Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Bản thân - Năm 2011

MỤC TIÊU

I/ Phát triển thể chất:

 *DDSK:

 - Trẻ có một số thói quen vệ sinh trong ăn uống.

 - Hình thành thói quen tự phục vụ chăm sóc bản thân.

 * Vận động:

 - Trẻ biết phối hợp các động tác cơ bản để rèn luyện cơ thể: Đi, chạy, nhảy, bò, trườn.

 - Trẻ biết vận động theo cô khi thực hiện bài tập thể dục.

II/ Phát triển nhận thức:

 *Làm quen với toán:

 -Trẻ biết nối đồ dùng giống nhau của bạn trai, bạn gái.

 - Đếm đồ dùng của bạn trai, bạn gái.

 

doc56 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Bản thân - Năm 2011, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..tháng .....năm 2011
Trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể
1. Hoạt động đón trẻ: 
- Cô đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân 
2. Hoạt động học:
2.1 Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết và gọi tên các bộ phận của cơ thể.
- Trẻ biết được công dụng của các bộ phận đó.
- Giáo dục trẻ có thói quen giữ gìn và bảo vệ các bộ phận của cơ thể.
2.2 Chuẩn bị : 
- Bài hát “ Ồ sao bé không lắc ”
-Tranh vẽ cơ thể bé.
- Các bộ phận cắt rời
2.3 Tiến trình hoạt động :
a. Hoạt động mở đầu :
 - Cả lớp vận động bài “ Ồ sao bé không lắc ” 
b. Hoạt động trọng tâm :
* Hoạt động 1: Quan sát và trò chuyện: 
+ Nhận biết và gọi tên các bộ phận:
- Các con vừa vận động vừa hát bài:" Ồ sao bé không lắc " thì các con cầm những bộ phận nào?
- Cô cùng trẻ trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể?
- Cô hỏi trẻ cơ thể chúng ta gồm có mấy phần chính? Đó là những phần nào?
- Gọi 1 cháu lên chỉ các bộ phận chính của cơ thể?
- Cô chỉ lên đầu và cho cả lớp đồng thanh theo cô?
- Gọi 1 cháu đứng lên phát âm từ “ đầu ”
- Cô hỏi trẻ trên đầu có gì? Tóc có màu gì?
- Bạn trai thì có mái tóc như thế nào? Còn bạn gái thì sao?
- Phần trước của đầu gọi là gì? Trên khuôn mặt có những gì? 
- Cô gợi ý cho trẻ biết thêm mắt, mũi, miệng, tai còn gọi là các giác quan đấy các con ạ!
- Thế phần tiếp theo của đầu là gì?( Trẻ trả lời theo suy nghĩ )
- Gọi 1 cháu lên chỉ phần mình
- Cho cả lớp đồng thanh theo cô?
- Gọi 1 cháu đứng lên phát âm từ “ Mình ”
- Cô gợi ý cho trẻ biết thêm đầu nối với mình nhờ cổ.
- Ngoài phần đầu và phần mình ra, cơ thể chúng ta còn có phần nào nữa?
- Gọi 1 cháu lên chỉ phần tay và chân
- Cho cả lớp đồng thanh theo cô?
- Gọi 1 cháu đứng lên phát âm từ “ Tay và chân ” 
- Thế chúng ta có mấy tay? Có mấy chân?
- Cho cả lớp đứng lên vừa hát vừa vận động với cô bài: Xoè bàn tay nắm ngón tay.
+ Công dụng của các bộ phận:
- Đố các con hai tay dùng để làm gì? Hai chân dùng để làm gì? 
* Hoạt động 2: Luyện tập
- Cho cả lớp đứng lên chỉ về các bộ phận trên cơ thể mình theo yêu cầu của cô.
- Cô gọi 1 trẻ đứng lên chỉ các bộ phận của cơ thể .
- Cô gọi tiếp 1 trẻ lên nói công dụng của các bộ phận trên cơ thể.
- Giáo dục: Tất cả các bộ phận trên cơ thể của chúng ta đều có chức năng và nhiệm vụ khác nhau, nhờ những bộ phận này mà các con mới sinh hoạt được nhanh nhẹn, dễ dàng . Vì vậy, để cho cơ thể khỏe mạnh các con phải làm gì?( Trẻ trả lời theo suy nghĩ của mình )
 * Hoạt động 3: Trò chơi
+ Trò chơi 1: “ Thi đội nào nhanh ”
- Cô hướng dẫn cách chơi: Từng bạn chạy lên phép các bộ phận cắt rời để thành cơ thể hoàn chỉnh, mỗi bạn chỉ được ghép 1 bộ phận
- Luật chơi: Sau 2 phút đội nào ghép được nhiều cơ thể hoàn chỉnh thì đội đó sẽ chiến thắng.
- Tổ chức cho trẻ chơi 1-2 lần.
+ Trò chơi 2: Thi xem ai nói nhanh
- Cô hướng dẫn cách chơi: Khi cô chỉ lên bộ phận nào thì trẻ nói tên nhanh của bộ phận đó.
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Đánh giá
Hoạt động ngoài trời
- HĐCMĐ: Quan sát thời tiết, đi dạo vườn hoa
- TCVĐ: Bịt mắt bắt dê
- Chơi tự do: Trẻ chơi theo ý thích
Hoạt động chơi các góc
- Góc phân vai: Cửa hàng ăn uống, nấu ăn, bác sĩ, bán hàng
- Góc sách : Xem tranh ảnh về các giác quan.
 - Xây dựng: Xây nhà.
 - Học tập: xem tranh ảnh về cơ thể bé
 - Nghệ thuật: vẽ chân dung bạn.
 - Thiên nhiên: chăm sóc cây
Thứ........ngày ........tháng .......năm 2011
Chuyện “Mỗi người một việc”
1. Hoạt động đón trẻ: 
- Cô hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân
2. Hoạt đông học :
2.1 Mục đích yêu cầu: 
 - Trẻ nghe và hiểu nội dung câu chuyện 
- Trẻ chú ý lắng nghe và trả lời theo câu hỏi của cô
- Thông qua nội dung câu chuyện trẻ biết các bộ phận của cơ thể đều có liên quan với nhau .
2.2 Chuẩn bị :
- Tranh chuyện minh hoạ.
- Bài hát “Cái mũi”
2.3 Tiến trình hoạt động :
a. Hoạt động mở đầu: 
- Cả lớp hát bài “ Cái mũi ”
b. Hoạt động trọng tâm
* Hoạt động 1: Cô giới thiệu tên câu chuyện “Mỗi người một việc”
- Cô kể chuyện cho trẻ nghe lần 1 thể hiện điệu bộ minh hoạ
- Cô kể chuyện lần 2 kết hợp cho xem tranh minh hoạ 
* Hoạt động 2: Trích dẩn đàm thoại:
- Cô vừa kể câu chuyện gì ?
- Câu chuyện nói về cái gì? 
- Vì sao họ lại cải nhau? Mắt, mũi, tai nói gì? Còn tay và chân nói như thế nào?
- Mắt, mũi, tai và tay chân nói mồm như thế nào?
- Mồm buồn lắm, không ăn uống gì hết rồi bỏ đi đâu? 
- Hết một ngày cả nhà như thế nào? Mọi người nói gì với mồm? 
- Sau khi mồm ăn uống xong thì mọi người cảm thấy như thế nào?
- Từ đó tất cả gia đình Mắt, Mũi, Tai, Miệng và tay, Chân sống với nhau như thế nào?
- Nào cả lớp đứng lên vận động cùng cô bài “Ồ sao bé không lắc”.
- Giáo dục : Qua câu chuyện này các con biết là các bộ phận của cơ thể chúng ta đều có mối liên kết với nhau . Vì thế các con cần ăn uống đầy đủ thì cơ thể mới khoẻ mạnh vui vẻ.
c. Kết thúc hoạt động: 
- Cho trẻ chơi “con muỗi”
- Đánh giá
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát cây trong vườn
- Kéo cưa lừa xẻ
- Chơi tự do: Trẻ chơi theo ý thích
Hoạt động chơi các góc
- Góc phân vai: Cửa hàng ăn uống, nấu ăn, bác sĩ, bán hàng
- Góc sách : Xem tranh ảnh về các giác quan.
 - Xây dựng: Xây nhà.
 - Học tập: xem tranh ảnh về cơ thể bé
 - Nghệ thuật: vẽ chân dung bạn.
 - Thiên nhiên: chăm sóc cây
Truyện: Mỗi người một việc
Có một gia đình nọ sống rất vui vẻ đầm ấm, nhưng rồi một hôm họ cãi nhau...
Trong một gia đình hạnh phúc nọ có anh chị em. Họ sống với nhau vui vẻ, đầm ấm. Nhưng rồi một hôm họ cãi nhau xem ai làm việc nhiều nhất.
Mắt nói:
- Tôi suốt ngày phải nhìn.
Tai nói: 
- Tôi suốt ngày phải nghe.
Mũi nói: 
- Tôi suốt ngày phải ngửi.
Tay nói:
- Tôi vẽ, tôi giặt, tôi quét nhà
Chân nói:
- Tôi đi, tôi chạy, tôi nhảy
Và tất cả cùng kêu lên:
- Mồm không làm gì cả, suốt ngày chỉ ăn và uống ! 
Mồm nghe vậy buồn lắm nó quyết định không ăn, uống gì nữa và bỏ đi nằm, im lặng.
Hết một ngày cả nhà ai cũng mệt và buồn. 
Mắt nói: 
- Không biết vì sao tôi mệt không muốn nhìn nữa.
Tai cũng nói: 
- Tôi chẳng muốn nghe.
Chân uể oải khêu lên:
- Tôi cũng không chạy được nữa.
Lúc ấy mọi người mới sực nhớ mồm không ăn, mệt lả, đang nằm ngủ, im lặng. Chúng chợt nhớ đến cuộc cãi vã hôm trước, tất cả cùng nhau đi gọi mồm dậy và mang thức ăn đến:
- Thôi cậu ăn đi, cậu uống đi. Bọn mình xin lỗi cậu. 
Bấy giờ mồm mới chịu ăn. Sau khi mồm ăn uống, tất cả cảm thấy khoẻ hẳn lên, tất cả vui vẻ, cười đùa.
Từ đó trở đi chúng sống với nhau thân ái và hoà thuận và ai ai cũng vui vẻ làm việc.
 Thứ ngày tháng năm 2011
Hát “ Xoè bàn tay nắm ngón tay ” 
1. Hoạt động đón trẻ: 
- Cô hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân.
2. Hoạt đông học :
2.1 Mục đích yêu cầu:
- Trẻ hát nhịp nhàng theo bài hát, thể hiện tình cảm nhịp điệu vui của bài hát
- Phát triển tai nghe qua trò chơi “Đoán tên bạn hát”
- Giáo dục trẻ biết yêu qúy chia xẻ tình cảm thân ái với bạn.
2.2 Chuẩn bị: Năm Ngón Tay Ngoan 
Xòe bàn tay đếm ngón tay 
Một anh béo trông thật đến hay 
Cả ngày vui ai có việc 
Là em giúp luôn không ngồi yên 
Kề bên em đứng thứ hai 
Một em tính thật thà dễ thương 
Hỏi rằng em cao nhất nhà 
Thì em lắc luôn ngay cái đầu 
Xòe bàn tay đếm ngón tay 
Một em đứng trông thật đến cao 
Hỏi rằng em cao thế này 
Thì em nói em chăm thể thao 
Cạnh bên em đứng thứ tư 
Hỏi em đã biết đọc chữ chưa 
Thì em thưa em biết rồi 
Và em đứng nghiêm giơ tay chào 
Xòe bàn tay đếm ngón tay 
Một em bé trông thật rất xinh 
Hỏi rằng ai, em út nhà 
Thì em hát luôn theo điệu ca 
Rằng là em bé rất ngoan 
Thường hay khám tay sạch các chị 
Làm vệ sinh, hay quét nhà 
Và múa hát cho vui ông bà . 
- Máy, băng đĩa
- Bài hát Xoè bàn tay nắm ngón tay
- Búp bê, tranh vẽ bàn tay
- Mũ chóp.
2.3 Tổ chức hoạt động
a. Hoạt động mở đầu:
- Cho trẻ chơi trò chơi: Đếm ngón tay
- Cô mời một số trẻ lên tham gia chơi 
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về đôi bàn tay, bàn tay giúp các con làm những việc gì? Con làm gì để bàn tay sạch đẹp.
b. Hoạt động trọng tâm:
* Hoạt động 1: Dạy hát
- Cô hát cho trẻ nghe 1,2 lần
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả, nội dung bài hát.
- Cho trẻ hát theo cô từng câu đến hết bài (không có nhạc 2,3 lần).
- Cho cả lớp hát lại theo nhạc đệm
- Mời tổ nhóm ,cá nhân, hát (cô chú ý sửa sai cho trẻ )
* Hoạt động 2: Trò chơi “ Đoán tên bạn hát ”
- Cô giới thiệu tên trò chơi .Hướng dẫn cách chơi
- Mời một bạn xung phong lên chơi, cô dùng mũ chóp che mặt trẻ, mời một bạn khác đứng lên hát, sau đó cô mời ngồi xuống, cô hỏi bạn đội mũ vừa nghe bạn nào hát cho trẻ đoán tên, trẻ đoán đúng cho cả lớp vỗ tay hoan hô, tiếp tục mời bạn khác lên chơi.
-Trẻ nào đoán chưa đúng thì phạt chạy quanh lớp một vòng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
c. Kết thúc hoạt động:
- Cho trẻ tô màu bàn tay
- Đánh giá
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát thời tiết, đi dạo vườn hoa
- Kéo cưa lừa xẻ
 - Chơi tự do: Trẻ chơi theo ý thích
Hoạt động chơi các góc
- Góc phân vai: Cửa hàng ăn uống, nấu ăn, bác sĩ, bán hàng
- Góc sách : Xem tranh ảnh về các giác quan.
 - Xây dựng: Xây công viên
 - Học tập: xem tranh ảnh về cơ thể bé
 - Nghệ thuật: vẽ chân dung bạn.
 - Thiên nhiên: chăm sóc cây
XAÂY DÖÏNG KEÁ HOAÏCH TUAÀN 3 : 
TUAÀN 3 : BEÙ CAÀN GÌ ÑEÅ LÔÙN LEÂN VAØ KHOÛE MAÏNH 
* Yeâu caàu treû : 
- Toâi ñöôïc sinh ra vaø lôùn leân 
- Dinh döôõng hôïp lyù vaø giöõ gìn söùc khoûe vaø cô theå khoûe maïnh 
- Moâi tröôøng xung quanh saïch ñeïp vaø khoâng khí trong laønh 
- Ñoà duøng caù nhaân vaø ñoà chôi cuûa toâi 
KEÁ HOAÏCH TUAÀN 3: Töø ngaøy 03/10 ñeán ngaøy 7 /10/2011 
Hoaït ñoäng
Noäi dung
Ñoùn treû 
Coâ ñoùn treû vaøo lôùp 
Troø chuyeän tìm hieåu veà baûn thaân. Troø chuyeän veà quang caûnh xung quanh saân tröôøng
 Troø chuyeän veà caùc vieäc maø treû laøm ñöôïc trong hai ngaøy nghó 
Hoaït ñoäng hoïc
Thöù hai 
Bé cần ăn gì?
Thöù ba 
Thơ “Cái lưỡi”
Thöù tö 
Dán các loại thực phẩm
Thöù naêm 
Hát “ Mời bạn ăn ”
Thöù saùu 
Đi theo đường hẹp nhảy qua suối
Chôi vaø hoaït ñoäng goùc
- Goùc phaân vai : 
- Goùc xaây döïng : 
- Goùc ngheä thuaät :
- Goùc saùch 
- Goùc khoa hoïc : 
Cöûa haøng baùn ñoà duøng caù nhaân cuûa treû
Xaây ngoâi 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_ban_than_nam_2011.doc