Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình - Chủ đề nhánh 4: Nhu cầu gia đình
1. Phát triển thể chất:
- Phát triển sự phối hợp vận động của các bộ phận cơ thể, trẻ biết trườn sấp trèo qua ghế
- Ăn uống hợp lý và đúng giờ.
- Tập luyện và giữ gìn sức khỏe cho bản thân và người thân trong gia đình.
2. Phát triển nhận thức:
- Trẻ biết công việc của mỗi thành viên trong gia đình.
- Trẻ hiểu về các nhu cầu của gia đình( nhu cầu ăn, mặc, quan tâm lẫn nhau )
- Trẻ nhận biết một vài quy tắc đơn giản trong gia đình: chào hỏi người lớn, giữ gìn nhà cửa gọn gàng
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Trẻ biết bày tỏ nhu cầu, mong muốn của mình bằng ngôn ngữ. Biết lắng nghe và trả lời câu hỏi.
- Hình thành kỹ năng giao tiếp, chào hỏi lễ phép, lịch sự, phù hợp với hoàn cảnh gia đình.
n, xâu hột hạt, xếp hình... I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ được tắm nắng, tắm gió hít thở không khí trong lành thư giãn sau giờ học. - Trẻ biết chơi trò chơi, hứng thú chơi, chơi với nhau thân ái và đoàn kết. II. Chuẩn bị: - Địa điểm: Sân trường, sạch sẽ thoáng mát. - Đồ dùng, đồ chơi mang theo. - Cô và trẻ thoải mái, trang phục gọn gàng. III. Tổ chức hoạt động. 1.Hoạt động1: Trò chơi a. Trò chơi: Gieo hạt. - Cô giới thiệu tên trò chơi, cho trẻ nói cách chơi, luật chơi. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần . - Cô bao quát khuyến khích động viên trẻ chơi b. Trò chơi: Nu na nu nống. - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 4 - 5 lần . - Cô bao quát khuyến khích động viên trẻ chơi. 2. Hoạt động 2: Ch¬i tù do - Cô giới thiệu các trò chơi, dÆn trÎ ch¬i an toµn, ®oµn kÕt. - Cho trẻ tự lựa chọn trò chơi và chơi - Cô bao quát trÎ ch¬i đảm bảo an toàn cho trẻ. - HÕt giê ch¬i c« cho trẻ vệ sinh vào lớp. TRÒ CHƠI MỚI ĐỀ TÀI : XIN LỬA I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi, luật chơi, hứng thú tham gia trò chơi. 2. Kỹ năng: - Giúp trẻ luyện tập và phát triển cử động của các ngón tay. - Phát triển sự nhanh nhẹn, khả năng phối hợp nhịp nhàng cùng bạn khi tham gia trò chơi. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ thân ái, đoàn kết với bạn bè. II. Chuẩn bị: - Địa điểm trong lớp, trẻ ngồi dưới chiếu hình chữ u. III. Tổ chức hoạt động: 1. Hoạt động 1: Giới thiệu trò chơi. - Cô giới thiệu buổi chơi, tên trò chơi. - Cô nói cách chơi, luật chơi 2 lần. * Cách chơi: Một bạn sẽ làm lửa, 1 bạn khác làm người đi xin lửa, bạn làm lửa xòe 2 bàn tay ra, đan các ngón tay vào nhau, úp 2 bàn tay xuống rồi rút 2 ngón út, 2 ngón trỏ, 2 ngón cái lên rồi chụm các đầu ngón tay lên như mái nhà. Bạn "xin lửa" đưa ngón tay trỏ vào giữa khoảng trống của 2 ngón tay út của bạn làm lửa và nói" Xin lửa". Bạn làm lửa gập 2 ngón tay út xuống và nói "lửa tắt". Bạn xin lửa đi tiếp đến cửa thứ 2 và nói "Xin dấm", bạn lửa lại gập 2 ngón tay trỏ xuống và nói "Dấm chua". Bạn xin lửa đi đến cửa cuối cùng và nói "Xin cua" bạn làm lửa nhanh tay kẹp chặt lấy ngón tay trỏ của bạn xin lửa. Bạn xin lửa chú ý sau khi nói xin cua xong phải nhanh tay rút ra, nếu chậm sẽ bị cua cặp và trở thành người thua cuộc. * Luật chơi: Người thua cuộc bị cua cặp sẽ phải làm lửa thay cho bạn. Cô trải khăn trải bàn, cô bày các đĩa thức ăn, canh, cơm, đồ uống. Cô bày đồ dùng cho 4 người ăn. Mỗi người 1 đĩa, 1 bát, 1 cốc, 1 thìa, 1 đôi đũa....Cô làm nhẹ nhàng, cẩn thận không làm rơi để không làm vỡ bát đĩa, đổ vãi thức ăn 3.Hoạt động 3: Cô chơi mẫu. - Cô và 1 cô giáo khác chơi mẫu cho trẻ xem 2 lần. - Cho 1 trẻ lên chơi thử với cô. - Mời 2 trẻ lên chơi thử. 4. Hoạt động 4: Tổ chức cho trẻ chơi. - Cô tổ chức cho trẻ chơi khoảng 7 - 8 lần, tùy thuộc vào hứng thú của trẻ. - Cô bao quát trẻ chơi, hướng dẫn thêm cho những trẻ chưa biết cách chơi. - Động viên khích lệ trẻ trong quá trình chơi. * Kết thúc: - Hỏi lại tên trò chơi §¸nh gi¸ cuèi ngµy Thứ 4/17/11/2010 HOẠT ĐỘNG HỌC KHÁM PHÁ Xà HỘI: TRÒ CHUYỆN VỀ MỘT SỐ ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ biết gọi đúng tên, biết một vài đặc điểm, chất liệu và công dụng của một số đồ dùng trong gia đình: ( Bát, đĩa, thìa, ca, cốc, ấm) 2. Kỹ năng: - Rèn tính chú ý cho trẻ, giúp trẻ phát triển trí nhớ và luyện phát âm. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn và bảo quản đồ dùng gia đình khi sử dụng. II. Chuẩn bị: - Đồ dùng của cô: 1 số đồ dùng trong gia đình: Bát, đĩa, thìa cốc, ấm, giường, tủ. - Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ một bộ tranh lô tô về đồ dùng trong gia đình. + Tranh phô tô một số đồ dùng trong gia đình, bút sáp màu, bàn ghế. III. Tổ chức hoạt động 1. Hoạt động 1: Gợi mở vào bài. - Cô và trẻ cùng chơi trò chơi đi mua hàng kết hợp cho trẻ đọc bài đồng dao " Đi cầu đi quán", sau đó mang đồ dùng mua đuợc về. Cô cùng trẻ lần luợt đưa từng đồ dùng ra quan sát. 2. Hoạt động 2: Trò chuyện về 1 số đồ dùng trong gia đình * Quan sát đồ dùng để ăn: - Bát: + Đây là cái gì? (Bát) + Cái bát này có đặc điểm gì? (Có miệng bát) + Bát dùng để làm gì? (Đựng cơm canh) + Cái bát được làm bằng chất liệu gì? - Thìa: + Thìa dùng để làm gì? + Thìa được làm bằng chất liệu gì? - Đĩa: + Đĩa dùng để làm gì? ( Đựng thức ăn) + Các con có nhận xét gì về cái đĩa? ( Trẻ nhận xét theo ý hiểu của trẻ) + Đĩa được làm bằng chất liệu gì? * Quan sát đồ dùng để uống: - Ấm: + Đây là cái gì? + Các con thấy cái ấm có đặc điểm gì? (Có quai, vòi, có nắp ấm) + Ấm làm bằng chất liệu gì? + Dùng ấm để làm gì? ( Pha trà) - Cốc:+ Muốn uống nước cần phải có gì? Ca, cốc, chén) + Cô có gì đây? (Cái ca) + Cái ca dùng để làm gì? + Cái ca có đặc điểm gì? + Ca làm bằng chất liệu gì? * Đồ dùng để sử dụng trong sinh hoạt. + Hàng ngày buổi tối sau khi ăn uống nghỉ ngơi xong các con làm gì? + Muốn đi ngủ thì cần phải có gì? + Cô có cái gì đây? ( Cái giường). + Cái giường có những bộ phận nào? + Giường được làm bằng chất liệu gì? + Giường dùng để làm gì? - Cái tủ: ( Cô hỏi tương tự như với các đồ dùng khác). => Sau mỗi đồ dùng cô củng cố lại cho trẻ hiểu hơn và cho trẻ mô phỏng động tác xúc cơm ăn, pha nước chanh * Mở rộng: Ngoài những đồ dùng để ăn, uống ra các con còn biết những đồ dùng gì nữa? (Cô gợi ý cho trẻ kể) * Giáo dục: Giáo dục trẻ biết giữ gìn và bảo vệ đồ dùng trong gia đình khi sử dụng, đặc biệt là các loại đồ dùng dễ vỡ. 3. Hoạt động3 : Trò chơi "Thi ai nhanh" Cô cho trẻ lấy tranh lô tô do cô đã chuẩn bị, cho trẻ bày tranh lô tô xuống chiếu trước mặt, cô yêu cầu trẻ quan sát kỹ các đồ dùng và cô nói cách chơi. - Cô nói tên đồ dùng nào thì trẻ nhanh tay chọn đồ dùng đó và giơ lên. - Tổ chức cho trẻ chơi và cất dần đồ dùng vào rổ. 4. Hoạt động 4: Tô màu một số đồ dùng trong gia đình - Cô nói nội dung hoạt động, cho trẻ lấy tranh, bút màu theo ý thích của trẻ. - Cô nhắc trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút, hướng trẻ tô màu đều, đẹp, sáng tạo * Kết thúc : Cho trẻ nhẹ nhàng ra chơi. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát có mục đích: Quan sát cây lộc vừng Trò chơi: Dung dăng dung dẻ, Chó sói xấu tính Chơi tự do: Hột hạt, phấn, nhặt lá rụng, nhặt rác trên sân trường. I. Mục đích yêu cầu - Trẻ được hít thở không khí trong lành, tắm nắng, tạo tâm thế thoải mái cho trẻ sau giờ học. - Trẻ biết được tên gọi của cây lộc vừng, một số đặc điểm và lợi ích của cây. - Trẻ biết chơi trò chơi và hứng thú chơi. - Giáo dục trẻ cách chăm sóc bảo vệ cây. Đoàn kết khi chơi. II. Chuẩn bị: - Địa điểm quan sát: Cây lộc vừng trong sân trường. - Một số đồ chơi mang theo, sân chơi sạch sẽ, cô và trẻ trang phục gọn gàng. III. Tổ chức hoạt động 1.Hoạt động 1: Quan sát cây lộc vừng - Cô cho trẻ ra sân hướng tới chỗ có cây lộc vừng. - Cô cho trẻ quan sát cây lộc vừng và gợi hỏi trẻ - Đây là cây gì ? - Cây lộc vừng có những gì ? ( gốc, thân, cành, lá.) - Lá cây lộc vừng như thế nào ? ( Lá hơi to, dạng hình bầu dục, màu xanh ) - Trồng cây lộc vừng để làm gì ? ( Nở hoa làm cảnh, trang trí...) => Cô củng cố lại các đặc điểm của cây lộc vừng , lợi ích của cây cho bóng mát, vẻ đẹp của cây khi đến mùa hoa lộc vừng nở, giáo dục trẻ cách chăm sóc và bảo vệ cây. 2.Hoạt động 2: Trò chơi a. Trò chơi: Dung dăng dung dẻ . - Cô giới thiệu tên trò chơi, cho trẻ nói cách chơi, luật chơi. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần . - Cô bao quát khuyến khích động viên trẻ chơi b. Trò chơi: Chó sói xấu tính. - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần . - Cô bao quát khuyến khích động viên trẻ chơi. 3. Hoạt động 3: Ch¬i tù do - Cô giới thiệu các trò chơi, đồ chơi mà trẻ chơi, dÆn trÎ ch¬i an toµn, ®oµn kÕt. - Cho trẻ tự lựa chọn trò chơi và chơi - Cô bao quát trÎ ch¬i đảm bảo an toàn cho trẻ. - HÕt giê ch¬i c« cho trẻ vệ sinh vào lớp. §¸nh gi¸ cuèi ngµy Thứ 5/18/11/2010 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH VĂN HỌC: THƠ: CHIẾC QUẠT NAN I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: - Trẻ đọc thuộc thơ và hiểu nội dung bài thơ, biết tác dụng của chiếc quạt nan. 2. Kỹ năng: - Rèn trẻ kĩ năng đọc diễn cảm, giúp trẻ phát triển trí nhớ, ngôn ngữ mạch lạc. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ yêu quí, kính trọng và biết quan tâm, yêu thương chăm sóc những người thân trong gia đình. II. Chuẩn bị - Đồ dùng của cô: Tranh minh họa bài thơ: Chiếc quạt nan. III. Tổ chức hoạt động 1. Hoạt động 1: Trò chuyện. - Cô và trẻ cùng hát múa bài "Cháu yêu bà" 1 lần. - Các con vừa múa hát cùng cô bài hát nói về ai? - Trong gia đình các con những bạn nào có ông bà ở cùng? - Tình cảm của ông bà đối với các con như thế nào? - Các con có yêu thương và kính trọng ông bà của mình không? - Có một bạn nhỏ rất yêu thương, quan tâm và chăm sóc bà của mình, bạn nhỏ đó đã thể hiện những tình cảm ấy như thế nào? Cô mời các con cùng nghe cô đọc bài thơ "Chiếc quạt nan" của nhà thơ Xuân Cầu nhé. 2. Hoạt động 2: Đọc diễn cảm. - Cô đọc diễn cảm bài thơ 2 lần: + Lần 1: đọc xong cô giới thiệu tên bài thơ, tác giả: Xuân Cầu + Cô đọc diễn cảm kết hợp cho trẻ xem tranh minh họa 3. Hoạt động 3: Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn - Các con vừa nghe cô đọc bài thơ nói về cái gì? - Vì sao mà bé có chiếc quạt nan? - Vẻ đẹp của cái quạt được mô tả như thế nào? - Cái quạt nan là đồ dùng ở đâu? - Cái quạt dùng để làm gì? =>Giảng: Cái quạt nan là đồ dùng trong gia đình, dùng để quạt mát trong những trưa hè nóng nực. Chiếc quạt nhỏ xinh xắn do bà tặng em bé rất yêu quí và nâng niu, hàng ngày bé đã dùng quạt để quạt gọi gió đến làm mát cho mình và bà. Chiếc quạt xinh xắn đã được chú Xuân Cầu mô tả qua các câu thơ: Trích: 4 câu thơ đầu. - Khi dùng quạt em bé đã ước điều gì? => Giảng: Em bé rất quan tâm và yêu kính bà của mình nên khi quạt, em bé ước ao mình nhanh lớn hơn để quạt mát cho bà được nhiều hơn. Những tình cảm ayys của bé dành cho bà được thể hiện qua các câu thơ: Trích: 4 câu thơ cuối. - Còn các con đã thể hiện sự quan tâm chăm sóc của mình dành cho ông bà như thế nào? * Giáo dục: Ông bà là người đ
File đính kèm:
- giao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_gia_dinh_chu_de_nhanh_4_nhu.doc