Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề 3: Gia đình bé

MẠNG NỘI DUNG

TUẦN 1: GIA ĐÌNH TÔI

- Các thành viên trong gia đình

- Mối quan hệ của mỗi thành viên trong gia đình

- Công việc của các thành viên trong gia đình

- Những thay đổi quy mô của gia đình

- Tình cảm, thái độ của trẻ đối với các thành viên trong gia đình

TUẦN 2: GIA ĐÌNH SỐNG CHUNG MỘT MÁI NHÀ

- Nhà của bé

- Địa chỉ, các khu vực của bé

- Các kiểu nhà khác nhau.

- Vật liệu làm ra nhà của bé.

- Trách nhiệm của các thành viên trong gia đình đối với việc giữ gìn, bảo quản ngôi nhà của mình chung sống.

 

doc47 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 615 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề 3: Gia đình bé, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TCVĐ: Bé làm thợ xây nhà. 
Chơi tự do
5/Hoạt động góc
* Trọng tâm góc khoa học : Trẻ đếm và so sánh người thân trong gia đình của mình của bạn.
- Yêu cầu: Trẻ biết đếm, biết so sánh số lượng nhiều hơn, ít hơn
* Góc thiên nhiên: Trồng vườn hoa 
* Góc nghệ thuật : Cắt dán hoa trang trí nhà 
* Góc phân vai : Cho bé ăn, bế bé 
* Góc xây dựng : Xây nhà của bé 
* Góc sách : Xem tranh ảnh về gia đình
6/ Vệ sinh- nêu gương- trả trẻ
III/Đánh Giá:
1.Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày
a/ Nội dung chưa dạy được và lý do
b/ Những thay đổi cần thiết
2.Những trẻ có biểu hiện đặc biệt (về sức khỏe và giáo dục) cần quan tâm chăm sóc giáo dục riêng(có thể kết hợp với gia đình )
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
Thời gian thực hiện: Thứ năm ngày 04 tháng 11 năm 2010
Chủ đề nhánh: GIA ĐÌNH TÔI
Hoạt động học có chủ đích: Phát triển nhận thức
 Hoạt động khám phá khoa học:TRÒ CHUYỆN VỀ GIA ĐÌNH
I MỤC ĐÍCH –YÊU CẦU: 
 - Kiến thức: Trẻ nhận biết được các thành viên trong gia đình mình.
 - Kỹ năng: Trẻ biết phân biệt gia đình lớn là gia đình đông con, còn gia đình nhỏ là gia đình ít con.
 - Thái độ: Giáo dục trẻ yêu thương và hiếu thảo với người thân trong gia đình mình.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
1.Đón trẻ,trò chuyện đầu giờ, điểm danh, thể dục buổi sáng:
- Đón trẻ: Cô đón trẻ vào lớp, trao đổi với phụ huynh của một số trẻ suy dinh dưỡng.
- Trò chuyện đầu giờ: Cô và trẻ cùng trò chuyện về gia đình, trẻ kể xem gia đình có những ai.
- Điểm danh: Cô điểm danh các cháu. 
- TDBS: cô cho trẻ thực hiện thể dục buổi sáng 4lần x 4nhịp theo cô
2/ Hoạt động có chủ đích
a/ Chuẩn bị môi trường hoạt động cho “Hoạt động học có chủ đích”
* Đồ dùng phương tiện: Tranh vẽ về gia đình lớn, tranh vẽ về gia đình nhỏ.
* Tích hợp:
Môn âm nhạc: Cả nhà thương nhau, ba ngọn nến lunh linh.
VH: Ca dao: công cha nhu núi Thái Sơn
	Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
b/ Phương pháp: Phương pháp thực hành, quan sát, trò chuyện, đàm thoại
c/ Tiến trình tổ chức”Hoạt động có chủ đích”
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Mở đầu hoạt động
- Ổn định: Trẻ hát “cả nhà thương nhau” 
- Giới thiệu: C/c ơi! Mỗi người trong chúng ta ai cũng có một gia đình phải không nào? Trong gia đình gồm có những ai? Các con hãy kể cho cô và các bạn nghe
Quan sát và đàm thoại
Cô có bức ảnh chụp gia đình, các con nhìn xem gia đình đang làm gì? 
Trong ảnh có những ai? Có bao nhiêu người?
- Cô mời thêm 2 – 3 trẻ kể về gia đình của mình
- Nhà con có mấy người? 
- Có anh chị không? Anh chị học lớp mấy? Có em không? Em lên mấy tuổi rồi? Nhà ở đâu? Bố mẹ làm gì? 
- Ở nhà bé thường làm gì để giúp đỡ mẹ.
- Cô giới thiệu cho trẻ xem 3 bức tranh vẽ số lượng người của 3 gia đình khác nhau. 
- Cho trẻ lên chọn tranh có số lượng người giống với số lượng người của gia đình trẻ.
So sánh
- Cho trẻ so sánh, nhận xét các gia đình có gì giống nhau, khác nhau?
- Gia đình có nhiều người, nhiều con gọi là gia đình gì? 
- Gia đình nào có từ 1 – 2 con, còn gọi là gia đình gì? 
Củng cố
C/c ơi! Gia đình có từ 1 đến 2 con là gia đình nhỏ hay gia đình ít con, còn gia đình có từ 3 con trẻ lên thì gọi là gia đình lớn hay gia đình đông con. Gia đình có ông bà, cha mẹ và các con sống chung 1 mái nhà thì gọi là gia đình 3 thế hệ nữa.
* Cô cho trẻ chơi lôtô xếp thứ tự quan hệ các thành viên trong gia đình: ông bà, cha mẹ, anh chị, bé và em
Hát: 3 ngọn nến lung linh.
Trò chơi “Về đúng nhà”
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cô giải thích cách chơi, trẻ chơi
- Cô nhận xét chơi.
Giáo dục: C/c phải biết yêu thương, kính trọng và giúp đỡ những người thân trong gia đình những công việc vừa sức và còn phải biết hiếu thảo, vâng lời ông bà, cha mẹ của mình để trở thành con ngoan trò giỏi.
Kết thúc: Nhận xét tiết học
- Trẻ hát 
- Trẻ kể
- Ăn cơm
- Trẻ kể
- Trẻ lên bảng chọn tranh
- Gia đình đông con, gia đình lớn.
- Gia đình ít con, gia đình nhỏ.
- Trẻ xếp
- Trẻ hát
- Trẻ chơi
3/ Hoạt động chuyển tiếp: Chơi trò chơi “kéo cưa lừa xẻ”
4.Hoạt động ngoài trời
- Hoạt động có mục đích: Trẻ quan sát trong gia đình đông con, ít con. 
- TCVĐ: Chở táo về nhà
- Chơi tự do
5.Hoạt động góc
- Trọng tâm góc khoa học: cho trẻ so sánh về hai gia đình với nhau.
Yêu cầu: Trẻ so sánh được số lượng, chiều cao của các thành viên trong 2 gia đình
* Góc thiên nhiên: Trồng hoa 
* Góc xây dựng: Xây nhà của bé
* Góc phân vai: Bế bé, tập cho bé ăn
* Góc sách: Xem tranh ảnh về gia đình.
III/Đánh Giá:
1.Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày
a/ Nội dung chưa dạy được và lý do
b/ Những thay đổi cần thiết
 2 Những trẻ có biểu hiện đặc biệt (về sức khỏe và giáo dục) cần quan tâm chăm sóc giáo dục riêng(có thể kết hợp với gia đình)
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
Thời gian thực hiện: Thứ sáu ngày 07 tháng 11 năm 2010
 Chủ đề nhánh: GIA ĐÌNH TÔI
Hoạt động học có chủ đích: PT Nhận Thức
 Hoạt động : LÀM QUEN VỚI TOÁN :SO SÁNH CAO THẤP GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH MÌNH VỚI GIA ĐÌNH BẠN
I MỤC ĐÍCH –YÊU CẦU: 
 - Kiến thức: Trẻ biết so sánh chiều cao của ba đối tượng.
 - Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân biệt chính xác.
 - Thái độ: Giáo dục trẻ ăn uống đủ chất, tập thể dục mỗi ngày.
 II/ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
1.Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, điểm danh, thể dục buổi sáng:
- Đón trẻ: Cô đón trẻ vào lớp nhắc nhở trẻ chào cô, chào mẹ.
- Trò chuyện đầu giờ: Cô và trẻ cùng tìm hiểu và trò chuyện về gia đình một vài cháu .Xem gia đình đó đông con, hay ít con, bố mẹ làm nghề gì?
- Điểm danh: Cô điểm danh các cháu
- TDBS: Cô cho trẻ thực hiện thể dục buổi sáng 4lần x 4nhịp theo cô
2/ Hoạt động có chủ đích
a/ Chuẩn bị hoạt động môi trường cho”hoạt động học có chủ đích”
* Đồ dùng phương tiện: Tranh vẽ, cắt rời hai gia đình, mỗi gia đình có 3 người 
- Mỗi trẻ có ba, bốn người bằng bi tít rời, ba nhà xung quanh lớp, ba cây to 
* Tích hợp: 	Môn âm nhạc: cả nhà thương nhau, ba ngọn nến lung linh
Khám phá khoa học: trò chuyện về gia đình.
b/ Phương pháp: Thực hành, quan sát ,đàm thoại
c/ Tiến trình tổ chức”Hoạt động có chủ đích”
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Mở đầu hoạt động
- Ổn định: Hát “cả nhà thương nhau”
- Giới thiệu: Gia đình các con có yêu thương nhau hay không? 
- Cô biết gia đình bạn Uyên, các thành viên trong gia đình của bạn ấy cũng rất yêu thương nhau.
Ôn cao thấp hai đối tượng:
- Các cháu nhìn xem đây là ai?
- Còn đây là ai ?
- Ba của bạn Uyên có chiều cao như thế nào so với mẹ bạn Hải.
- Ai cao hơn ai thấp hơn.
- Còn đây là gia đình của bạn uyên.
- Ba và mẹ của bạn uyên có chiều cao như thế nào so với nhau.
- Ai cao hơn, ai thấp hơn ?
- Các cháu xem bạn uyên và bạn hải thế nào so với nhau?
Cung cấp nhận biết chiều cao của 3 đối tượng
- Nhận biết chiều cao của ba đối tượng.
- Cô lần lượt xếp gia đình gần lại với nhau.các cháu nhìn - xem các thành viên trong gia đình bạn hải như thế nào so với nhau ?
- Ai cao hơn ai thấp hơn ? Ai thấp nhất ?
- Vậy các cháu nhìn xem ba của bạn hải và ba của bạn uyên như thế nào so với nhau ?
- Lần lượt cô cho trẻ so sánh từng cặp, cô hỏi trẻ ai cao hơn ai thấp hơn ?
- Trẻ hát “đố bạn biết “ vừa hát vừa đi quan sát xem đồ dùng đồ chơi nào cao nhất, cao hơn, thấp nhất .
Luyện tập
- Chơi trò chơi: về đúng cây “ vậy cô cháu mình cùng tập luyện để được cao khỏe nhé .
- Các cháu nhìn xem cô có ba cái cây, cây nào cao nhất, cây nào cao hơn, cây nào thấp nhất .
- Cô giải thích cách chơi
- Chơi thử, chơi thật .
Kết thúc: Nhận xét tiết học
Trẻ hát 
- Thưa cô có
Không bằng nhau
- Không bằng nhau 
Trẻ hát và đi quan sát trả lời gợi hỏi của cô .
 - Trẻ chơi trò chơi
3/ Hoạt động chuyển tiếp: Chơi trò chơi Chi chi chành chành
4.Hoạt động ngoài trời
 - Hoạt động có chủ đích:Trẻ quan sát, trả lờicâu hỏi về nội dung tranh “gia đình”
- TCVĐ: Bé làm thợ xây nhà
- Chơi tự do
5.Hoạt động góc
* Trọng tâm góc xây dựng: Xây nhà của bé
Yêu cầu: Trẻ tái tạo lại đựơc quan cảnh khu nhà của bé, phối hợp với nhau khi chơi.
* Góc phân vai: Bế bé cho bé ăn
* Góc thiên nhiên: Chăm sóc vườn bông 
* Góc nghệ thuật: Nặn đất trồng hoa 
* Góc khoa học: Đếm số lượng người trong gia đình.
* Góc sách: Trẻ xem tranh ảnh về gia đình
6. Vệ sinh- nêu gương- trả trẻ
III/Đánh Giá:
1.Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày
a/ Nội dung chưa dạy được và lý do
bb/ Những thay đổi cần thiết
2.2/Những trẻ có biểu hiện đặc biệt (về sức khỏe và giáo dục) cần quan tâm chăm sóc giáo dục riêng(có thể kết hợp với gia đình)
 KẾ HOẠCH CHĂM SÓC-GIÁO DỤC TRONG TUẦN .
 Chủ đề nhánh: GIA ĐÌNH SỐNG CHUNG MỘT NGÔI NHÀ
 Tuần thứ hai: Thực hiện từ 08/11-12/11/2010
I / MỤC TIÊU CÁC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN .
1 / Phát triển thể chất: 
 -Trẻ làm quen và gọi tên được mọt số loại thực phẩm giàu vitamin A
 - Biết lợi ích của nhóm thực phẩm giàu vitamin A
 - Năng vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân.
 - Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh bản thân.
2 /Phát triển nhận thức: 
 -Trẻ biết được bản thân qua một số đặc điểm bên ngoài của cơ thể . .
 - Trẻ biết được ý thức cá nhân.
 - Trẻ biết mình giống và khác bạn như thế nào?
3 / Phát triển ngôn ngữ: 
-Trẻ biết sử dụngđúng và phát âm chuẩn khi sử dụng từ ngữ để giới thiệu về bản thân mình.
- Biết lắng nghe và trả lời lịch sự, lễ phép với mọi người.
- Biết mạnh dạn bộc lộ những suy nghĩ, cảm nhận của mình với những người xung quanh trẻ qua lời nói, cử chỉ, điệu bộ.
4/ Phát triển tình cảm xã hội: 
- Trẻ biết chia sẻ, cảm nhận được cảm xúc của mình và người khác.
- Trẻ biết gíup đỡ mọi người xung quanh.
5/ Phát triển thẩm mĩ:
Tẻ biết yêu quí bản thân mình, bạn mình và những người xung quanh trẻ.
Biết yêu thích tên mình, tên bạnvà tên mọi người xung quanh.
II/KẾ HOẠCH CÁC HOẠT ĐỘNG.
Tên hoạt động
Thứ hai
 08/11/2010
Thứ ba
09/11/2010
Thứ tư
 10/11/2010
Thứ năm
 11/11/2010
Thứ sáu
12/11/2010
Đón trẻ, trò chuyện với trẻ và phụ huynh, điểm danh 
* Đón trẻ, trò chuyện với trẻ và phụ huynh, điểm danh
 - Cô vui vẻ, hòa nhã đón trẻ vào lớp. cô hướng trẻ vào góc chơi mà trẻ thích, trẻ chơi tự do,

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_3_gia_dinh_be.doc