Giáo án Mẫu giáo Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Bản thân - Hoàng Hồng Ánh

A/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1/ Mục đích:

- Tổ chức các hoạt động trong ngày một cách hợp lý, có hiệu quả, giữ được nề nếp, thói quen về sinh hoạt, học tập hàng ngày ở lớp.

- Cô luôn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, nội dung truyền thụ tối đa, đầy đủ, đúng phương pháp, trẻ hứng thú học bài.

- Trẻ nghe lời cô, làm theo yêu cầu của cô.

- Trẻ được hoạt động theo kế hoạch đề ra.

- Trẻ thực hiện đúng, đủ nội dung bài dạy học, hứng thú tích cực.

 

doc12 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 460 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Bản thân - Hoàng Hồng Ánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 bài hát gì?
+ Cô vừa hát bài hát “Đôi dép” của nhạc sĩ Hoàng Kim Định đấy.
- Để thuộc hơn bài hát “Đôi dép” thì chúng mình hãy cùng nghe cô hát lại bài hát một lần nữa nào.
- Lần 2: Cô hát trọn vẹn bài hát với nhạc đệm và có động tác mình họa. Hát xong cô hỏi trẻ.
+ Chúng mình thấy cô hát có hay không? Chúng mình cùng khen cô nào.
+ Bạn nào giỏi cho cô biết cô vừa hát bài hát gì?
- Cô đưa ra nội dung bài hát:
+ Bài hát “Đôi dép” nói về lợi ích của đôi dép đối với bàn chân, đôi dép giữ cho bàn chân luôn sạch sẽ, trắng tinh và không bị đau chân khi đi ra ngoài đường đấy.
- Cô vừa thể hiện xong bài hát “Đôi dép” do nhạc sĩ Hoàng Kim Định sáng tác với nhạc đệm và các động tác minh họa đấy. Bây giờ cô đọc chậm lời bài hát, chúng mình cùng lắng nghe và ghi nhớ để có thể hát thật hay, biểu diễn thật đẹp cùng cô nhé.
- Cô đọc chậm lời bài hát để trẻ lắng nghe và ghi nhớ.
 “ Đôi dép, Đôi dép
Cháu giữ cho hai chân trắng tinh
Đôi dép, Đôi dép
Chân cháu trắng tinh, Đôi dép.”
+ Cô vừa đọc chậm lời bài hát “Đôi dép” cho chúng mình nghe rồi. Chúng mình đã nhớ lời của bài hát và tự tin thể hiện bài hát cùng cô chưa?
* Bước 3: Hướng dẫn thuộc bài.
- Bây giờ cô cùng các con hát bài hát “Đôi dép” của nhạc sĩ Hoàng Kim Định nhé.
- Cô hát cùng trẻ hát 2-3 lần.
+ Lần 1: Cô bắt nhịp trẻ hát cùng cô.
+ Lần 2: Cho trẻ hát cùng nhạc đệm.
- Nếu trẻ hát tốt thì luân phiên hình thức tập luyện. Nếu trẻ chưa hát được thì cho trẻ hát thêm lần nữa cùng nhạc đệm. (Chú ý sửa sai cho trẻ câu: ... cháu giữ cho...)
- Cô chia tổ để trẻ hát theo tổ.
- Cô gọi nhóm bạn lên hát.
- Cô gọi cá nhân trẻ lên hát.
- Khớp nhạc: Cô thấy chúng mình đã hát rất là hay, to rõ ràng, đúng nhịp và còn biết đung đưa theo giai điệu bài hát nữa. Bây giờ cả lớp hát lại bài “Đôi dép” một lần nữa với nhạc thật là to, đúng nhạc và nhớ đung đưa theo giai điệu bài hát nhé.
* Bước 4: Củng cố ấn tượng, ghi nhớ tác phẩm.
- Cô vừa dạy chúng mình hát bài gì?
- Bài hát “Đôi dép” do ai sáng tác?
- Các con ạ đôi dép rất quen thuộc với chúng mình phải không nào? Vì vậy các con phải luôn giữ cho đôi dép được sạch sẽ và phải đi dép đều ở 2 chân không được đi dép trái đâu đấy. Về nhà chúng mình nhớ hát lại bài hát này để tặng cho bố mẹ, ông bà ở nhà nhé!
2.2/ Hoạt động kết hợp: Nghe hát “Chiếc khăn tay”
* Bước 1: Giới thiệu vào bài.
- Hôm nay cô thấy các con hát rất là hay, còn biết đung đưa theo giai điệu, có bạn còn biết nhún đôi bàn chân nữa đấy. Cô khen cả lớp chúng mình nào!
- Để tiếp theo chương trình cô hát tặng các con bài hát “Chiếc khăn tay” các con có thích không? 
* Bước 2: Cô hát cho trẻ nghe 2-3 lần.
- Chúng mình cùng lắng nghe cô thể hiện bài hát “Chiếc khăn tay” với nhạc nhé.
- Lần 1: Cô hát cho trẻ nghe trọn vẹn bài hát với nhạc. 
+ Cô hát có hay không các con?
+ Chúng mình vừa được nghe cô hát bài hát gì?
+ Cô vừa hát bài “Chiếc khăn tay” đấy. Bài hát thật là hay với giai điệu nhẹ nhàng, tình cảm. Chúng mình có muốn nghe cô hát lại một lần nữa bài “Chiếc khăn tay” không?
- Lần 2: Cô hát cho trẻ nghe trọn vẹn bài hát với nhạc, bạn nào đã thuộc bài hát thì hát cùng.
+ Cô vừa hát cho các con nghe bài “Chiếc khăn tay”. Bạn nào giỏi trả lời cho cô biết bài hát “Chiếc khăn tay” nói về một em bé được mẹ may tặng cái gì? 
+ Trên cành hoa mẹ đã thêu gì nhỉ?
+ Các con rất giỏi. Bạn nào nói cho cô biết bạn nhỏ dùng chiếc khăn tay để làm gì?
+ Bài hát “Chiếc khăn tay” nói về một bạn nhỏ được mẹ may tặng 1 chiếc khăn tay. Trên chiếc khăn tay mẹ may cành hoa, trên cành hoa mẹ thêu con chim, bạn nhỏ rất vui vì có chiếc khăn tay xinh đẹp để lau bàn tay và giữ sạch hàng ngày đấy.
- Các con rất là ngoan đã biết lắng nghe cô thể hiện bài hát “Chiếc khăn tay” và rất giỏi trả lời các câu hỏi của cô rất nhanh. Cô khen tất cả các con. 
- Cô đã kể với chị Yến Trang về các bạn lớp nhà trẻ D2 chúng mình đấy. Chị Yến Trang nhờ cô gửi tặng chúng mình một video chị ấy thể hiện bài hát “Chiếc khăn tay” đây này! Chúng mình có vui không nào? Cô mời tất cả các con cùng hướng lên màn hình xem bạn Xuân Mai hát bài “Chiếc khăn tay” nhé.
→ Cho trẻ xem bằng hình.
- Chúng mình thấy chị Yến Trang hát có hay không?
- Chị Yến Trang vừa hát hay lại vừa múa thật là đẹp đúng không nào?
* Bước 3: Củng cố ấn tượng, ghi nhớ tác phẩm.
- Cô vừa hát và cho các con xem video bài hát gì?
- Các con nhớ phải chú ý giữ gìn đôi bàn tay cho sạch đẹp, không được nghịch bẩn, không được cho tay vào miệng, sau khi chơi đồ chơi, vẽ, tô màu, sau khi đi vệ sinh chúng mình phải rửa tay thật sạch và lau khô bàn tay để đôi bàn tay luôn được sạch đẹp nhé! Cô thấy chúng mình học rất là ngoan, chăm chú lắng nghe cô hát và còn biết đung đưa thể hiện cảm xúc theo giai điệu của bài hát nữa. Nếu bạn nào thuộc bài hát “Chiếc khăn tay” rồi khi về nhà con nhớ hát lại bài hát này để tặng cho bố mẹ, ông bà ở nhà nhé!
3/ Kết thúc.
* Cô kết thúc tuyên dương và khen ngợi động viên trẻ.
- Hôm nay, chúng mình đã được cùng nhau hòa mình vào không khí vui tươi của bài hát “Đôi dép” và giai điệu nhẹ nhàng, tình cảm của bài hát “Chiếc khăn tay”. Cô thấy chúng mình học rất là ngoan, chăm chú lắng nghe cô hát, thuộc lời bài hát rất nhanh và còn biết thể hiện nhiều động tác thật là sinh động theo giai điệu của bài hát, chúng mình còn rất là hăng hái trả lời các câu hỏi của cô nữa. Cô khen cả lớp chúng mình.
- Đặc biệt cô khen bạn Khánh Ngọc, bạn Hải Vân, bạn Khánh Duy và bạn Bi Long đã hát rất hay thể hiện rất tốt bài hát “Đôi dép”. Chúng mình cùng khen các bạn nào! 
- Tuy nhiên, còn một số bạn hơi nhút nhát nên hát hơi nhỏ và khi cô mời lên biểu diễn bạn vẫn cần cô động viên, nhắc bạn nhún nhảy, đung đưa theo giai điệu bài hát đấy. Cô muốn giờ học sau tất cả các con đều hát to hơn, hay hơn, có thêm nhiều động tác sinh động và thể hiện tự tin hơn! Các con có đồng ý không? 
- Về nhà các con nhớ hát lại bài hát “Đôi dép” với những động tác sinh động, đẹp mắt mà hôm nay cô và các con đã thể hiện cho cả nhà cùng xem nhé! Còn bài hát “Chiếc khăn tay” bạn nào đã thuộc thì thể hiện lại cho mọi người cùng xem nhé!
* Chuyển hoạt động: Chúng mình cùng làm chim bay cò bay đi lại nhẹ nhàng rồi cùng nhau bay ra ngoài sân chơi nào.
- Trẻ chơi trò chơi cùng cô.
- “Nu na nu nống” ạ. Có ạ.
- Đi dép, rửa chân ạ, ... 
- Có ạ.
- Trẻ vào nghế ngồi.
- Đi ngủ, đi ngủ.
- Ò ... Ó ... O ...
- Bức tranh ạ.
- Dép ạ.
- Vâng ạ.
- Có ạ.
- Trẻ lắng nghe cô hát.
- “ Đôi dép” ạ.
- Trẻ lắng nghe cô hát.
- Có ạ! - Vỗ tay.
- “ Đôi dép” ạ.
- Trẻ lắng nghe.
- Rồi ạ
- Vâng ạ.
- Cả lớp hát.
- Tổ hát.
- Nhóm hát.
- Cá nhân hát.
- Cả lớp hát.
- “Đôi dép” ạ.
- Nhạc sĩ Hoàng Kim Định ạ.
- Vâng ạ.
- Vỗ tay.
- Có ạ
- Trẻ chú ý nghe cô hát.
- Có ạ.
- “Chiếc khăn tay” ạ.
- Có ạ.
- Trẻ chú ý nghe cô hát.
- Khăn tay ạ.
- Con chim ạ.
- Để lau tay và giữ sạch hàng ngày ạ.
- Vỗ tay.
- Có ạ.
- Trẻ xem băng đĩa và hưởng ứng theo lời bài hát.
- Có ạ.
- Vâng ạ.
- “Chiếc khăn tay” ạ.
- Vâng ạ.
- Trẻ vỗ tay.
- Trẻ vỗ tay.
- Có ạ.
- Vâng ạ.
- Trẻ di chuyển nhẹ nhàng, vừa vẫy tay vừa nói “Chim bay, cò bay”.
III/ Hoạt động ngoài trời:
1/ Nội dung:
- Hoạt động có chủ đích: Nhặt lá cây
2/ Mục đích:
- Trẻ biết lá xanh ở trên cây, đến khi lá vàng thì sẽ rụng xuống.
- Quan sát tìm được lá rụng trên sân.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường giúp cho nơi mình sống được trong sạch hơn.
- Phát triển các năng lực trí tuệ ghi nhớ có chủ đích.
3/ Yêu cầu:
- Cô phải luôn theo dõi, quan sát trẻ.
- Đảm an toàn cho trẻ.
- Luôn nhắc nhở trẻ phải nghe theo sự hướng dẫn của cô.
4/ Chuẩn bị:
- Địa điểm: Sân trường.
- Sạch sẽ, gọn gàng, đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Lá vàng, lá xanh khô ráo, sạch sẽ và rổ đựng lá, ghim bấm.
- Trang phục gọn gàng, thuận tiện cho vận động, phù hợp với thời tiết.
5/ Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1/ Hoạt động có chủ đích: Nhặt lá cây
- Xúm xít! Xúm xít!
- Hôm nay cô và các bạn sẽ cùng nhặt những chiếc lá rụng ngoài sân để giúp sân trường mình sạch hơn nhé!
- Cô và trẻ vừa đi vừa hát bài “Em yêu cây xanh”.
- Cô dạy trẻ quan sát, tìm những nơi có nhiều lá rụng.
- Chúng mình cùng quan sát kỹ xem và nói cho cô biết chúng mình đã nhìn thấy chỗ nào có lá rụng chưa?
- Con nhìn thấy ở đâu có lá rụng?
- Con còn nhìn thấy ở đâu nữa không?
- Bây giờ, cô và các con cùng nhau ra sân nhặt lá rụng để giúp sân trường mình sạch hơn nào. Các con có thích không?
- Con đã nhặt được chiếc lá rụng nào chưa?
- Chiếc lá rụng con nhặt được có màu gì nhỉ?
- Chúng mình cùng nhìn lên cây bàng và nói cho cô biết lá trên cây có màu gì?
* Củng cố và giáo dục: Lá khi còn trên cây thì lá có màu xanh để hứng ánh sáng nuôi cây phát triển đấy. Còn khi chiếc lá chuyển sang màu vàng thì lá rụng xuống đất để cho những chiếc lá xanh lại mọc ra. Chúng mình có thích những cây xanh không? Chúng mình không được ngắt lá bẻ cành đâu mà hãy cùng nhau chăm sóc và bảo vệ những cây xanh để cây để cây phát triển, cao lớn tạo ra những bóng dâm che mát cho chúng mình những ngày hè oi nóng này, còn cho những chú chim nhảy nhót trên cành, những bông hoa đẹp ... Cô và chúng mình vừa cùng nhau làm gì?
- Bây giờ, từng bạn 1 đưa cô những chiếc lá mà chúng mình vừa nhặt được để cô hóa phép cho những chiếc lá đó biến thành những chiếc mũ xinh đẹp nào.
2/ Tổ chức vận động: “Chó sói xấu tính”
- Cách chơi: Cô phụ làm “chó sói” ngồi trên ghế, trẻ làm thỏ đứng cách xa chó sói. Các chú thỏ nhảy đi chơi chụm 2 chân, tay giơ lên đầu vẫy vẫy tiến về phía chó sói đang ngủ và nói “ngủ đấy à chó sói ơi, hãy vểnh tay lên mà nghe chúng tôi hát này, hãy mở mắt ra mà xem chúng tôi đi chơi này, dậy đi thôi, dậy đi thôi”. Sói mở mắt ra và kêu “hừm” rồi đứng lên chạy đuổi theo các bạn thỏ, thỏ chạy nhanh về nhà của mình. Con thỏ nào chạy chậm sẽ bị sói bắt và đổi làm sói, nếu không bắt được thỏ thì sói lại nhắm mắt chơi tiếp.
- Luật chơi: Khi đọc đến câu “Dậy đi thôi, dậy đi thôi” thì sói mở mắt, kêu “Hừm” và chạy đuổi bắt chú thỏ nào chạy chậm mà chưa chạ

File đính kèm:

  • docDKHD CD ban than.doc