Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình (3 tuần)

MỤC TIÊU :

1.Phát triển thể chất :

- Phân biệt được ích lợi của 4 nhóm thực phẩm, biết lựa chọn các thực phẩm theo sở thích của gia đình, kể được tên một số món ăn ở nhà và cách chế biến đơn giản.

- Biết giữ gìn sức khoẻ cho bản thân và người thân trong gia đình. Có thói quen và thực hiện các thao tác rửa tay bằng xà phòng, đánh răng, rửa mặt.

- Biết mặc trang phục phù hợp thời tiết. Biết tự thay tất, quần áo khi bị ướt, bẩn và để vào nơi quy định.

- Nhận biết một số vật dụng, nơi nguy hiểm và cách phòng tránh.

- Biết nói với người lớn khi ốm, đau.

2. Phát triển nhận thức :

 - Biết họ tên, một số đặc điểm và sở thích của người thân trong gia đình.

 - Biết địa chỉ và số điện thoại của gia đình.

 - Biết công việc của mỗi thành viên trong gia đình và nghề nghiệp của bố mẹ.

 - Phát hiện sự thay đổi của môi trường xung quanh nhà của trẻ.

 - Phân biệt được đồ dùng gia đình theo 2- 3 dấu hiệu, biết so sánh các đồ dùng vật dụng trong gia đình và sử dụng từ to nhất - to hơn – thấp hơn – thấp nhất

 

doc60 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 12/02/2022 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình (3 tuần), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hải làm gì?)
* Hoạt động trọng tâm:
 * Khởi động : 
- Trẻ nghe nhạc ( Nhà của tôi) dậm chân kết hợp đi vòng tròn. 
 * Trọng động : 
- Bài tập phát triển chung : Cô mở nhạc trẻ tập theo thể dục theo nhịp điệu bài hát. ( Cháu muốn nhắc cả nhà). 
 * Vận động cơ bản : 
- Cho trẻ nghe nhạc và chuyển đội hình kết hợp đi vòng tròn chia thành hai hàng dọc .
- Cho 1 trẻ lên đi trên ghế thể dục.
- Khi muốn rèn luyện cơ thể dẻo dai và sự khéo léo chúng ta cùng xem cô thực hiện vận động sau nhé!
- Cô làm mẫu cho trẻ quan sát.
- Cho cả lớp thực hiện 3 lần
- Cho thi đua 2 nhóm .
 * Trò chơi vận động: “ Gia đình hạnh phúc”.
 * Hồi tĩnh: Cô mở nhạc trẻ vẫy cánh tay và đi nhẹ nhàng vào lớp. 
- Trò chuyện và hát tập thể
- Ông bà, bố mẹ, anh chị...
- Thường xuyên tập thể dục.
- Tập theo hiệu lệnh của cô
- Tập BTPTC
- Xếp hàng theo yêu cầu của cô
- 1 trẻ lên tập lại động tác đã học.
- Quan sát cô làm mẫu
- Cả lớp tập
- Thi đua tập luyện
- Chơi trò chơi
- Đi lại nhẹ nhàng
II. Hoạt động ngoài trời :
1.Nội dung:
a. Hoạt động có chủ đích: “Trò chuyện về địa chỉ gia đình trẻ”
b. Trò chơi cũ :
Chuyền bóng
Kéo co
c. Hoạt động theo nhóm: Nấu ăn, vẽ phấn.
2. Mục đích yêu cầu.
Trẻ biết dịa chỉ gia đình của mình và nói được cho mọi người cùng biết.
Biết cấu trúc một địa chỉ nhà thông thường
3.Chuẩn bị
Một số mẫu địa chỉ nhà bằng chữ. 
Trẻ về tìm hiểu địa chỉ gia đình mình
Một số đồ chơi khác : Bộ nấu ăn, phấn trắng, dây thừng.
4. Hình thức tổ chức hoạt động: 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Trò chuyện về chủ đề.
1. Trò chuyện về địa chỉ gia đình bé
Cho trẻ kể về địa chỉ gia đình của mình.
Nhà con ở đâu?
Số nhà bao nhiêu?
Đường phố nào, phường gì?
Địa chỉ gia đình là gì?
Nó gồm có những yếu tố nào?
Nếu trẻ không trả lời được cô cho trẻ xem mẫu địa chỉ gia đình hoặc viết địa chỉ gia đình của một trẻ trong lớp để cả lớp nhận xét.
Giải thích cho trẻ hiểu ý nghĩa của địa chỉ gia đình: Xác định vị trí địa lý của các hộ gia đình trên một đại bàn.
2. Trò chơi cũ
Cô cho trẻ nhắc lại nội dung trò chơi cũ (cách chơi, luật chơi)
Tổ chức cho trẻ chơi 3 lần / 1 trò chơi.
3. Hoạt động theo nhóm.
Cô hỏi trẻ thích chơi những nhóm nào và trẻ về nhóm chơi theo ý thích của mình. Cô bao quát trẻ chơi.
- Trò chuyện cùng cô
- 3-4 trẻ kể 
- Gồm số nhà, tên đường phố, phường
-Lắng nghe và nhận xét
- Nhắc lại trò chơi và tham gia cùng bạn.
-Chơi theo nhóm cùng bạn.
III. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Cho trẻ chơi trò chơi: “Nu na nu nống” 2 lần để trẻ tỉnh ngủ.
-Hoạt động có chủ đích: Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ( Tạo hình)
Đề tài: VẼ NGÔI NHÀ BÉ.
1/Mục đích yêu cầu:
Trẻ dùng đường nét căn bản đã học để vẽ về ngôi nhà bé.
Vẽ cân đối bức tranh, tô màu hợp lý.
Thêm các chi tiết phụ, cây xanh, hàng rào, ao cá, vườn hoa.
2/ Chuẩn bị: 
Tranh vẽ về gia đình.
Vở tạo hình, bút chì đen, hộp chì màu. 
3/ Tổ chức hoạt động:
 Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Mở đầu hoạt động :
 - Cô cho cả lớp hát: “ Nhà của tôi”.
* Hoạt động trọng tâm: 
1. Trò chuyện về ngôi nhà của bé
Gợi hỏi trẻ bài hát nói về gì? 
Dù đi bất cứ nơi đâu chúng ta đều nhớ về ngôi nhà của mình.
Cho trẻ kể về ngôi nhà của trẻ. ( Nhà trệt, nhà tầng, khu chung cư, biệt thư, có hàng rào, vườn hoa, cây xanh, nhà quét vôi màu gì? Màu sơn tường ).
2. Quan sát tranh mẫu và nhận xét
Hôm nay cô cũng vẽ một bức tranh rất đẹp để tặng lớp mình, lớp mình cùng xem đây là tranh vẽ gì?.
Ngôi nhà được vẽ như thế nào? ( Bố cục, màu sắc).
Dùng những hình gì để tạo ra ngôi nhà?
Ngoài ngôi nhà ra còn vẽ thêm những chi tiết gì nữa?
Hỏi ý từng trẻ xem trẻ vẽ ngôi nhà mình như thế nào?
3. Trẻ thực hiện hoạt động vẽ:
Cô cho trẻ vẽ , gợi ý, nhắc trẻ vẽ cân đối và hợp lý.
Theo dõi trẻ vẽ yếu, cô chỉ dẫn cho trẻ.
4. Trưng bày sản phẩm:	
Cô cho trẻ treo sản phẩm và nhận xét bài của bạn.
Giới thiệu bài của bản thân trẻ.
Cô chọn những bức tranh vẽ đẹp hài hòa, cân đối, tuyên dương ( cô cho trẻ tặng sản phẩm cho mẹ).
* Kết thúc hoạt động:
- Lớp hát: “ Múa cho mẹ xem”. 
- Hát cùng cả lớp.
- Bài hát nói về ngôi nhà.
- Trẻ kể về ngôi nhà của mình.(3 -4 trẻ)
- Xem tranh hướng dẫn
- Ngôi nhà
- Vẽ bằng các nét sổ thẳng, nét cong
- Hình chữ nhật, hình tam giác
- 4-5 trẻ trả lời
- Trẻ vẽ tranh về nhà của mình.
- Treo sản phản lên giá trưng bày và nhận xét tranh.
- Lắng nghe cô nhận xét.
- Hát cùng cả lớp.
Cô tổ chức cho trẻ chơi tại các góc chơi: Nghệ thuật và phân vai
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 30 tháng 10 năm 2012
I. Lĩnh vực phát triển nhận thức – Toán
Đề tài: NHẬN BIẾT, PHÂN BIỆT KHỐI CẦU,
KHỐI TRỤ, KHỐI VUÔNG, KHỐI CHỮ NHẬT.
1/Mục đích yêu cầu:
Trẻ nhận biết, phân biệt được giữa khối cầu- khối trụ, khối vuông- khối chữ nhật.
Từ những khối trên trẻ lấp ráp được những ngôi nhà có các kiểu khác nhau. 
Sử dụng bé làm quen với toán. 
2/ Chuẩn bị: 6 vòng tròn.
Mỗi trẻ một loại khối. Đất nặn, bảng con.
Một ít giấy cứng, giấy thủ công, hồ.
Các loại hộp có hình dạng giống như các khối
3/ Tổ chức hoạt động:
 Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Mở đầu hoạt động : 
Chơi: Nhanh mắt, nói tài: Cô cho trẻ tìm xung quanh lớp những đồ vật có hình dạng như khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật, sau đó cho cá nhân trẻ thi đua nói xem ai nhanh mắt tìm và nói được nhiều hình nhất.
 * Hoạt động trọng tâm :
Các khối các con vừa tìm và nói được, người ta dùng để làm gì?
Ai đã xây nên nhũng ngôi nhà đó?
Cô cho trẻ xem các khối( Đọc tên).
Cho trẻ lấy khối lăn được. ( Cho trẻ lăn), hỏi trẻ vì sao các khối này lăn được?
Cô cho trẻ lấy các khối không lăn được.( Cho trẻ lăn) hỏi trẻ vì sao không lăn được? 
Cho hai trẻ ngồi cạnh nhau đặt chồng hai khối cầu lên nhau( Không được) Vì sao?
Cho hai trẻ ngồi gần nhau đặt chồng hai khối trụ lên nhau ( được) Vì sao?
Hình dạng của khối vuông và khối chữ nhật ? Có mấy mặt? ( Trẻ đếm) các mặt nó như thế nào với nhau? Cho trẻ đọc tên các khối.
* Luyện tập: 
Cho các nhóm nặn các khối.( Với hình thức thi đua).
* Trò chơi: Xây nhà cùng bé.
Cô chia 2 nhóm chơi, khi nghe hiệu lệnh các nhóm cầm các khối, xếp hình ngôi nhà trong vòng khi đồng hồ cát chảy hết lượt . Nếu nhóm nào xây nhanh xong, đẹp nhóm đó thắng. 
* Kết thúc hoạt động.
Đọc thơ: “ Bao nhiêu là khối”. 
- Tham gia trò chơi nhận biết các loại khô
- Trẻ nêu tên khối.
- Xây nhà.
- Bác thợ xây.
- Khối cầu, khối trụ
- Khối cầu, khối trụ
- Vì không có mặt phẳng
- Khối chữ nhật, khối vuông. Vì có mặt phẳng.
- Thực hiện thao tác và so sánh., giải thích.
- Vì có mặt phẳng.
- Có nhiều mặt phẳng, 6 mặt.
- Nặn các khối.
- Tham gia chơi trò chơi.
- Đọc thơ.
II. Hoạt động ngoài trời :
1.Nội dung:
a. Hoạt động có chủ đích: “Trò chuyện về sở thích của cháu”
b. Trò chơi mới: “Truyền tin”
* Trò chơi cũ:
Ai đoán giỏi
Kéo co
c. Hoạt động theo nhóm: Lắp ghép, năn đất, vẽ phấn.
2. Mục đích yêu cầu.
Trẻ thích thú kể chuyện về sở thích của mình.
Trẻ hiểu cách chơi , luật chơi và tích cực tham gia trò chơi vui vẻ.
3.Chuẩn bị
Trẻ tìm hiểu về sở thích.
Dây thừng, đồ chơi, lô tô dân sô
4. Hình thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Trò chuyện về chủ đề.
1. Trò chuyện về sở thích của trẻ.
Con thích làm điều gì? Tại sao?
Gợi ý để trẻ có sở thích tốt: biết giúp đỡ mọi người.
Giáo dục trẻ ý nghĩa tích cực của sở thích.
Thi đua kể về sở thích của mình cho các bạn nghe: Thích múa hát, đi du lịch, thăm ông bà...
-2. Trò chơi mới: “Truyền tin”.
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi của trò chơi mới.
- Cô chơi mẫu 1 lần và cho trẻ chơi 3-4 lần
* Trò chơi cũ: Trẻ nhắc lại nội dung trò chơi cũ và tổ chức chơi 3 lần/ 1 trò chơi.
3. Hoạt động theo nhóm.
- Cô hỏi trẻ thích chơi những nhóm nào và trẻ về nhóm chơi ư thích của mình. Cô bao quát trẻ chơi.
- Trò chuyện cùng cô
- Thích đi tắm biển, về quê, đi du lịch...
3-4 trẻ trả lời
- Kể về sở thích của mình.
-Lắng nghe và tham gia chơi.
-Chơi cùng bạn.
-Chơi theo nhóm cùng bạn.
III.HOẠT ĐỘNG CHIỀU.
 1. Nội dung:
Chơi trò chơi: “Ai nhanh hơn”
Cho trẻ tô vở tập tô.
Hoạt động tại nhóm chơi xây dựng và thư viện.”
2. Chuẩn bị: Vở tập tô, sáp màu, truyện tranh, báo họa mi
3. Hình thức tổ chức hoạt động
Cô cho trẻ chơi trò chơi: “Ai nhanh hơn” để trẻ tỉnh ngủ.
Cô hỏi trẻ về nội dung thường làm vào vở tập tô.
Hướng dẫn trẻ tô những phần còn chưa tô xong.
Trò chuyện với trẻ về nội dung các nhóm chơi xây dựng và thư viện. Trẻ nêu ý thích tham gia vào nhóm chơi nào. Trẻ về nhóm chơi và tham gia cùng bạn.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 31 tháng 10 năm 2012
I. Lĩnh vực phát triển nhận thức – Khám phá khoa học 
Đề tài: NGÔI NHÀ XINH CỦA BÉ. 
1/ Mục đích yêu cầu:
a. Kiến thức:
Trẻ biết địa chỉ của gia đình và biết các thành viên trong gia đình sống chung một ngôi nhà
Biết các kiểu nhà, các phòng của nhà.
Biết một số nghề làm nên ngôi nhà.
Biết cách sắp xếp và trưng bày cho ngôi nhà. 
b. Kỹ năng.
Biết cách sắp xếp và trưng bày cho ngôi nhà. 
c. Thái độ
Yêu quý ngôi nhà mình, biết giữ gìn nhà cửa sạch sẽ
2/ Chuẩn bị: 
Tranh các ngôi nhà, nhà thành phố, nhà nông thôn, nhà rông, nhà sàn... 
Các mảnh xốp, đồ lắp ráp, hoa, cây xanh.
Cô chuẩn bị sẵn 3 ngôi nhà xây các kiểu khác nhau.
Dặn trẻ về nhà tìm hiểu xem nhà mình ở đường nào, địa chỉ, trong nhà ai đang sống, kiểu nhà mình đang ở, cách sắp xếp của từng phòng. 
3/ Tổ chức hoạt động:
 Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
 * Mở đầu hoạt động: 	
Cô cho cả lớp đọc thơ: “ Em yêu nhà em”. 
 * Hoạt động trọng tâm :
Bài thơ vừa rồi cho các con biết dù đi bất cứ nơi đâu cũng không bằng ngôi nhà chúng ta đang ở.
Chơi: Chọn ngôi nhà giống nhà mình. ( Khi nghe hiệu lệnh từng nhóm chọn cho mình 1 ngôi nhà giống nhà mình. Cô đến từng nhóm và cùng trẻ trò chuyện và khám phá ngôi nhà của trẻ.( Vật liệu xây)
Các con hãy kể cho bạn mình nghe nhà các con ở đường nào? Số nhà? Nhà sơn màu gì? Nhà cao nhiều tầng hay nhà trệt? Có gì ở xung 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_gia_dinh_3_tuan.doc