Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Bản thân - Lê Thị Ngọc Diễm

1.Phát triển thể chất :

 - Có kỹ năng thực hiện một số vận động đi trong đường hẹp; bật vào vòng liên tục , tung bóng lên cao và bắt , ném trúng đích

- Có khả năng tự phục vụ bản thân và biết tự lực trong việc vệ sinh cá nhân và sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày .

- Biết ích lợi của 4 nhóm thực phẩm và việc ăn uống đủ chất,giữ gìn vệ sinh đối với sức khoẻ của bản thân

- Biết đề nghị người lớn giúp đỡ khi khó chịu mệt ốm đau.

- Nhận biết và biết tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm đối với bản thân

 

doc37 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Bản thân - Lê Thị Ngọc Diễm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
...................................................................................................................................................................................................................................................... 
...................................................................................................................................................................................................................................................... 
...................................................................................................................................................................................................................................................... 
KẾ HOẠCH TUẦN 2
Chủ đề : CƠ THỂ TÔI
( từ 10-14/10/2011)
Yêu cầu
-Trẻ biết cơ thể có nhiều bộ phận khác nhau :(tay, chân, đầu, ngực.)
-Tác dụng của các giác quan và cách chăm sóc, luyện tập để có cơ thể khoẻ mạnh.
- Phân biệt bạn nặng hơn ,nhẹ hơn.
- Cháu biết lắng nghe cảm nhận giai điệu yêu thương của bài hát “ năm ngón tay ngoan”.
- Vận động vỗ tay theo nhịp bài hát “ Cô và mẹ”.
- Trẻ biết phân biệt được các từ: Nặng hơn, nhẹ hơn, cao hơn, thấp hơn.
- Trẻ có một số kĩ năng cân,đo.
- Trẻ có ý thức chăm sóc sức khỏe,quan tâm đến cân nặng của cơ thể mình và của những người xung quanh. 
- Biết cách chăm sóc và bảo vệ các bộ phận trên cơ thể. 
 - Rèn luyện kĩ năng sử dụng đất nặn, lăn dọc ,xoay tròn.
 - Biết các bước để nặn hình người.
 - Trẻ biết dùng lực của cánh tay để ném túi cát đi xa.
- Trẻ biết ném và định hướng ném. 
Chuẩn bị
- Đội hình các giờ học phù hợp.
- Bài hát : “ Múa cho mẹ xem ,cái mũi”
- Bài thơ : BÉ ƠI, câu chuyện “ Cậu bé mũi dài,gấu con bị sâu răng”
- Đất nặn,bảng con khăn lau cho trẻ.
- Vòng thể dục cho cháu bật.
- Tranh ảnh bạn trai ,bạn gái cho cháu tô màu.
- Bút chì màu.
- Các trò chơi : kéo co,đố bạn tôi là ai, mèo đuổi chuột, nu na nu nống.
- Bài hát : “ Năm ngón tay ngoan, Cô và mẹ”.
- Cô: cân đo. Thước đo chiều cao.
- Tranh ảnh các nhóm thực phẩm tốt và không tốt cho sức khỏe.
- Hoa, quả, rau, củ. 
- Cô thuộc nội dung câu chuyện. 
- Bài thơ : nặn đồ chơi.
- Đất nặn, bảng con, khăn lau cho trẻ.
- 4- 5 túi cát. 
- Sân rộng, sạch và an toàn cho trẻ. 
Các hoạt động:
Đón trẻ trò chuyện tiếng việt:
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Trò chuyên các bộ phận trên cơ thể.
Trò chuyện về các giác quan của cơ thể.
Trò chuyện vệ sinh cá nhân.
Trò chuyện lao động tự phục vụ.
Các bước chải răng.
Hoạt động ngoài trời:
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Quan sát chăm sóc vườn rau của bé.
Chăm sóc vườn hoa trước lớp.
Trò chơi “ bắt chướt tạo dáng”.
Vẽ hình người trên sân trường.
Trò chơi “ tìm đúng nhà”.
 - Hoạt động chung có mục đích học tập:
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
GDAN : nghe hát “năm ngón tay ngoan”
LQVT: nặng nhẹ ,cao thấp.
LQVH: truyện: “ Cậu bé mũi dài”
HDTH :nặn hình người.
TD : ném xa bằng 2 tay.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
Tên góc
Trò chơi
Mục tiêu
Phương pháp
Chuẩn bị
Thời điểm chơi
Nơi chơi
Phân vai
Trò chơi nấu ăn.
-Trẻ biết một số nguyên liệu cần để nấu ăn.
- Phát triển khã năng giao tiếp và trí tưởng tượng sáng tạo qua trò chơi. 
- Trực quan: quan sát cô làm mẫu.
- Dùng lời : giải thích cho trẻ hiểu cách lựa chọn thực phẩm.
- Thực hành.
- Đồ dùng, dụng cụ tham chơi.
- Không gian chơi thoáng mát sạch đẹp,an toàn.
- Giờ hoạt động góc.
- Góc phân vai.
Xây dựng
Xây nhà của bé.
Học tập
Xem tranh ảnh về bé trai, bé gái.
Nghệ thuật
Tô màu bé trai, bé gái.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ hai ngày 8 tháng 10 năm 2012
Hoạt động chung GDAN nghe hát : “ NĂM NGÓN TAY NGOAN”.
Lĩnh vực phát triển : phát triển thẩm mỹ.
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Cháu biết lắng nghe cảm nhận giai điệu yêu thương của bài hát “ năm ngón tay ngoan”.
- Vận động vỗ tay theo nhịp bài hát “ Cô và mẹ”.
- Trò chơi : “ ngón tay nhúc nhích”.
II/ CHUẨN BỊ :
Đội hình giờ học phù hợp.
Bài hát : “ Năm ngón tay ngoan, Cô và mẹ”.
Nhạc ,đàn bài hát.
III/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
1/ Hoạt động mở đầu : cho cháu chơi trò chơi “ ngón tay nhúc nhích”.
- Cô cùng trò chuyện với cháu về trò chơi.
2/ Hoạt động 1: Vận động vỗ tay theo nhịp bài hát “ Cô và mẹ”.
- Cô giới thiệu và cho cháu tham gia vận động, cả lớp ,tổ,cá nhân 1-2 lần.
- Cô quan sát sữa sai cho cháu.
- Giáo dục cháu qua bài.
3/ Hoạt động 2: nghe hát: “ Năm ngón tay ngoan”.
- Cô mở đàn cho cháu nghe giai điệu bài hát.
- Lần 2 cô hát cho cháu nghe.
- Tóm nội dung bài hát : bài hát nói về công việc và sự yêu thương đoàn kết lẫn nhau của các ngón tay trong bàn tay.
- Lần 3 cô cho cháu nghe đĩa nhac.
- Giáo dục cháu biết bảo vệ yêu quí đôi tay của mình.
4/ Hoạt động 3: trò chơi : “ đoán tên bài hát”.
- Cô hướng dẫn trò chơi ,quan sát nhận xét cháu chơi.
cũng cố giáo dục qua bài.
* Kết thúc.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Hoạt động chung: ..
Hoạt động khác :
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ ba ngày 9 tháng 10 năm 2012
Hoạt động chung LQVT : “ NẶNG NHẸ, CAO THẤP”.
Lĩnh vực phát triển : phát triển nhận thức.
I/Yêu cầu: 
- Trẻ biết phân biệt được các từ: Nặng hơn, nhẹ hơn, cao hơn, thấp hơn.
- Trẻ có một số kĩ năng cân,đo.
- Trẻ có ý thức chăm sóc sức khỏe,quan tâm đến cân nặng của cơ thể và của những người xung quanh. 
II/ Chuẩn bị: 
- Cô: cân đo. Thước đo chiều cao.
- Tranh ảnh các nhóm thực phẩm tốt và không tốt cho sức khỏe.
- Hoa, quả, rau, củ. 
- Rổ đồ dùng đủ cho cô và cháu. 
III/ Cách tiến hành: 
1/Hoạt động mở đầu: cho lớp hát “ Cái Mũi”.
+ trò chuyện về các bộ phận của cơ thể. 
- Hôm nay cô và các con cùng làm quen với phép đo cân nặng nhé. 
2/ Hoạt đông 1 cô giới thiệu : “Nặng hơn, nhẹ hơn, cao hơn, thấp hơn”
* Nặng hơn- Nhẹ hơn. 
Cô chọn 1 cháu gầy, 1 cháu béo. 
+ Cô đố cả lớp mình bạn nào nặng hơn, bạn nào nhẹ hơn. 
+ Cô mời lần lượt từng trẻ lên cân và nhận xét. 
+ Cô cho cả lớp đồng thanh nặng hơn ,nhẹ hơn.
* Cao hơn- thấp hơn. 
- Bây giờ cô và các con cùng đo xem bạn nào cao hơn, bạn nào thấp hơn nhé. 
- Cô mời hai trẻ có chiều cao khác nhau rõ rệt lên đo. 
- Cô dùng phấn lên bảng. 
+ Bạn nào cao hơn, bạn nào thấp hơn? 
- Cô cho một vài trẻ lên và đo chiều cao của trẻ bằng cách vạch phấn lên bảng
3/ Hoạt động 2: Thực hành phép đo
- Cô mời cháu lên cân thử xem quả nào nặng hơn, quả nào nhẹ hơn. 
- Cho cháu lên đo thử xem mình và bạn ai cao hơn, ai thấp hơn.
- Quan sát ,nhận xét kết quả thực hành của trẻ.
4/ Hoạt động 3: “ai nhanh hơn”
- Cô yêu cầu trẻ tìm và chọn nhanh những quả nặng hơn, những cây cao hơn để đưa lên.
- Nhận xét ,giáo dục cháu qua bài.
Kết thúc
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ tư ngày 10 tháng 10 năm 2012
Hoạt động chung LQVH : “ Cậu bé mũi dài”
Lĩnh vực phát triển : phát triển ngôn ngữ.
I/ Yêu cầu: 
- Trẻ hiểu được nôi dung và hiểu được suy nghĩ của cậu bé trong truyện. 
- Biết được sự cần thiết của các bộ phận trong cơ thể và các giác quan. 
- Biết cách chăm sóc và bảo vệ các bộ phận trên cơ thể. 
II/ Chuẩn bị: 
- Tranh minh họa nội dung câu chuyện
- Cô thuộc nội dung câu chuyện. 
- Mũ các nhân vật trong truyện để cháu đóng kịch. 
III/ Cách tiến hành: 
1/Hoạt động mở đầu: Ổn định gây hứng thú
- Hát “ Cái mũi” 
+ Các con vừa hát bài hát gì? 
+ Cái mũi dùng để làm gì? 
+ Nếu không có mũi thì chúng ta có thở được không ?
- Có 1 câu truyện nói về cậu bé có chiếc mũi dài nhưng cậu bé có biết quí chiếc mũi của mình không các con cùng lắng nghe cô kể nhé!
2/Hoạt động 1: Cô kể chuyện
- Chuyển đội hình đến tranh minh họa cô kể lần 1 
+ Cô vừa kể chuyện gì? 
+ Một hôm đi chơi cậu bé thấy gì? 
+ Cậu có bẻ được táo không? 
+ Cậu bé đã nghĩ gì khi mình không bẻ được táo? 
+ Ong, họa mi, cô hoa đã khuyên cậu bé như thế nào? 
+ Cậu bé thay đổi ra sao? 
+ Các con sẻ làm gì để chăm sóc các giác quan của mình? 
Giáo dục cháu yêu quí và giữ gìn chăm sóc các bộ phận cơ thể mình.
3/Hoạt động 2: Đóng kịch
- Cô phân các vai:
- 1 Cháu làm cậu bé mũi dài.
- tổ 1 làm ong.
- Tổ 2 làm họa mi.
- Tổ 3 làm cô hoa.
- Cô là người dẫn truyện.
- cho cháu tham gia đóng kịch.
Nhận xét cháu đóng kịch.
Kết thúc
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Hoạt động chung: ..
Hoạt động khác :
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ năm ngày 11 tháng 10 năm 2012
Hoạt động chung TH : “ NẶN HÌNH NGƯỜI”.
Lĩnh vực phát triển : phát triển thẩm mỹ.
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Rèn luyện kĩ năng sử dụng đất nặn, lăn dọc ,xoay tròn.
Biết các bước để nặn hình người.
Yêu quí sản phẩm làm ra.
II/ CHUẨN BỊ :
Đội hình giờ học phù hợp,bài hát : “ múa cho mẹ xem”.
Bài thơ : nặn đồ chơi.Mẫu hình người cô nặn sẵn.
Đất nặn, bảng con, khăn lau cho trẻ.
Đồ dùng cho cô.Nơi trưng bày sản phẩm.
III/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
1/ Hoạt động mở đầu: cô cho cháu hát cả lớp “ múa cho mẹ xem”.
trò chuyện với cháu về lợi ích của đôi tay.
2/ Hoạt động 1 cô giới thiệu : nặn hình người.
Cho cháu xem mẫu nặn hình người của cô.
Hướng dẫn để cháu quan sát nhận xét mẫu nặn.
 Cô thực hiện mẫu lần 1.
Cô thực hiện mẫu lần 2 giải thích cách nặn:
+ chia đất nặn thành nhiều phần để nặn : đầu, thân , tay ,chân.
+ nhào đất nặn ,xoay tròn tạo thành đầu, thân là hình chữ nhật dài, tay là hình tròn ,sau đó lăn dọc, chân cũng giống như tay nhưng lớn hơn, sau đó ghép các bộ phận lại với nhau.
3/ Hoạt động 2:Luyện tập 
cô ra hiệu cho cháu nặn cả lớp.
Cô đi xung quanh quan sát bao quát, động viên cháu hoàn thành sản phẩm.
Cô báo hết giờ.
Cho cháu trưng bày sản phẩm.
Nhận xét sản phẩm ,chọn một vài sản phẩm đẹp tuyên dương.
Giáo dục cháu biết yêu quí bảo vệ cơ

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_ban_than_le_thi_ngoc_diem.doc