ biết vẽ được các bộ phận của cơ thể con người 
 3. Giáo dục: - Giáo dục trẻ yêu quý bố mẹ, ông bà, anh chị em trong gia đình 
II. Chuẩn bị : 
- Tranh vẽ về gia đình 
 - Giấy, bút chì, bút màu
 III. Cách tiến hành: 
1. Hoạt động1: Bé trò chuyện cùng cô
- Cô treo tranh “gia đình bé” ( Cho trẻ quan sát 3 tranh và khuyến khích trẻ nêu nhận xét từng tranh)
 - Trong tranh này vẽ những gì?
 - Vì sao con biết đây là bố, mẹ, ông bà
 - Trẻ đàm thoại về những người trong gia đình :vóc dáng, nét mặt, cách ăn mặc, quần áo, mũ, dép ) 
 - À, bây giờ các bạn có muốn làm những quyển album về gia đình mình không?
- Nhưng trước tiên chúng ta phải có hình của người thân của mình. Bây giờ chúng ta cùng vẽ những người thân của mình nha.
2. Hoạt động 2: Họa sĩ nhí
Cô hướng dẫn trẻ vẽ
- Khi trẻ thực hiện, cô thường xuyên quan sát và động viên trẻ.
 - Khuyến khích sự sáng tạo của trẻ. (vẽ hoa thêm vào áo,)
 - Hướng dẫn thêm cho trẻ cách tô màu hợp lí và chính xác hơn 
4. Hoạt động 4 : Bé thích bài nào.
+ Nhận xét sản phẩm 
- Khi trẻ vẽ xong cô trưng bày tranh của trẻ sau đó cô gọi nhiều cháu lên nhận xét tranh 
- Cô hỏi : “Cháu thích tranh nào” 
- Vì sao cháu thích?
- Sau đó cô nhận xét thêm một số tranh vẽ có sáng tạo ( nói lên cái đẹp của bức tranh cho trẻ hiểu ) 
- Động viên vài tranh vẽ chưa đẹp 
- Giáo dục trẻ yêu mến quan tâm những người thân trong gia đình 
Cô cho cả lớp hát và vận động theo bài hát “Cả nhà thương nhau”
Thứ , ngày  tháng  năm 2011
LVPTNN
Chuyện “TÍCH CHU”
I. Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: Trẻ biết tên và các nhân vật trong chuyện, trẻ hiểu được nội dung câu chuyện (Tích Chu không ngoan, không chăm sóc bà lúc bà bệnh nên bà đã hóa thành chim bay đi, nhưng cuối cùng Tích Chu cũng đã biết lỗi của mình và đã đi tìm nước thần về cứu bà)
- Kỹ năng: Chú ý nghe cô kể, nhớ lời thoại và trả lời được các câu hỏi của cô, trẻ kể tóm tắc lại nội dung câu chuyện.
- Giáo dục: Giáo dục trẻ biết yêu thương những người trong gia đình, vâng lời bố mẹ, ông bà và biết giúp đỡ bà khi bà ốm.
Chuẩn bị :
- Tranh truyện
- Giáo án trên máy
- Trang phục cho trẻ đóng vai: áo, mũ chim, cánh chim,
Cách tiến hành:
1. Hoạt động 1: Bé cùng lắng nghe
Mở đầu hoạt động: Hát “Cháu yêu bà”.
Cho trẻ hát : “ Cháu yêu bà”
Trong bài hát vừa rồi có những ai con? Thế các con có thương yêu bà của mình không? 
Thương yêu bà các con phải làm gì?( Trẻ nêu ý kiến)
Các con biết không có một cậu bé tên là Tích chu, Tích chu cũng rất yêu bà , nhưng vì mãi ham chơi đã quen chăm sóc bà vậy chuyện gì đã xảy ra với bà và cậu bé. Bây giờ các con hãy lắng nghe cô kể nhé. ( Cô giới thiệu tên câu chuyện. 
- Câu chuyện có tên là “Tích Chu”
2. Hoạt động 2: Kể chuyện bé nghe
Cô kể lần 1 với giọng điệu thích hợp
Tóm tắt nội dung câu chuyện: Tích Chu không ngoan, không chăm sóc bà lúc bà bệnh nên bà đã hóa thành chim bay đi, nhưng cuối cùng Tích Chu cũng đã biết lỗi của mình và nhờ sự chỉ dẫn của bà tiên, Tích Chu đã đi tìm nước thần về cứu bà. Từ đó, Tích Chu rất hiếu thảo với bà.
Cô kể lần 2 kết hợp với tranh trên máy
Trích dẫn câu chuyện: 
+ Đoạn 1: Tích Chu sống cùng với bà. Bà rất yêu thương, lo lắng và chăm sống cho Tích Chu 
+ Đoạn 2: Nhưng Tích Chu không thương bà, suốt ngày cứ mãi rong chơi
+ Đoạn 3: Bà bệnh và khát nước nhưng Tích Chu không có ở nhà để lấy nước cho bà nên bà đã biến thành chim và bay đi
+ Đoạn 4: Tích Chu chạy đi tìm bà và Tích Chu gặp được cô Tiên chỉ cho Tích Chu đi lấy nước Suối tiên để cứu bà.
+ Đoạn 5: Tích Chu lấy được nước suối tiên cho bà uống và bà của Tích Chu đã trở lại thành người.
 * Đàm thoại: 
 - Tích Chu có thương bà không?
 - Tích chu về đến nhà thì bà đã biến thành con gì?
 - Tại sao Bà Tích chu biến thành con chim? 
 - Tích Chu chạy theo bà thì gặp ai?
 - Cậu bé đã mang gì về cho bà?
 - Cuối cùng Tích chu nhận ra lỗi của mình không?
 - Câu chuyện vừa rồi nhắc nhở chúng ta điều gì? Nếu là con con có như cậu bé Tích Chu không? Khi chẳng may trong gia đình con có ngưới ốm con sẽ làm như nào?
Giáo dục : Giáo dục trẻ biết vâng lời ông bà , bố mẹ và biết giúp đỡ chăm sóc bà khi bà bị ốm.
Hoạt động 3: Thử tài của bé
Cho trẻ kể lại chuyện theo tranh
Hoạt động 4: Bé thích vai nào?
Cô tổ chức cho trẻ đóng vai các nhân vật trong truyện. Cô là người dẫn chuyện.
Kết thúc: Cho trẻ hát bài “Cháu yêu bà”
TRÒ CHƠI DÂN GIAN
NU NA NU NỐNG
Nu na nu nống
Cái cóng nằm trong
Cái ong nằm ngoài
Củ khoai chấm mật
Bụt ngồi bụt khóc
Con cóc nhảy ra
Ông già ú ụ
Bà mụ thổi xôi
Nhà tôi nấu chè
Tè he chân rụt
Cách chơi: Cho trẻ ngồi thành hàng ngang, duỗi hai chân ra trước. Một đứa ngồi đối diện, lấy tay đập vào từng bàn chan theo nhịp từng từ một của bài hát trên. Dứt bài, từ "rụt" đúng vào chân em nào thì phải rụt nhanh. Nếu bị tay của cái đập vào chân thì em đó thua cuộc: ra làm cái ván chơi kế tiếp, hoặc chịu hình phạt (nhảy lò cò một vòng, trồng chuối...) hay phải đứng ra làm cái cho một trò chơi khác (bịt mắt bắt dê, ú tìm, cá sấu lên bờ...)
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
TUẦN 4
( Từ ngày 31/10/2011 đến 04/11/2011)
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
Nhắc trẻ chào tạm biệt cha mẹ, cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định
Trò chuyện
Đàm thoại, trò chuyện, thảo luận về nhu cầu của gia đình: ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ, mặc quần áo phù hợp với thời tiết, nhu cầu được quan tâm, chia sẻ, yêu thương
Hoạt động ngoài trời
Quan sát các khu vườn rau của trường. Nhận biết tên một số loại rau.
Bỏ khăn
Trò chuyện về gia đình bé
Chơi với nước, cát và các thiết bị ngoài trời
Chơi “Tả”
Hoạt động học
LVPTTC: Bò bằng bàn tay, bàn chân 
LVPTTM
Nặn một số loại rau củ
LVPTNT
Nhận biết số lượng 3 và chữ số 3
LVPTTC & KNXH:
AN: Bé quét nhà
LVPTNN:
Thơ “Thăm nhà bà”
Hoạt động góc
Góc xây dựng: 
Nội dung: xây khu vườn xung quanh ngôi nhà
Đồ chơi: khối gỗ, cây xanh, một số ngôi nhà nhỏ bằng giấy, thảm cỏ,
Cách tiến hành:
Cô giới thiệu, cho trẻ nói tên các loại đồ chơi.
Cháu thực hiện trò chơi: 
Góc tạo hình
Nội dung: Tô màu các loại quả 
Đồ chơi: Giấy, màu
Góc thiên nhiên:
Nội dung: trồng cây con
Đồ chơi: cây con, chậu, đất xốp, nước, bình nước,
Hoạt động chiều
TCDG: Bỏ khăn
Kể chuyện chủ đề gia đình
Ôn: Nhận biết số lượng 3 và chữ số 3
LĐVS:
Xếp quần áo
Trò chuyện về gia đình bé
KẾ HOẠCH ĐÓN TRẺ TRÒ CHUYỆN – THỂ DỤC SÁNG
TUẦN 4
Nội dung
Yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Nhận xét
ĐÓN TRẺ - TRÒ CHUYỆN
Xem tranh về các đồ dùng trong gia đình.
Đàm thoại về các đồ dùng ở nhà bé (đồ dùng để ăn, uông, măc, phương tiện đi lại) Trò chuyện về tác dụng của việc luyện tập thể dục thường xuyên, giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ và ăn uống hợp lí. 
- Trẻ chú ý quan sát tranh
- Trả lời được những câu hỏi của cô.
- Biết được tên gọi, công dụng của đồ dùng trong gia đình 
- Trẻ biết được ích lợi của việc tập luyện thể thao và ăn uống đầy đủ
Một số tranh ảnh về gia đình
Cho trẻ xem tranh
Đố các con đây là hình gì?
- Trong tranh có những đồ dùng gì?
- Những đồ dùng này các con thấy ở đâu, chúng được dùng để làm gì?
- Còn tranh này?
- Trong gia đình có mấy người?
- Họ đang làm gì?
- Các bạn thấy gia đình trong tranh vui không?-
- Bạn nào có thể kể về những chuyến đi chơi cùng gia đình cho cô và các bạn cùng nghe nào?
THỂ DỤC SÁNG
Trẻ tập các động tác đúng theo sự hướng dẫn của cô
- Trẻ tập đúng động tác nhịp nhàng theo nhịp bài hát
- GD: trẻ phải tập luyện thường xuyên cho cơ thể khỏe mạnh.
- Nhạc, sân bãi rộng rãi thoáng mát, sạch sẽ.
Hoạt động 1:
Khởi động với bài “Đồng hồ báo thức”.
Hoạt động 2: Trọng động tập với bài hát: “Múa cho mẹ xem”
Với các động tác:
+ Tay: Tay đưa ra phía trước sang ngang.
+ Chân: Hai chân thay nhau đưa lên cao.
+ Lườn: Đứng quay người sang 2 bên.
+ Bật: Bật tách khép chân.
Hoạt động 3: Hồi tỉnh cho trẻ đi vòng tròn hít thở nhẹ nhàng.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC
TUẦN 4
Tên góc
Nội dung
Yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Nhận xét
Xây dựng
Xây khu vườn xung quanh ngôi nhà cho búp bê, trồng cây cối, xây hàng rào
- Trẻ biết tên và chọn các đồ dùng để xây nhà
- Xây dựng, sắp xếp nhà và cây xung quanh thích hợp và đẹp.
- Trẻ biết giữ gìn nhà cửa sạch sẽ
- Trẻ hào hứng tham gia trò chơi
- Ngôi nhà
- Hàng rào bao quanh
- Cây xanh, hoa, cỏ,
Hoạt động 1: Ổn định và gây hứng thú
Mở nhạc cho trẻ nghe bài “Cả nhà thương nhau”
- Bài hát có tên gì vậy con?
- Vậy các bạn có yêu gia đình của mình không?
- Bây giờ chúng ta sẽ làm những món quà để tặng cho những người thân của mình nha.
Hoạt động 2: Giới thiệu góc chơi
- Các bạn muốn làm những món quà gì?
* Góc xây dựng:
- Bây giờ các bạn nhìn xem cô có rất nhiều nguyên vật liệu. Các bạn có thể làm những món quà gì từ những nguyên vật liệu này nhe.(Xây khu vườn xung quanh ngôi nhà cho búp bê, trồng cây cối, xây hàng rào)
* Góc tạo hình:
Có bạn nào biết đây là gì không? Tranh, màu để làm gì?
 * Giới thiệu góc chơi mới:
- Các bạn nhìn xem cô còn chuẩn bị gì nữa nha.
- Đây là gì vậy các bạn?
- Những nguyên vật liệu này chúng ta có thể làm được những gì cho ngôi nhà của mình? (Trồng cây đặt trong sân nhà)
- À, bây giờ các bạn hãy chọn nhóm chơi của mình đi.
- Mỗi nhóm chơi chúng ta sẽ chọn ra một nhóm trưởng nha. Và bạn nhóm trưởng phân công nhiệm vụ các bạn trong nhóm.
Hoạt động 3: Trẻ vào góc chơi
Các bạn hãy mang đồ chơi về góc chơi của mình đi.
Giáo dục: Khi chơi không tranh giành đồ chơi.
Cô quan sát từng góc chơi và gợi mở cho trẻ để làm tốt hơn, đẹp hơn.
Cô quan sát các góc chơi và trò chuyện hướng dẫn trẻ chơi.
Cho trẻ đặt tên góc của mình
Cô dẫn trẻ cùng đi tham quan các góc chơi 
Cô nhận xét 
Góc tạo hình
 Tô màu các loại quả
Trẻ biết phối hợp màu sắc để tô màu các loại quả
Hình các loại quả cô vẽ sẵn, bút màu, bàn, ghế
Góc thiên nhiên
trồng cây con
Trẻ biết cách trồng cây vào chậu, cho đất vào
Trẻ biết được muốn cây lớn thì phải cần tưới nước
cây con, chậu, đất xốp, nước, bình nước,
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ , ngày  tháng  năm 2011
LVPTTC
BÒ BẰNG BÀN TAY, BÀN CHÂN
Mục đích – Yêu cầ

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_gia_dinh_nguyen_thi_kim_thu.doc