Giáo án Chăm sóc – giáo dục trẻ chủ đề: trường mầm non

1. Phát triển thể chất:

- Thực hiện các vận động của cơ thể theo nhu cầu bản thân.

- Phối hợp nhịp nhàng các cơ quan trong thực hiện các vận động: Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh; đi kiễng gót; đập bát bóng tại chỗ; đi trong đường hẹp và bò theo đường zích zắc.

- Biết tên và cách chế biến 1 số món ăn thông thường ở trường MN.

- Có 1 số thói quen tốt trong ăn uống và vệ sinh, sinh hoạt: Mời trước khi ăn, ăn hết suất, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, vệ sinh răng miệng, biết những nơi nguy hiểm trong trường lớp.

2. Phát triển nhận thức:

- Biết tên trường, tên lớp, tên cô giáo, tên các bạn trong lớp.

- Phân biệt các khu vực trong lớp, các khu ực trong trường và biết các cô, các bác trong trường MN.

- Biết ngày hội đến trường là ngày khai giảng năm học mới.

- Biết roc 1 số phong tục đặc trưng của ngày têt trung thu: Rước đèn trung thu, bày mâm cỗ và phá cỗ đêm rằm âm lịch 15/8.

 

doc47 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2358 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chăm sóc – giáo dục trẻ chủ đề: trường mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
…………………………………………………………………………………………………………………………
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH
Thứ 6 ngày 9 tháng 9 năm 2011
Tên bài: DH: “Trường chúng cháu là trường MN”
NH: “Ngày đầu tiên đi học”
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả.
- Trẻ thuộc và hát rõ lời bài hát.
- Hiểu nội dung bài hát.
- Yêu quý trường MN, yêu quý cô giáo, các bạn trong trường – lớp.
II. Chuẩn bị:
- Dụng cụ âm nhạc.
- Băng đĩa nhạc, máy catset.
- Mũ chóp để chơi trò chơi.
III. Tiến hành hoạt động:
HĐ1: Ổn đinh, tạo hứng thú:
- Cho trẻ chơi trò chơi “tìm bạn thân”
- Dẫn dắt vào nội dung bài học.
HĐ2: Nội dung trọng tâm.
- Cô giới thiệu tên bài hát và tên tác giả.
* Cô hát mẫu: 
- Lần 1: Cô hát.
- Lần 2: Cô hát và kết hợp điệu bộ minh hoạ.
* Đàm thoại:
- Cô vừa hát cho lớp mình nghe bài hát gì? Của ai?
- Bài hát nói về điều gì?
- Ở trường bé như thế nào?
- Các con có muốn hát bài hát này thật hay không?
* Trẻ hát:
- Cho trẻ hát cùng cô 3 lần.
- Cho trẻ hát theo nhiều hình thức: tổ, nhóm, cá nhân.
- Cả lớp hát lại.
* Nghe hát: 
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
- Cô hát lần 1: Hát xong cô hỏi trẻ: 
+ Tên bài hát là gì? Do ai sáng tác? Bạn nhỏ trong bài hát như thế nào?
- Cô hát lần 2: kết hợp minh hoạ, khuyến khích cả lớp hát cùng.
HĐ3: Kết thúc hoạt động.
- TC: “Đoán tên bài hát”
- Cô phổ biến luật chơi cách chơi sau đó cho trẻ chơi.
- Chuyển hoạt động khác.
NHẬT KÝ CUỐI NGÀY
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TUẦN 2
Chủ đề nhánh: Bé vui tết trung thu
Thời gian thực hiện: 12/9 – 16/9/2011
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết được ngày tết trung thu là ngày tết cổ truyền của dân tộc và là ngày 15/8 âm lịch.
- Biết được 1 số phong tục truyền thống trong ngày tết trung thu: Bày mâm cỗ trung thu, rước đèn, phá cỗ trung thu…
- Thông qua các hoạt động âm nhạc và vui chơi giáo dục trẻ nhớ đến ngày tết trung thu cổ truyền của dân tộc.
II. Kế hoạch tuần:
Hoạt động
Thứ 2
12/9
Thứ 3
13/9
Thứ 4
14/9
Thứ 5
15/9
Thứ 6
16/9
Đón trẻ
- Cô nhẹ nhàng đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ sau đó cất đồ dùng cá nhân.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của cháu.
- Cho trẻ vào góc chơi tự do.
Thể dục sáng
- Cho trẻ tập các động tác: Hô hấp, tay, chân, bụng, bật, kết hợp bài hát của chủ điểm.
- Điểm danh, báo ăn.
Hoạt động học
PTTC: Tung bóng lên cao và bắt bóng
TC: Tung bắt bóng.
PTTM: Vẽ và tô màu đèn ông sao.
TC: Dung dăng dung dẻ.
PTNT: Bé vui đón tết trung thu.
Truyện: Chú cuội.
PTNN: Thơ “Trăng sáng”
Xem trânh ảnh về lễ hội trung thu.
PTTM: DH: “Chiếc đèn ông sao”
NH: Đếm sao.
TC: Tai ai tinh.
Hoạt động ngoài trời
Quan sát khung cảnh trong ngày tết trung thu.
TC: Lộn cầu vồng
- Chơi tự do.
Quan sát các lớp chuẩn bị vui đón tết trung thu.
TC: Dung dăng dung dẻ
- Chơi tự do.
Tìm hiểu các phong tục trong ngày tết trung thu.
- Chơi tự do.
Cảm nhận của mọi người sau ngày tết trung thu.
TC: Luồn luồn tổ dế
- Chơi tự do.
Quan sát khung cảnh vườn trường mùa thu.
- chơi tự do.
Hoạt động góc
Góc xây dựng: Xây công viên.
Góc phân vai: Bé phá cỗ trung thu.
Góc học tập: Xem sách, tranh ảnh về lễ hội trung thu.
Góc tạo hình: Tô màu ngôi sao.
 Góc NT: Bày mâm ngũ quả, làm đèn ông sao.
Góc phân vai: Cửa hang bán bánh kẹo trung thu.
Góc âm nhạc: hát các bài hát về tết trung thu.
Góc nghệ thuật: Hát về chủ điểm.
Góc phân vai: Bé làm bánh trung thu.
Hoạt động CS – ND
- Vệ sinh cá nhân cho trẻ, chuẩn bị bàn ăn, đồ ăn.
- Cho trẻ ăn, động viên trẻ ăn hết suất.
- Cho trẻ ngủ đủ giấc.
Hoạt động chiều
- Trò chuyện về tết trung thu.
- TC: Dung dăng dung dẻ.
- Bé tập làm bưu tiếp trung thu.
- Chơi tự do.
- Xem tranh ảnh về các hoạt động tết trung thu.
- Đọc thơ “Trăng sáng”
- Chơi tự do.
- Liên hoan văn nghệ.
- Bình cờ.
- Bé ngoan.
Trả trẻ
- Vệ sinh cá nhân cho trẻ, chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ.
- Cho trẻ chơi tự do trong lớp, kết hợp trò chuyện với trẻ trong khi đợi người thân đến đón.
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH
Thứ 2 ngày 12 tháng 9 năm 2011
Tên bài: Tung bóng lên cao và bắt bóng.
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên vận động và cách thực hiện vận động “tung bóng lên cao và bắt bóng”
- Trẻ biết thực hiện tung bóng lên cao và bắt bóng bằng tay.
- Phối hợp vận động với các giác quan và định hướng trong không gian.
II. Chuẩn bị:
- Bóng cho đủ số trẻ.
- Băng nhạc, catset ( cho phần khởi động).
III. Tiến hành hoạt động:
HĐ1: Ổn định tổ chức, tạo hứng thú.
- Cô và trẻ vừa đi vừa hát bài “Vui đến trường”
- Dẫn dắt trẻ vào bài học.
HĐ2: Nội dung trọng tâm.
1. Khởi động:
- Cho trẻ đi theo đội hình vòng tròn, vừa đi vừa làm động tác máy bay bay. Sau đó cho trẻ đi tay chống hông và đi kết hợp với các kiểu chân trê nền nhạc bài hát “bài tập buổi sáng”.
- Sau đó về đội hình 4 hàng dọc. 
2. Trọng động: 
Cô cho trẻ chuyển đội hình thành 4 hàng ngang và tập trên nền nhạc bài hát “Trường chúng cháu là trường MN”
* BTPTC: 	 
 - Tay: 2 tay đưa sang ngang cao bằng vai => hai tay gập lại, đầu ngón tay chạm vai => Hạ tay xuống thả xuôi theo người.(4 lần/ 4 nhịp)	
 - Lưng: Đứng thẳng, hai chân dang rộng => Đưa thẳng hai tay cao quá đầu => Cúi xuống, hai tay chạm bàn chân => Đứng thẳng hai tay thả xuôi theo người. (4 lần/ 4 nhịp)
 - Chân: Đứng hai tay chống hông => Một chân dặt lên trước khuỵu xuống => Thu chân về, đổi chân thực hiện.(4 lần/ 4 nhịp)	
 - Bật nhảy: Bật tại chỗ.(2 lần/ nhịp)
* Vận động cơ bản: 
- Cho trẻ đứng theo đội hình 2 hàng ngang đối diện nhau.
- Cô làm mẫu:
+ Lần 1: Cô làm mẫu không giải thích.
+ Lần 2: Cô làm mẫu kèm theo lời giải thích.
 Cô đứng thẳng người, 2 chân khép lại, khi có hiệu lệnh “chuẩn bị” 2 tay cô cầm bóng đưa ra trước. Khi có hiệu lệnh “tung bóng” cô tung bóng lên cao và bắt bóng bằng 2 tay.
- Cho trẻ thực hiện: Cô cho trẻ thực hiện dưới nhiều hình thức.
+ Mời 2 trẻ lên thực hiện.
+ Lần lượt 2 trẻ ở 2 đầu hàng lên thực hiện sau đó đi về cuối hàng, cứ thế cho đến hết.
+ Mời 2 trẻ thực hiện đẹp lên thực hiện lại.
 Trong quá trình trẻ thực hiện cô quan sát và sửa sai cho trẻ.
* Trò chơi vận động: Tung và bắt bóng.
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi: 
- Cho trẻ chơi.
HĐ3: Hồi tĩnh và kết thúc hoạt động.
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng, làm động tác chim bay về tổ và chuyển sang hoạt động khác.
NHẬT KÝ CUỐI NGÀY.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH
Thứ 3 ngày 13 tháng 9 năm 2011
Tên bài: Vẽ và tô màu đèn ông sao.
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết phối hợp các đường tròn với các nét thẳng, nét xiên để tạo thành đèn ông sao 5 cánh.
- Rèn kỹ năng tô màu, tô đều tay không lem ra ngoài.
- Phối hợp màu đẹp, tươi sáng rõ nét.
- Trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn.
II. Chuẩn bị:
- Giấy A4, bút chì, bút sáp.
- Gía treo sản phẩm.
- Tranh mẫu.
III. Tiến hành hoạt động:
HĐ1: Ổn định tổ chức và tạo hứng thú.
- Trẻ và cô cùng hát bài “Chiếc đèn ông sao”.
- Cùng trò chuyện về chủ điển và nội dung bài hát.
- Dẫn dắt trẻ vào bài học.
HĐ2: Nội dung trọng tâm.
* Cung cấp biểu tượng:
- Cô có bức tranh gì đây?
- Bức tranh vẽ về cái gì?
- Ngôi sao có mấy cánh? Có bao nhiêu màu? Đó là những màu gì?
- Bao quanh ngôi sao là hình gì đây? (hình tròn)
- Ngoài ra ngôi sao này còn có những hình gì?
- Các con có muốn vễ và tô màu thật đẹp những ngôi sao của riêng mình không?
* Hướng dẫn trẻ cách vẽ và tô màu ngôi sao:
- Cô vừa vẽ vừa giải thích: 
+ Đầu tiên cô vẽ 1 vòng tròn to ở giữa tờ giấy. Sau đó cô vẽ các nét xiên, sau đó nối các nét xiên lại với nhau để tạo thành những cánh của ngôi sao sao cho các cánh đều nhau. Cuối cùng cô vẽ 2 nét thẳng ở dưới chiếc đèn làm cán đèn. 
+ Sau đó cô chọn màu tô sao cho ngôi sao này thật đẹp.
* Trẻ thực hiện:
- Cô hỏi ý định thực hiện của trẻ.
- Hỏi trẻ tư thể ngồi đúng, cách cầm bút.
- Hỏi trẻ cach vẽ, cách tô màu.
- Cho trẻ thực hiện. Trong kúc trẻ vẽ cô bật nhạc không lời nhỏ.
- Cô quan sát, sửa sai cho trẻ.
HĐ3: Trưng bày và nhận xét sản phẩm.
- Lần lượt từng trẻ lên trưng bày sản phẩm của mình lên giá.
- Cho trẻ quan sát và trao đổi về sản phẩm của các bạn với nhau (1-2 phút)
- Các con thấy thích bức tranh nào nhất? Vì sao?
- Cô chọn một vài bức tranh đẹp nhất giới thiệu cho cả lớp cùng xem.
* Kết thúc hoạt động: Cô nhanạ xét chung, chuyển sang hoạt động khác.
NHẬT KÝ CUỐI NGÀY.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH
Thứ 4 ngày 14 tháng 9 năm 2011
Tên bài: Bé vui đón tết trung thu.
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết ngày 15/8 âm lịch là ngày tết trung thu cổ truyền của dân tộc.
- Biết 1 số hoạt động trong ngày trung thu.
- Biết giữ gìn truyền thống của dân tộc.
II. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về ngày tết trung thu.
- Đoạn video về các bạn nhỏ phá cỗ trung thu.
- Các bài hát về trung thu.
III. Tiến hành hoạt động:
HĐ1: Ổn định và tạo hứng thú:
- Cô và trẻ cùng hát và vận động bài “Chiếc đèn ông sao”.
- Cùng trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát.
- Dẫn dắt trẻ vào nội dung bài học.
HĐ2: Nội dung trọng tâm:
* Cung cấp kiến thức:
- Tranh: Đèn ông sao.
+ Trên tay cô có gì đây?
+ Các con thấy chiếc đèn ông sao này như thế nào?
+ Đèn ông sao thường được dùng vào ngày lễ nào?
+ Đèn ông sao dùng để làm gì vào ngày lễ?
 Cô chốt lại: Đây là chiếc đèn ông sao, đèn ông sao có 5 cánh, thường dùng vào các ngày tết trung thu cổ truyền của dân tộc, để cho các bạn nhỏ đi rước đèn dưới trăng vào ngày 15/8 âm lịch.
- Tranh: Mâm cỗ trung thu.
+ Cô có bức tranh gì đây?
+ Trên mâm cỗ trung thu này các con thấy những gì?
+ Có những laọi bánh nào? Loại hoa quả đặc trưng nào?
 Cô chốt lại:
- Đoạn video: Các bạn nhỏ nắm tay nhau múa hát dưới đêm trăng.
+ Các con vừa xem đoạn phim về điều gì?
+ Các bạn nhỏ trong đoạn phim đang làm gì?
+ Các con thấy các bạn có vui không? Vì sao?
H

File đính kèm:

  • docGiao an 4 tuoi chu de Truong Mam non.doc