Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Động vật - Chủ đề nhánh: Ao thiên nhiên kỳ thú
Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1.
- Cho trẻ hát cùng cô bài cá vàng bơi.
- Chúng mình vừa hát bài gì? Nói về con vật gì? Nó sống ở đâu? Ai biết các con vật khác cũng sống dưới nước.
* Hoạt động 2: Quan sát và đàm thoại
Trình chiếu cho trẻ quan sát các hình ảnh về cá con vật dưới nước
- Hỏi tên con gì đây, Có đặc điểm gì? Sống ở đâu ? Nếu không có nước cá sẽ như t hế nào?
- Cá vận động như thế nào? Nhờ bộ phận nào mà cá bơi được? - Cá đẻ con hay để trứng.
- Cô đặt câu hỏi tương tự với Con tôm, con cá, Con cua
*. So sánh con tôm và con cua
- Giống nhau: Cùng sống dưới nước
Có 2 càng, có 8 chân, 2 mắt
- Khác nhau: Tôm có 2 cái râu dài, thân hình nó cong, nó di chuyển bằng cách bơi lùi, có thể nhảy bật
- Con cua có 2 càng to, nó có mai, nó di chuyển bằng cách bò.
Khai thác thêm trẻ về các con vật khác cũng sống dưới nước.
khởi động” Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi chạy, kiễng chân. Sau đó đứng vào thành hàng ngang tập các động tác phát triển. * Hoạt động 2: “ Nào cùng tập thể dục” - TV2 : tay đưa ra trước lên cao - Chân: 2 tay chống hông chân đưa ra trước, lên cao. - Bụng lườn : đứng đan tay sau lưng gập người về phía trước: - Bật: Bật tiến, lùi. * Hoạt động 3: “ Bé cùng thi tài” Cô làm mẫu cháu xem hai lần kèm giải thích động tác Đứng trước vạch mốc, chân trước chân sau, tay cùng chiều chân sau cầm vật ném, khi có hiệu lệnh của cô, ném mạnh về phía trước, sau khi ném xong chạy nhanh đến hồ cá, khi chạy mắt nhìn thẳng về phía trước, chạy tới hồ cá thì dừng lại. Hai hàng lần lượt từng cháu lên ném. Chia nhóm cho trẻ thi đua * Hoạt động 4: “ Hồi tĩnh” Cho trẻ hít thở nhẹ nhàng, thả lỏng. ==========***********========== Quan sát Cá voi - TCVĐ: Mèo và chim sẻ - Chơi tự do Cô cho trẻ quan sát Cá heo trong máy, Cô đặt câu hỏi về đặc điểm cấu tạo của cá heo, cách kiếm mồi, biệt tài của cá heo? - Giáo dục trẻ không chơi gần nơi nuôi động vật dưới nước, ko xả rác - TCVĐ: Mèo và chim sẻ - Cách chơi: Cô chọn 01 bạn làm mèo và lấp ở chỗ kín, cả lớp làm chim sẻ đi kiếm mồi (chim sẻ ngồi và làm tiếng kêu tốc, tốc) khi nghi tiếng mèo kêu phải nhanh chân chạy về tổ. - Luật chơi: Mèo chỉ được bắt chim ở ngoài tổ, con chim nào bị bắt phải đổi làm mèo. - Cho trẻ chơi 2 – 3 lần - Chơi tự do Đánh giá. ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ==========***********========= Thứ tư ngày 22 tháng 02năm 2012 Yêu cầu: Trẻ biết dùng bút màu vẽ được con cá. Biết lựa chọn màu sắc phù hợp. Biết bố cục tranh hợp lý. Rèn kỹ năng tô màu cho trẻ, cháu tô màu đều, không lem ra ngoài. Phát triển óc thẩm mỹ, khả năng sáng tạo màu cho cháu. Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường bằng cách không ném rác vào hồ cá. Và giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ: không chơi gần hồ nước rất nguy hiểm. Chuẩn bị: Hình ảnh một số con cá trên máy tính. Tranh vẽ con cá, Bút màu, vở vẽ. Tiến hành: * Hoạt động 1: “ Bé cùng xem tivi ” Mỗi tối bố mẹ có cho các con xem chương trình thiếu nhi trên ti vi không ? Ngoài chương trình thiếu nhi, con được xem chương trình gì nữa? Cô sẽ cho các con xem một chương trình trên máy tính rất đặc biệt, các con có muốn xem không? Đó là chương trình “khám phá”. Cô mở máy tính cho trẻ xem các Slide với các loại cá. Hỏi trẻ những loại cá này nhờ những yếu tố nào mới được khỏe mạnh như thế?( nhờ người chăm sóc, bảo vệ chúng Vì thế khi đi tham quan hồ cá các con có vứt rác bừa bãi vào hồ không? Khi vui chơi gần hồ cá cùng các bạn, các bạn không được lại gần hồ, như thế sẽ ngã vào hồ gây nguy hiểm cho tính mạng. * Hoạt động 2: “ Bé đi xem triển lãm tranh” Cô cho trẻ đi xem tranh vẽ con cá và đàm thoại với trẻ về tranh vẽ. Cho trẻ đếm số con cá trong tranh. Nêu thể loại tranh? Dụng cụ để vẽ được 1 bức tranh * Hoạt động 3: “ Quan sát cô làm mẫu” Muốn vẽ con cá trước tiên chọn bút màu: cô sẽ vẽ con cá vàng, vì thế cô chọn màu vàng, để vẽ con cá, vẽ một nét cong phía trên và 1 nét cong phía dưới, tiếp theo vẽ đuôi cá là những nét thẳng xiên hình tam giác phía sau con cá. Còn thiếu bộ phận nào của con cá nữa? Mắt vẽ hình gì? Màu gì? vẽ mắt là màu đen... Sau khi vẽ xong làm gì nữa? Tô màu gì cho con cá?.. Sau khi vẽ xong con cá vẽ thêm rong và vẽ nước cho bức tranh thêm đẹp. Muốn vẽ đẹp cầm bút tay nào? Khi vẽ có vẽ sát ra mép vở ko?... * Hoạt động 4: “ Bé làm họa sĩ” Cô mở nhạc, trẻ thực hiện vẽ tranh. Cô gợi ý thêm cho những trẻ còn yếu, nhắc trẻ hoàn thành sản phẩm của mình, có thể sáng tạo tranh và màu sắc. Nhận xét sản phẩm. Cho trẻ quan sát và nhận xét sản phẩm của bạn, nêu ra những sản phẩm đẹp. Cô tổng hợp những ý kiến của trẻ, chỉ ra những nét sáng tạo cho trẻ Hát vận động Tôm cá cua thi tài và chuyển hoạt động. ==========***********========= Quan sát các con vật dưới nước Chơi: Hãy trả lời đúng Cho trẻ biết nội dung của giờ hoạt động, yêu cầu trẻ cùng trao đổi thảo luận về các động vật sống dưới nước, nêu đặc điểm nổi bật, cách vận động, thức ăn, giá trị dinh dưỡng của chúng Trò chơi: Hãy trả lời đúng: Khi cô nó đặc điểm trẻ nói tên con vật, khi cô nói vận động của con vật trẻ nói tên hoặc ngược lại Chơi bắt chước tạo dáng: cho trẻ chơi 2 – 3 lần. Đánh giá. .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ==========***********========= Thứ 5 ngày 23 tháng 02 năm 2012 Rong và cá Yêu cầu: Cháu thuộc bài thơ “Rong và Cá” hiểu nội dung bài thơ. Biết đọc thơ cùng cô, thể hiện được âm điệu sắc thái của bài thơ. Rèn kỹ năng quan sát, chú ý, ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Trẻ biết cách đọc thơ diễn cảm. Giáo dục trẻ biết yêu quý bảo vệ các động vật có ích. Biết giữ vệ sinh môi trường. Chuẩn bị: Các slile về bài thơ. Các tranh vẽ về bài thơ trên để trẻ chơi trò chơi xếp hình theo trình tự bài thơ. Tiến hành: * Hoạt động 1: Ai đoán giỏi? Hát: “cá vàng bơi”. Bài hát nói về con gì? Sống ở đâu? Dưới nước có nhiều loài vật sống không? * Hoạt động 2: Ai thông minh? Cô đọc thơ diễn cảm nội dung của bài thơ. Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả của bài thơ? Cô đọc lại bài thơ kèm quan sát hình ảnh trên máy tính. Đàm thoại trích dẫn. - Bài thơ có tên là gì? Ai đã sáng tác bài thơ này? - Bài thơ nói về gì? Cây rong trong bài thơ được ví như nào? ( Có cô rong xanh đẹp như tơ nhuộm) tơ nhuộm, ý nói rất mềm mại, và đẹp Cô rong xanh làm gì dưới hồ? Câu thơ nào nói cô rong uốn lượn? Làm bạn với rong xanh còn có ai nữa? Đàn cá có màu sắc như nào? Đàn cá làm gì quanh cô rong? Ai có thể nhắc lại toàn bộ đoạn thơ đó? Bây giờ các bạn có muốn cùng cô đọc bài thơ này không ? Cô cho cả lớp đọc thơ. Đọc cả lớp sau đó cho trẻ đọc thơ dưới nhiều hình thức ( Tổ nhóm, cá nhân, tiếp nối, đọc theo dấu hiệu của tay, Chia nhóm cho trẻ thi đua đọc thơ đối đáp, cá nhân thi đối đáp) * Hoạt động 3: “ai nhanh hơn” Trò chơi: “xếp tranh theo trình tự bài thơ” Cô chia nhóm trẻ (2 nhóm), cô chuẩn bị tranh về bài thơ, cho trẻ thi đua lên chọn và xếp theo thứ tự bài thơ. Mỗi lần 1 cháu lên chọn 1 tranh đặt vào và về chỗ, cháu tiếp theo lên chọn tranh kế tiếp, cứ như vậy xếp đến hết tranh bài thơ. Nhóm nào chọn đúng và xếp nhanh sẽ thắng cuộc. Kết thúc: Cho trẻ đọc bài thơ và ra chơi. ==========*********========== Quan sát Con ốc vặn. Vẽ tự do trên sân con vật bé thích - TCVĐ: Rồng rắn lên mây - Chơi tự do - Cô cho trẻ ra sân, thảo luận cùng trẻ về chủ đề cần thực hiện, yêu cầu trẻ trao đổi cùng nhau về con ốc vặn, mô tả đặc điểm bề ngoài của nó sau đó cô tổng hợp các ý kiến của trẻ - Cô gợi ý cho trẻ vẽ trên sân con vật sống dưới nước mà trẻ thích - Trẻ vẽ - Kết thúc cô cho trẻ đi rửa tay Đánh giá. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_dong_vat_chu_de_nhanh_ao_th.doc