Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình (4 tuần)

I. Phát triển thể chất

* Dinh dưỡng và sức khỏe

 - Biết tên một số thực phẩm quen thuộc, một số món ăn hằng ngày trong gia đình, cách chế biến đơn giản.

 - Biết lợi ích của việc tập luyện, ăn uống và bữa ăn đa dạng thực phẩm đối với sức khỏe.

 - Biết làm một số công việc tự phục vụ đơn giản ( đán răng, rửa mặt, rửa tay bằng xà phòng, mặc quần áo).

 - Có một số hành vi tốt trong việc giữ gìn sức khỏe: gọi người lớn khi ốm, đau, mặc quần áo phù hợp với thời tiết.

 - Biết sử dụng hợp lý các dụng cụ ăn uống và mọt số vật dụng trong gia đình.

* Vận động:

 - Biết phối hợp thực hiện các vận động cơ bản: chạy đổi hướng theo vật chuẩn, ném xa bằng một tay, đi khuỵu gối, bò chui qua cổng ; Thực hiện một số vận động khéo léo của bàn tay, ngón tay.

 

doc23 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 11/02/2022 | Lượt xem: 463 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình (4 tuần), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c đã học
Làm quen bài hát “ Mẹ đi vắng”.
Sinh hoạt văn nghệ cuối tuần.
Bình xét bé ngoan
.
Trả trẻ
 Cho trẻ đọc một số bài thơ về gia đình.
 Nhân xét cuối ngày.
 Chuẩn bị tư trang cá nhân cho trẻ ra về.
 Trao đổi cùng phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ.
Ý KIẾN BAN GIÁM HIỆU NGƯỜI LẬP KÊ HOẠCH
 Nguyễn Thị Phương
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
 Thứ 2 ngày 25 tháng 10 năm 2010
Chủ đề nhánh: GIA ĐÌNH BÉ .
HOẠT ĐỘNG 1.
	Yêu cầu:
 Trẻ biết kể về gia đình của mình ( Nhà sàn hay nhà xây, đồ dùng của gia đình có những gì?). biết so sánh giữa nhà sàn và nhà xây.
 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, luyện kỹ năng, quan sát, ghi nhớ có chủ định.
 Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc ngôi nhà của mình.
	Chuẩn bị:
 Bài hát “ nhà của tôi”, mô hình nhà sàn, nhà tầng, nhà một tầng.
 Lô tô nhà cho trẻ.
	Tiến trình tổ chức hoạt động:
 	Hoạt động 1: Cô và trẻ hát bài “nhà của tôi”
	Hoạt động 2:
 * Trò chuyện về địa chỉ gia đình.
 Các bạn vừa hát bài hát gì? Ai cũng có ngôi nhà của mình, bây giờ chúng mình cùng kể về ngôi nhà thân yêu của mình.
 ( Cho trẻ tự kể về ngôi nhà của mình về kiểu nhà, tường quét vôi màu gì? Đồ dùng của gia đình gồm những gì? Xung quanh nhà có cây không?...)
 Gợi ý để trẻ mạnh dạn trả lời.
 - Nhà con là nhà nhói hay nhà sàn? Lợp ngói hay lợp tranh?
 Tường nhà được quét vôi màu gì?
 - Xung quanh nhà có gì không? Trong nhà con có những đồ dùng gì?...vv
 Hãy so sánh nhà sàn và nhà xây để tìm ra điểm giống và khác nhau giữa nhà sàn và nhà xây.
 Cho trẻ chọn tranh lô tô theo yêu cầu của cô để luyện tập, khi cô yêu cầu trẻ chọn tranh ngôi nhà nào trẻ chọn và gọi tên
 	Hoạt động 3: Chơi trò chơi : Về đúng nhà.
 Mỗi trẻ tự chọn cho mình lô tô ngôi nhà, cô vẽ các vòng tròn trong lớp, trên mỗi vòng tròn có ký hiệu một kiểu nhà. Cho trẻ vừa đi xung quanh vòng tròn vừa hát bài “Nhà của tôi”, khi có hiệu lệnh trẻ phải về ngôi nhà giống với kiểu nhà trong lô tô mình có. Nếu ai bị nhầm sẽ phải nhảy lò cò.
 Cho trẻ chơi 2- 3 lần.
	Hoạt động 4: Mỗi chúng ta đều có một ngôi nhà, được sống hạnh phúc trong ngôi nhà của mình, chúng mình phải làm gì để chăm sóc ngôi nhà của mình?
 Các bạn nhớ phải luôn giữ gìn ngôi nhà của mình, không vẽ bậy lên tường nhà, thường xuyên giúp bố mẹ quét nhà, lau chùi một số đồ dùng trong gia đình của mình. Có như vậy ngôi nhà của chúng mình luôn vui vẻ, hạnh phúc. 
	Đánh gía cuối buổi.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
 Thứ 2 ngày 25 tháng 10 năm 2010
Chủ đề nhánh: Gia đình bé?
HOẠT ĐỘNG 2:
	Yêu cầu:
 Trẻ biết dùng những hình hình học để vẽ được ngôi nhà của mình, hiểu các phần chính của ngôi nhà gồm có cửa ra vào, cửa sổ, mái nhà, tường nhà. Biết vẽ thêm các chi tiết ; Hoa, cây xanh, để trang trí tạo cho bức tranh thêm sống động.
 Trẻ biết có nhiều kiểu nhà khác nhau.
 Trẻ biết ngôi nhà rất cần thiết cho mỗi gia đình.
 Luyện kỹ năng tô màu, tư thế ngồi, cách cầm bút cho trẻ.
 Giáo dục trẻ yêu quý ngôi nhà của mình, và giữ cho ngôi nhà của mình thêm sạch và đẹp.
	Chuẩn bị:
 Tranh gợi ý về các kiểu nhà, bài hát “ nhà của tôi”, “ bé quét nhà”.
 Bút sáp, giấy vẽ( vở tạo hình) bàn ghế cho trẻ ngồi, giá treo tranh.
	Tổ chức hoạt động:
	Hoạt động 1: Cho trẻ nghe hát bài “ bé quét nhà”.
	Hoạt động 2:
 Bài hát vừa rồi nói về gì? Các bạn đã bao giờ quét nhà chưa? Vì sao phải quét nhà?
 Mỗi người đều có một ngôi nhà cho mình, cho dù nhà đó to hay nhỏ, đẹp hay xấu nhưng nó vẫn luôn là tổ ấm của mọi người, để mỗi khi đi đâu về lại được tận hưởng cảm giác ấm áp, hạnh phúc.
 Các bạn hãy kể cho nhau nghe về ngôi nhà thân yêu của mình đi.
 Cho trẻ kể về ngôi nhà của trẻ, về kiểu nhà, nguyên liệu để làm ra ngôi nhà của mình. Các bạn có yêu ngôi nhà của mình không?
 Cô rất yêu ngôi nhà của mình, và ước ao mình sẽ làm được ngôi nhà to, đẹp hơn. Chính vì lý do đó mà cô đã chụp ảnh và vẽ được rất nhiều ngôi nhà, chúng mình hãy ngồi theo tổ và quan sát, trao đổi thảo luận về nội dung tranh nhé.
 Cho trẻ trao đổi theo nhóm rồi cử đại diện lên giới thiệu nội dung bức tranh của mình, nêu ra các hình để tạo thành ngôi nhà, tô màu, sắp xếp bố cục
 Để làm ra được bức tranh như vậy cần phải có những gì? 
 Nếu được vẽ ngôi nhà của mình con sẽ vẽ phần nào trước? Mái nhà con vẽ như thế nào?....Để vẽ đẹp con phải cầm bút tay nào? Ngồi như thế nào?...
 	Hoạt động 3 : Trẻ thực hiện ý tưởng của mình, cô đi quan sát và gợi ý cho trẻ để trẻ thực hiện hoàn chỉnh tác phẩm của mình 
	Hoạt động 4: Trưng bày nhận xét sản phẩm, chơi về đúng nhà.
	Đánh gía cuối buổi.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
 Thứ 3 ngày 26 tháng 10 năm 2010
Chủ đề nhánh: Gia đình Bé?
	Yêu cầu:
 Trẻ biết cầm bóng ( túi cát) đưa ra trước, vòng ra sau đưa cao qua đầu và ném trúng đích bằng cả 2 tay.
 Rèn khả năng định hướng để ném trúng đích, sự khéo léo của đôi tay.
 Phát triển thể chất cho trẻ qua hoạt động giáo dục trẻ tầm quan trọng của thể dục thể thao với sự phát triển của cơ thể.
	Chuẩn bị:
 2 vòng thể dục, túi cát, cờ, hoa cho trẻ.
 Mô hình nhà có ký hiệu để trẻ chơi trò chơi.
	Tiến trình tổ chức hoạt động:
 	Hoạt động 1: Đọc thơ “ Em yêu nhà em” trò chuyện về ngôi nhà của mình, về các thành viên trong gia đình, sở thích của mỗi người
	Hoạt động 2:
 	* Khởi động: Cho trẻ hát bài “ nhà của tôi” đi quanh sân, kết hộ đi các tư thếsau đó đứng vào thành 3 hàng ngang.
	* Trọng động:
	Bài tập phát triển chung:
 Tay vai: Hai tay thay nhau quay dọc thân.
 Chân: Tay giang ngang, đưa ra trước trùng gối.
 Bụng: Tay chống hông, quay người sang hai bên.
 Bật: Bật bước đệm trên một chân.
	Vận động cơ bản: Tách trẻ ra làm hai hàng đứng đối diện nhau. Vẽ vạch chuẩn, cách 1,2m đặt vòng làm đích. Tập mẫu cho trẻ xem 2 lần.
 Lần 1 không phân tích động tác.
 Lần 2 phân tích động tác: Đứng trước vạch, cúi nhặt túi cát đưa ra trước vòng ra sau đưa cao qua đầu nhằm trúng đích và ném.
 Cho trẻ nhận xét cô thực hiện.
 Ai có thể lên tập cho các bạn xem? Các bạn sẽ quan sát xem bạn mình tập có giống với cô vừa tập không nhé?
 Lần lượt từng đôi trẻ lên tập luyện, mỗi trẻ được tập 3 lần, yêu cầu trẻ ném bằng cả hai tay. Để trẻ hứng thú cô cho trẻ cùng thi đua với nhau.
	Trò chơi vận động: Về đúng nhà.
 Luật chơi: Trên nền nhà vẽ 2 vòng tròn tượng trưng cho 2 ngôi nhà, một nhà dành cho người mặc áo cộc tay, 1 nhà dành cho người mặc áo dài tay, trẻ đi qunh nhà vừa đi vừa hát “ nhà của tôi’, khi có hiệu lệnh trẻ phải chạy nhanh về ngôi nhà của mình. Ai về nhầm nhà sẽ phải nhảy lò cò.
	Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng quanh sân kết hợp hát “ nhà của tôi” 
	Hoạt động 3:
 Nhận xét giờ hoạt động và cho trẻ ra chơi.
	Đánh gía cuối buổi.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
 Thứ 4 ngày 27 tháng 10 năm 2010
Chủ đề nhánh: Gia đình Bé?
Kể chuyện: 
Yêu cầu:
 - Trẻ hiểu nội dung, cốt truyện, nắm trình tự nội dung chuyện, biết kể chuyện theo tranh.
 - Diễn đạt được tính cách, lời nói biểu cảm theo ngôn ngữ, tính cách nhân vật trong chuyện.
 - Thể hiện được ngôn ngữ của nhân vật một cách diễn cảm.
 - Giáo dục: Biết yêu quý, giúp đỡ, qua tâm. Chăm sóc những người thân trong gia đình.
	Chuẩn bị: Tranh minh họa nội dung chuyện, Một số đồ dùng trong gia đình, hình ảnh nhân vật trong chuyện để trẻ tô màu.
	Tổ chức thực hiện:
	Hoạt động 1: Trò chyện về chủ đề đang tìm hiểu.( Các thành viên trong gia đình)
 Hát bài “ Cháu yêu Bà”. Bà là người sinh ra ai? Người sinh ra bố gọi là gì? ( Bà nội” người sinh ra mẹ gọi là gì? ( Bà ngoại).
	Hoạt động 2: 
 Kể chuyện cho trẻ nghe toàn bộ câu chuyện hỏi tên chuyện, tên nhân vật trong chuyện.
 Kể minh họa tranh.
 Trích dẫn và đàm thoại: Câu chuyện vừa rồi có tên là gì?
 Tại sao Tích chu phải ở với Bà ngoại? Tích Chu có nghe lời Bà không? ( Kể lại từ đầu đến nô đùa với chúng bạn.)
 Rồi bà bị làm sao? ( Bị ốm và khát nước) Bà gọi Tích Chu như nào?
 Đi chơi đến khi làm sao Tích chu mới về nhà? ( Tích Chu thấy đói).
 Khi về đến nhà Tích Chu thấy điều gì?
 Chim nói với Tích Chu như thế nào?...
 Tiếp tục đàm thoại đên hết nội dung câu chuyện, sau mỗi đoạn cô cần tốm tắt lại đoạn chuyện đó cho trẻ nắm được.
 Câu chuyện vừa rồi nhắc nhở chúng ta điều gì? Nếu là con con có như cậu bé Tích chu không? Khi chẳng may trong gia đình con có ngưới ốm cn sẽ làm như nào?
 Giáo dục trẻ luôn biết nghe lời người lớn, luôn quan tâm, chia sẻ, chăm sóc những người thân trong gia đình
 Kể cho trẻ nghe lại, khuyến khích trẻ cùng lên kể và chỉ tranh minh họa.
	Hoạt động 3: Trẻ ngồi tô màu tranh người thân trong gia đình.
	Hoạt động 4: Nhận xét giờ hoạt đông cho trẻ ra chơi.
Đánh giá cuối buổi:
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
 Thứ 5 ngày 28 tháng 10 năm 2010
Chủ đề nhánh: Gia đình Bé?
Yêu cầu:
 Củng cố việc so sánh chiều dài của 2 đối tượng để sắp xếp thứ tự về chều đai của 3 đối tượng, biết diễn đạt được mối quan hệ của 3 đối tượng : “ Dài nhất – Ngắ hơn – Ngắn nhất”.
 Luyện kỹ năng đếm, nhận xét , so sánh, khả năng quan sát ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
 Rèn cho trẻ sự tập trung chú ý, thói quen học tập nghiêm túc.
 	Chuẩn bị: 
 Mỗi trẻ một rổ đựng 3 băng giấy X – Đ – V, một số đồ dùng ,đồ chơi để xung quanh lớp có kích thước khác nhau. ( Đồ dùng gia đình thường sử dụng).
 Đồ dùng của cô tương tự của trẻ nhưng có kích thước lớn hơn.
 Một số bài hát, bài thơ về chủ đề bản thân.
Tổ chức thực hiện:
 	Hoạt động 1: Hát “ Bạn có biết tên tôi”. Trò chuyện.
 Bài hát vừa rồi có ở chủ đề nào? Hãy cùng trò chuyện về bản thân, về cơ thể của chúng mình.
	Hoạt động 2:
 	 * Ôn nhận biết chiều dài của 2 đối tượng:
 Chơi trò chơi một lát cho thư giãn nhé, mỗi người tự tìm cho mình một người bạn để chơi kéo cưa.
 Có ai phát hiện ra sự khác nhau giữa 2 bạn này không?
 Tóc của Bạn trai thì như nào, còn tóc của bạn gái thì sao?
 Cho trẻ đo sải tay của nhau và nêu nhận xét.
 Tương tự cho trẻ so sánh tay áo ( giữa áo cộc tay và dài tay). 
 Bây giờ hãy tìm xung quanh chỗ các bạn ngồi có đồ vật nào dài hơn, ngắn hơn? Các bạn chơi rất giỏi cô và chúng mình đi chợ mua đồ dùng về để học nhé. ( Cho trẻ đọc đồng dao “ Đi cầu đi quán” đến lấy rổ và về chỗ ngồi theo hàng ngang).
 Quan sát xem mua được gì? Đặt rổ đồ chơi sang p

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_gia_dinh_4_tuan.doc