Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề 10: Quê hương-Thủ đô Hà Nội

a. Phát triển cơ vận động:

* Phát triển cơ lớn, cơ nhỏ và cơ hô hấp:

- Trẻ thực hiện được các động tác: Hô hấp, tay, chân, bụng nhịp nhàng, thực hiện đ­ược vận động theo lời hướng dẫn.

- Trẻ biết phối hợp các vận động của cơ thể để chơi các trò chơi vận động và phát triển cơ nhỏ của đôi bàn tay thông qua các hoạt động hµng ngµy.

* Kỹ năng vận động:

- Trẻ thực hiện tốt các vận động: Bật, ném, chạy.

 

doc52 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề 10: Quê hương-Thủ đô Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăng trả lời rõ ràng, đủ câu.
- Trẻ hứng thú trò chuyện và tìm hiểu.
- Trẻ biết quý vẻ đẹp, các danh lam thắng cảnh, thiên nhiên của thủ đô Hà Nội.
- 85 – 90 % trẻ thực hiện được.
II, Chuẩn bị
- Cảnh đẹp của thủ đô Hà Nội: Hồ Gươm, Lăng Bác, Công viên Thủ Lệ, Hồ Tây, Văn miếu, chùa một cột.
- Trang trí lớp theo chủ đề.
- Đài bài hát trong chủ đề. 
III. Hướng dẫn hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động trò truyện.
- Cho trẻ hát bài: “Yêu Hà Nội”.
- Trò truyện cùng trẻ về nội dung bài hát.
- Cho trẻ kể ở Hà Nội có gì?
- Cô tóm tắt lại và giới thiệu bài.
2. Hoạt động học.
* Quan sát và đàm thoại:	
* Quan sát tranhHồ Gươm:
- Các con nhìn xem, đây là cảnh đẹp đầu tiên cô cháu mình cùng xem.
- Cô đố các con đây là cảnh đẹp ở đâu?
- Các con nhìn xem giữa hồ có gì?
- Các con ạ! bên hồ còn có đền Ngọc Sơn.
- Thế các con có biết đi vào đền ngọc sơn thì phải qua cầu gì?
- Cái cầu này có tên gọi là cầu Thê Húc đấy ( cô chỉ vào cầu ), cầu Thê Húc như thế nào?
- Xung quanh hồ có gì?
 + Cô chốt lại: Đây là Hồ Gươm hay còn gọi là Hồ Hoàn Kiếm, ở giữa hồ có Tháp Rùa, bên hồ có cầu Thê Húc, bên trong có đền Ngọc Sơn, xung qunh hồ có rất nhiều cây xanh, câu cảnh, có cả ghế đá cho các du khách đến tham quan và ngồi nghỉ.
* Quan sát ảnh về Lăng Bác Hồ:
- Thủ đô của chúng ta thật là đẹp nhưng có một nơi rất đẹp mà lại còn thiêng liêng nữa. Nào chúng mình cùng xem tiếp nhé.
- Đây là Lăng Bác Hồ. Ai được đến thăm Lăng Bác rồi? 
(nếu trẻ xung phong, cô cho trẻ trả lời, khai thác hiểu biết của trẻ).
- Hãy kể cho cô và các bạn cùng nghe xem trong lăng Bác con thấy những gì?
- Ở phía ngoài lăng con thấy ai?
- Các chú công an đứng ở cổng để làm gì?
- Quanh lăng còn có gì nữa?
 + Cô chốt lai: Đây là Lăng Bác là nơi Bác Hồ kính yêu của chúng ta đang an nghỉ. Hằng năm có rất nhiều các du khách trong và ngoài nước vào lăng viếng Bác.
 Trước cổng lăng có 2 chú công an gác, bên trong lăng bác có rất nhiều chú công an đứng bảo vệ cho Bác yên nghỉ. Xung quanh lăng Bác có rất nhiều vườn hoa, cây cảnh, có ao cá do tay Bác chăm sóc. Xa xa là nhà sàn, là nơi Bác làm việc và nghỉ ngơi. Lăng Bác hồ cũng là danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất nước.
* Quan sát tranh vẽ công viên thủ lệ:
- Các con nhìn thấy ở công viên thủ lệ có gì?
- Ngoài ra ở công viên còn có gì nữa?
 + Cô chốt lại: Công viên thủ lệ cũng là một thắng cảnh đẹp của thủ đô Hà nội. Ở đây có nuôi rất nhiều các con vật và có rất nhiều trò chơi như: đu quay, thú nhún, đi tàu hoả... công viên Thủ Lệ thường đón các gia đình đưa các em nhỏ đến tham quan xem xiếc, vui chơi trong ngày nghỉ, ngày lễ tết.
 + Cô tổng quát lại: Vừa rồi cô cho các con xem những cảnh đẹp ở đâu?
- Đúng rồi, Hồ Gươm, Lăng Bác, Công Viên Thủ Lệ là những danh lam thắng cảnh đẹp của thủ đô Hà Nội. Hằng năm có rất nhiều du khách đến thăm quan.
* Mở rộng: Ngoài những danh lam thắng cảnh các con vừa được quan sát, các con còn biết những danh lam thắng cảnh nào ở thủ đô Hà Nội nữa?
- Giáo dục trẻ biết quý vẻ đẹp, các danh lam thắng cảnh, thiên nhiên của thủ đô Hà Nội.
* Kết thúc: 
- Nhận xét, tuyên dương lớp.
- Chuyển hoạt động.
- Trẻ hát cùng cô.
- Trẻ trò truyện cùng cô.
- 1-2 trẻ kể.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ quan sát.
- Hồ Gươm.
- Tháp Rùa.
- Cầu Thê Húc.
- Vườn hoa, ghế đá...
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ kể theo ý hiểu.
- Các chú công an.
- Bảo vệ Lăng Bác.
- Vườn hoa, ao cá...
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ quan sát.
- Các con vật...
- Các trò chơi...
- Trẻ lắng nghe.
- Ở thủ đô Hà Nội.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ kể theo ý hiểu.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ về góc chơi.
--------------********--------------
 Soạn ngày 29 tháng 04 năm 2012.
 Giảng thứ Ba, ngày 01 tháng 05 năm 2012.
PTTM 
( Tạo hình )
Dán cờ tổ quốc
 ( Mẫu ) 
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Trẻ biết kỹ năng dán để dán được lá cờ tổ quốc.
 - Trẻ biết cách ngồi đúng tư thế, cách bôi hồ, xếp giấy và biết tạo bố cục bức tranh cho đẹp, hợp lí. 
 - GD: Trẻ biết yêu quý, trân trọng sản phẩm của mình và của bạn. 
 - 85 % trẻ thực hiện được.
II. Chuẩn bị:
 - Đồ dùng của cô:
 + Tranh vẽ lá cờ tổ quốc.
 + Tranh dán lá cờ tổ quốc (mẫu).
 + Giấy khổ A3, giấy màu, hồ dán.
 + Giá treo sản phẩm.
 - Đồ dùng của trẻ: 
 + Giấy màu, giấy khổ A4 đủ cho trẻ, hồ dán.
III. Hướng dẫn hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động trò chuyện:
- Cô cùng trẻ hát: “Yêu Hà Nội”
- Trò chuyện với trẻ theo nội dung bài hát.
- Cho trẻ kể ở hà Nội có gì?
- Cô khái quát, tóm tắt dẫn dắt vào bài.
2. Nội dung chính:
* Trẻ quan sát tranh lăng bác có vẽ lá cờ tổ quốc
- Cô có gì đây?
+ Trong tranh vẽ gì? 
+ Lá cờ có màu gì? (màu đỏ). Trẻ gọi tên (lớp, cá nhân)
+ Trong lá cờ có gì? (ngôi sao). Trẻ gọi tên (lớp, cá nhân).
+ Ngôi sao màu gì? (màu vàng). Trẻ gọi tên (lớp, cá nhân).
- Cô chốt lại giới thiệu bài.
* Cho trẻ quan sát mẫu của cô: 
- Cô đưa tranh dán lá cờ tổ quốc cho trẻ quan sát.
+ Cô có gì đây?
+ Trong tranh có gì? Cho trẻ gọi tên: “Lá cờ” (lớp, cá nhân).
+ Đây là lá cờ gì? Trẻ gọi tên.
+ Lá cờ có màu gì?
+ Trong lá cờ có gì? 
+ Ngôi sao có màu gì?
+ Lá cờ tổ quốc được vẽ hay cát dán?
- Cô chốt lại ý của trẻ: Cô có bức tranh cắt dán lá cờ tổ quốc bằng những tờ giấy màu đấy. Có lá cờ cô cắt dán bằng màu đỏ còn hình ngôi sao ở giữa cô cắt bằng màu vàng và cô dán vào phần giữa của lá cờ.
- Cô dẫn dắt giới thiệu bài: “Dán cờ tổ quốc”
* Hướng dẫn trẻ dán:
- Để dán được cờ tổ quốc, trước tiên cô xếp hình lá cờ có màu đỏ, tiếp theo cô xếp hình ngôi sao có màu vàng vào phần giữa của lá cờ.
- Sau khi xếp hình xong, cô sẽ dán lại, cô lật hình lên, chấm hồ vào phía dưới. Cô dán lần lượt theo thứ tự đã xếp.
- Vậy là cô đã dán xong con lá cờ tổ quốc rồi.
- Cô cùng trẻ nhắc lại cách dán và tư thế ngồi.
* Trẻ thực hiện: 
- Cô nhắc trẻ tư thế ngồi.
- Cô đi bao quát và gợi hỏi trẻ:
+ Con đang làm gì? 
+ Để dán được lá cờ con phải làm gì trước?
+ Xếp xong phải làm gì? Chấm hồ vào đâu?
- Cô hướng dẫn và giúp đỡ những trẻ còn lúng túng. Khuyến khích, động viên trẻ hoàn thiện sản phẩm.
* Nhận xét sản phẩm: 
- Cho trẻ trưng bày sản phẩm.
- Cô gợi ý để trẻ nhận xét sản phẩm của bạn.
- Cô nhận xét chung, tuyên dương những bài đẹp, nhắc nhở, bổ sung những bài chưa hoàn thiện.
- Giáo dục trẻ: Có ý thức trong giờ học, giữ gìn sản phẩm tạo ra. Chăm ngoan học giỏi để trở thành cháu ngoan của Bác Hồ.
3. Kết thúc:
- Hỏi trẻ tên bài?
- Nhận xét giờ học, tuyên dương trẻ.
- Chuyển hoạt động.
- Trẻ hát cùng cô.
- Trò chuyện cùng cô.
- 2 trẻ kể.
- Chú ý lắng nghe.
- Quan sát mẫu.
- Trẻ trả lời.
- Chú ý lắng nghe.
- Quan sát mẫu dán.
- Trẻ trả lời.
- Lắng nghe.
- Quan sát, lắng nghe.
- Trẻ nhắc lại cùng cô.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ treo bài lên giá.
- 3-4 trẻ nhận xét.
- Chú ý lắng nghe.
- 2 trẻ nhắc lại.
- Chú ý lắng nghe.
- Chuyển hoạt động góc.
----------------------*************------------------------
 Soạn ngày 30 tháng 04 năm 2012.
 Giảng thứ Tư: Ngày 02 tháng 05 năm 2012.
PTTM
 ( Âm nhạc )
 Dạy hát: Yêu Hà Nội
 Vận động: Vỗ tay theo nhịp
 Nghe hát: Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác
 Trò chơi: Thi xem ai nhanh
I, Mục đích, yêu cầu
- Nhằm phát triển ngôn ngữ, năng khiếu âm nhạc của trẻ, giúp trẻ cảm thụ âm thanh, giai điệu, nhịp điệu của bài hát.
- Trẻ nhớ tên bài hát, tác giả, hiểu nội dung bài hát, trẻ biết vỗ tay theo nhịp và theo lời bài hát.
- Nghe và hiểu nội dung bài hát “Yêu Hà Nội” và chơi tốt trò chơi “Thi xem ai nhanh”.
- Rèn cho trẻ kỹ năng hát và vận động cùng cô.
- Giáo dục trẻ: Trẻ kính yêu Bác Hồ, yêu quý thủ đô Hà Nội.
- 80 - 85% trẻ nắm được bài.	
 II. Chuẩn bị:
 * Đồ dùng của cô:
 - Tranh minh hoạ bài hát: “Yêu Hà Nội”.
 - Tranh minh họa bài nghe hát: “Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác”.
 - Bài thơ, câu đố trong chủ đề.
 * Đồ dùng của trẻ:
 - Trẻ được làm quen với bài hát trước.
 - Xắc xô đủ cho trẻ.
 - Mũ chóp.
III. Hướng dẫn hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động trò truyện: 
- Cho trẻ đọc thơ: “Bác Hồ của em”.
+ Cô vừa cùng các con đọc bài thơ gì?
+ Trong bài thơ nhắc đến gì?
- Cho trẻ kể về thủ đô Hà Nội có những gì?
- Cô chốt lại và giới thiệu bài.
2. Nội dung chính:
* Dạy hát: “Yêu Hà Nội”. Nhạc và lời: Bảo Trọng.
- Cô hát lần 1:
+ Nhắc lại tên bài, nhạc và lời của ai?
+ Đưa tranh đàm thoại.
- Cô hát lần 2: 
+ Hỏi tên bài hát? Nhạc và lời?	
+ GND: Bài hát nói về nói lên tình cảm của các cháu thiếu nhi với quê hương, gia đình, đó là tình cảm yêu thương ông bà, cha, mẹ, yêu những cảnh đẹp của thủ đô Hà Nội.
- Cô hát lần 3: Dạy trẻ hát cùng cô 1-2 lần.
- Cho trẻ tự hát 2-3 lần. Cô chú ý bao quát, sửa sai, động viên trẻ hát.
* Vận động: Vỗ tay theo nhịp.
- Cô vận động lần 1: Không phân tích.
- Cô vận động lần 2: Cô vừa vận động, và phân tích:
“Yêu Hà Nội, cháu yêu Hà Nội ....
 x x x x
Vỗ tay vào các từ: “Yêu, nội, yêu, nội .....”. Cứ lần lượt như vậy cho đến hết bài hát.
- Lần 3: Cho trẻ vận động cùng cô.
- Cho lớp tự vận động 2-3 lần.	
- Tổ, nhóm, cá nhân trẻ vận động. (trẻ vận động bằng dụng cụ âm nhạc, cô chú ý động viên, sửa sai cho trẻ).
- Hỏi trẻ tên bài hát, nhạc và lời?
* Nghe hát: “Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác”.
Nhạc và lời: Hoàng Lân.
- Cô hát lần 1: Đúng lời, giai điệu.
+ Nhắc lại tên bài, nhạc và lời.
+ Đưa tranh đàm thoại.
+ GND: Bài hát nói về một bạn nhỏ đã đi từ bản làng xa xôi qua bao núi qua bao nhiêu đèo. Và bạn nhỏ rất vui mừng khi đến thủ đô thăm lăng Bác Hồ.
- Cô hát lần 2:
+ Hỏi tên bài, tác giả? 
- Giáo dục trẻ: Qua bài hát chúng mình vừa được nghe chúng mình phải biết yêu quý thủ đô Hà Nội, những danh lam thắng cảnh, chăm ngoan học giỏi để trở thành cháu ngoan của Bác Hồ, con ngoan của bố mẹ, trò giỏi cùa thầy cô. 
* Trò chơi: “Thi xem ai nhanh”.
- Cô giới thiệu trò chơi và hướng dẫn cách chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
- Nhận xét trẻ sau mỗi lần chơi.
- Hỏi trẻ tên trò chơi?
3. Kết thúc:
- Cô nhận xét giờ học, tuyên dương trẻ.
- Chuyển hoạt động.
- Trẻ cả lớp đọc cù

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_10_que_huong_thu_do_ha_noi.doc