Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Cơ thể của bé - Đề tài: Thể dục “Bò bằng bàn tay, bàn chân 5m”

1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 Kiến thức

- Trẻ biết được tên các bộ phận trên cơ thể của mình.

- Trẻ biết ích lợi của các bộ phận đó.

 Kỹnăng

- Trẻ biết phối hợp vận động cơ tay, chân để bò trong khoảng cách 5m

 Thái độ

- Giáo dục trẻ biết nhường nhịn và giúp đỡ bạn

- Cùng nhau phối hợp giúp cô những công việc có thể làm được.

2. CHUẨN BỊ:

  Các loại vòng. Băng nhạc, máy hát, đàn.

  Các hình ảnh chủ đề Cơ thể của bé.Đồ chơi ngoài trời

  Các góc chơi trong lớp: tranh thơ, các loại nhạc cụ, đồ chơi gia đình

  Giấy vẽ, hoạ báo cho trẻ cẩn bằng nhiều nguyên vật liệu.

 

doc7 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 11/02/2022 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Cơ thể của bé - Đề tài: Thể dục “Bò bằng bàn tay, bàn chân 5m”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ục trẻ biết nhường nhịn và giúp đỡ bạn
- Cùng nhau phối hợp giúp cơ những cơng việc cĩ thể làm được. 
CHUẨN BỊ: 
Các loại vòng. Băng nhạc, máy hát, đàn.
Các hình ảnh chủ đề Cơ thể của bé.Đồ chơi ngoài trời
Các góc chơi trong lớp: tranh thơ, các loại nhạc cụ, đồ chơi gia đình
Giấy vẽ, hoạ báo cho trẻ cẩn bằng nhiều nguyên vật liệu. 
 3. HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Trị chuyện về các bộ phận trên cơ thể bé
Trị chuyện về những bộ phận trên cơ thể bé và ích lợi của chúng.
Giáo dục trẻ cách chăm sóc giữ gìn. 
Hoạt động 2: Tìm đồ chơi bạn thích
Hát múa “Tay thơm tay ngoan”:
Trẻ chơi bóng tròn to vơí cô và các bạn
Trẻ vừa chơi vừa làm các động tác đi bằng gót, đi kiểng chân, đi khom, đi chậm, đi bình thường, chạy nhanh, chạy chậm
Bóng bị xì thì mình làm sao cho bóng to lên vậy các bạn? Cho trẻ thổi hơi để bóng to lên và ngược lại làm cho bóng xì thì phải làm sao?
Cùng chơi vơí những chiếc vòng:
Cho mỗi trẻ cầm một chiếc vòng trên tay, cô mở một bài hát nhịp điệu cho trẻ cùng chơi với những chiếc vòng và làm các động tác: tay, chân, bụng, bật.
Động tác tay: (4 lần x 8 nhịp)
Nhịp 1: Chân phải dang ngang, 2 tay cầm vòng đưa ra phía trước, cánh tay vuông góc với thân người.
Nhịp 2: Hai tay cầm vòng giơ tay thẳng với thân người
Nhịp 3: Như nhip 1
Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị
Động tác chân: (4 lần x 8 nhịp)
Tư thế chuẩn bị: Người thẳng, tay cầm vòng xuôi theo thân mình, chân tự nhiên
Nhịp 1: Tay cầm vòng giơ cao thẳng với thân người, chân nhón gót
Nhịp 2: Tay cầm vòng giơ ra phía trước vuông góc với thân mình 
Nhịp 3: Giống nhịp 1
Nhịp 4: Trở về tư thế chuẩn bị 
Động tác bụng: (2 lần x 8 nhịp)
Tư thế chuẩn bị: Chân đứng tự nhiên, thân thẳng, tay cầm vòng buông xuôi theo thân mình.
Nhịp 1: Tay cầm vòng giơ ra phía trước mặt, cánh tay vuông góc với thân mình, đồng thời chân phải (trái) bước sang ngang vừa phải (trái)
Nhịp 2: thân trên xoay sang phải (trái)
Nhịp 3: Trở về nhịp 1
Nhịp 4: Trở về tư thế chuẩn bị
Động tác bật: (2 lần x 8 nhịp)
Cô vỗ tay 2 cái cho trẻ bỏ vòng xuống đất
Cô vỗ tay: trẻ bật tại chỗ theo nhịp vỗ tay của cô
Hoạt động 3: Bò bằng bàn tay, bàn chân 5m
- Cô thực hiện cho trẻ xem động tác bò bằng bàn tay, bàn chân
- Cô giải thích cho trẻ về động tác vừa thực hiện
- Cô cho trẻ về 2 nhóm bạn trai, gái tổ chức thực hiện
Hoạt động 4: Trò chơi Cáo ơi ngủ à
- Cô giới thiệu cho trẻ trò chơi Cáo ơi ngủ à
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
Hoạt động 5: Uống nước chanh 
Cho cháu chơi lấy ly, lấy muỗng, lấy dao, lấy thớt, lấy chanh cắt ra, lấy đường bỏ vào quậy nước chanh uống, cho trẻ uống hơi dài, hơi ngắn trẻ hít thở ngắn hay sâu.
Cho trẻ uống 2-3 lần.
Kế hoạch ngày: Thứ  ngày  tháng năm 2011
Chủ đề : CƠ THỂ CỦA BÉ
Tên hoạt động: Tạo hình “Vẽ các bộ phận còn thiếu trên gương mặt bé trai, bé gái”
1. NỘI DUNG GIÁO DỤC :
Kiến thức
- Trẻ nêu được đặc điểm của bạn trai, bạn gái thể hiện qua đầu tóc, quần áo, động tác.
- Trẻ biết ích lợi của các bộ phậntrên cơ thể bé.
Kỹnăng
- Trẻ biết dùng các nét vẽ đã học để vẽ các bộ phận còn thiếu trên gương mặt.
- Vẽ được khuôn mặt bạn trai, bạn gái. 
- Tô màu không lem ra ngoài.
Thái độ
- Trẻ biết cách chăm sóc các bộ phận trên cơ thể mình
- Trẻ biết cách ứng xử phù hợp với giới tính của mình.
- 2. CHUẨN BỊ:
- Giấy, bút chì màu
- Bảng lớn, tranh mẫu vẽ bạn trai, bạn gái tô màu bút chì sáp
- Nhạc Tay thơm tay ngoan
- Tấm lót vẽ
3. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: 
Hoạt động 1: Hát múa Tay thơm tay ngoan
- Cô và trẻ cùng hát và vận động theo nhạc bài Tay thơm tay ngoan.
- Cô gợi ý hỏi trẻ tên các bộ phận trên cơ thể bé và tác dụng của chúng.
- Giáo dục trẻ cách ăn uống, chăm sóc để cơ thể khỏe mạnh
Hoạt động 2: Aûnh đẹp của bé
- Cho trẻ xem tranh mẫu, gợi hỏi trẻ 
+ Hình nào là của bạn trai, bạn gái, vì sao biết?
+ Các bộ phận nào còn thiếu trên gương mặt
- Cô vẽ thêm các chi tiết trên gương mặt cho trẻ xem
- Cô gợi ý cho trẻ thực hiện
- Cô cho trẻ về nhóm thực hiện
- Cô quan sát và giúp đỡ trẻ.
- Cô cho trẻ treo tranh và nhận xét sản phẩm của trẻ.
Hoạt động 3: Đọc thơ Tâm sự của cái mũi
- Cô và trẻ cùng đọc và vận động bài thơ Tâm sự của cái mũi
Kế hoạch ngày: Thứ .ngày . tháng . năm 2011
Chủ đề : CƠ THỂ CỦA BÉ 
Tên hoạt động: GDÂN “Hát to nhỏ và lĩnh xướng bài Tay thơm tay ngoan”
NỘI DUNG GIÁO DỤC 
Kiến thức
- Trẻ biết được tên các bộ phận trên cơ thể của mình.
- Trẻ biết ích lợi của các bộ phận trên cơ thể bé.
Kỹnăng
- Trẻ biết hát to, nhỏ theo hiệu lệnh, có kỹ năng hát lĩnh xướng.
- Trẻ biết vận động nhịp nhàng theo nhạc
Thái độ
- Trẻ biết cách chăm sóc các bộ phận trên cơ thể mình
- Trẻ biết cách ăn uống đầy đủ nhóm chất để cơ thể khỏe mạnh.
CHUẨN BỊ:
- Nhạc bài hát Tay thơm tay ngoan, Năm ngón tay ngoan.
- Các loại nhạc cụ, mũ đội đầu.
- Ti vi, máy vi tính.
TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: 
Hoạt động 1: Đọc thơ Tâm sự của cái mũi
- Cô và trẻ cùng đọc bài thơ Tâm sự của cái mũi.
- Cô gợi hỏi trẻ về nội dung bài thơ.
- Cô gợi hỏi trẻ tên các bộ phận trên cơ thể trẻ,
- Gíao dục trẻ cách giữ gìn , vệ sinh và cách ăn uống để cơ thể khỏe mạnh
Hoạt động 2: Múa hát “Tay thơm tay ngoan”
- Cô cho trẻ nghe 1 đoạn nhạc và cho trẻ đoán đó là bài hát gì?
- Trẻ đoán tên bài hát.
- Trẻ hát cả lớp, hát theo nhóm nối tiếp, hát to, hát nhỏ, hát lĩnh xướng theo hiệu lệnh tay cô
Hoạt động 3:Nghe hát “ Năm ngón tay ngoan”
- Trẻ nghe cô hát bằng cử chỉ điệu bộ
- Trẻ nghe hát bằng băng
Hoạt động 4: TCÂN “Nhìn tranh đoán tên bài hát” 
Tổ chức trẻ chơi theo hiệu lệnh cô 
Cho trẻ nhắc lại luật chơi
Cho trẻ chơi 2-3 lần
Kế hoạch ngày: Thứ ..ngày .. tháng  năm 2011
Chủ đề : CƠ THỂ CỦA BÉ
Tên hoạt động: “Các giác quan trên cơ thể bé”
NỘI DUNG GIÁO DỤC:
Kiến thức
- Trẻ biết được tên các bộ phận trên cơ thể của mình.
- Trẻ biết ích lợi của các bộ phận trên cơ thể bé.
Kỹnăng
- Phân biệt hình dạng tròn vuông, tam gíac, chữ nhật.
- Trẻ biết vận động nhịp nhàng theo nhạc
Thái độ
- Trẻ biết cách chăm sóc các bộ phận trên cơ thể mình
- Trẻ biết cách ăn uống đầy đủ nhóm chất để cơ thể khỏe mạnh.
CHUẨN BỊ:
- Nhạc bài hát Tay thơm tay ngoan.
- Túi vải
- Hình hình học, trò vuông, tam giác
TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: 
Hoạt động 1: Đọc thơ Tâm sự của cái mũi
- Cô và trẻ cùng đọc bài thơ Tâm sự của cái mũi.
- Cô gợi hỏi trẻ về nội dung bài thơ.
- Cô gợi hỏi trẻ tên các bộ phận trên cơ thể trẻ,
- Gíao dục trẻ cách giữ gìn , vệ sinh và cách ăn uống để cơ thể khỏe mạnh
Hoạt động 2: Trò chơi “Tam sao thất bản”
- Cô giới thiệu cho trẻ trò chơi Tam sao thất bản
- Cách chơi: trẻ chia thành 4 nhóm đứng thành hàng dọc, cô sẽ nói thầm vào tai bạn cuối hàng, bạn cuối hàng sẽ nói thầm vào tay bạn đứng trước đó, cứ thế lần lượt đến bạn cuối cùng sẽ thực hiện hành động mà mình nghe lời bạn nói.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô gợi ý hỏi trẻ nhờ gì mà các con nghe được tiếng nói.
Hoạt động 3:Trò chơi “Chiếc túi kì diệu”
- Cô giới thiệu cho trẻ trò chơi Chiếc túi kì diệu
- Cách chơi: trẻ chia thành 4 nhóm, ngồi vòng tròn. Mỗi nhóm sẽ có 1 chiếc túi chứa hình hình học. Lần lượt từng trẻ đưa tay vào túi, sờ xem đó là hình gì. Dùng đặc điểm của hình để đố bạn trong nhóm. Khi bạn trong nhóm trả lời thì lấy hình ra khỏi túi để kiểm tra kết quả
- Ví dụ:
+ Hình tròn: không có cạnh lăn được, đố là hình gì?
+ Hình tam giác: hình có 3 cạnh, đố là hình gì?
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô gợi ý hỏi trẻ nhờ gì mà các con biết được hình nằm trong túi vải.
Hoạt động 4: Hát múa Tay thơm tay ngoan
- Cô và trẻ cùng hát và vận động theo nhạc bài Tay thơm tay ngoan.
Kế hoạch ngày: Thứ ..ngày .. tháng .. năm 2011
Chủ đề : CƠ THỂ CỦA BÉ
Tên hoạt động: LQCV“A, Ă,”
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
Kiến thức
- Tre ûnhận biết và gọi được tên chữ A, Ă, Â.
- Trẻ biết tên phận cơ thể và ích lợi của các bộ phận đó.
Kỹnăng
- Trẻ biết phân nhóm các chữ giống nhau
- Biết cách cầm kéo, bôi hồ dán không nhăn
Thái độ
- Giáo dục trẻ biết nhường nhịn và giúp đỡ bạn
- Cùng nhau phối hợp giúp cơ những cơng việc cĩ thể làm được. 
CHUẨN BỊ: 
Các băng nhạc, máy hát, đàn.
Các hình ảnh chủ đề Cơ thể của bé.
Lời bài hát Tay thơm tay ngoan
Giấy vẽ, hoạ báo cho trẻ cẩn bằng nhiều nguyên vật liệu. 
Kéo, hồ, giấy, viết
Báo
 3. HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Trị chuyện về các bộ phận trên cơ thể bé
Trị chuyện về những bộ phận trên cơ thể bé và ích lợi của chúng.
Giáo dục trẻ cách chăm sóc giữ gìn. 
Cô giới thiệu cho trẻ thẻ hình, có chứa chữ a, ă, â. Cô hướng dẫn trẻ cách phát âm
Hoạt động 2: Trò chơi Về đúng nhà
Mỗi bạn lấy 1 thẻ hình có chữ a, ă, â cùng đi chơi. Khi đọc hết bài đồng dao Dung dăng dung dẻ thì nhanh chân chạy về nhà tương ứng với chữ cái của mình.
Đổi thẻ với bạn, chơi 3, 4 lần
Hoạt động 3: Tay thơm tay ngoan
- Cô và trẻ cùng hát và vận động bài Tay thơ

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_co_the_cua_be_de_tai_the_du.doc